4.2.2 .Tình hình kinh tế xã hội
4.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng của các trạng
4.3.1.3. Cấu trúc tầng thứ:
Tầng thứ là sự sắp xếp loài cây trong không gian theo chiều thẳng đứng. Cấu trúc tầng thứ phản ánh đặc điểm hình thái và sinh thái của quần thể thực vật rừng. Trong rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi, cấu trúc tầng thứ thể hiện sự phân chia ánh sáng giữa các nhóm quần thụ cây rừng ở các tầng khác nhau, có đặc tính sinh vật , sinh thái, năng lực sinh trưởng và độ thành thục khác nhau. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh khả năng phòng hộ, chống xói mòn của rừng. Trong lâm học nghiên cứu cấu trúc tầng thứ, cụ thể là nắm chắc quy luật phân bố số cây theo chiều cao sẽ đề xuất biện pháp kỹ thuật điều chỉnh cấu trúc rừng phù hợp mục đích kinh doanh lợi dụng rừng. Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng đặc dụng nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, sự tác động vào rừng rất hạn chế, nên việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ chỉ giới hạn trong việc mô tả qua phẫu diện đứng của rừng nhằm thể hiện các tầng cây gỗ của rừng phục hồi sau khi bị ảnh hưởng của
chiến tranh hoá học. Từ hình ảnh phẫu diện đứng của rừng được vẽ trên 5 ÔTC đại diện 5 trạng thái rừng ( được thể hiện ở phần phụ biểu), cho thấy:
- Trạng thái rừng trung bình đối chứng: Có ba tầng cây gỗ, tầng trên có chiều cao từ 25 m trở lên, tán không liên tục, bao gồm các loài cây gỗ lớn như Sao cát, Bằng lăng, Kháo, tầng hai có chiều cao trung bình khoảng 20 m tán liên tục bao gồm các loài cây Nhội, Trâm, Giẻ, Gội… Tầng dưới tán gồm những cây có chiều cao từ 10-15 m bao gồm những loài cây như Bời lời, Lèo heo, Cuống vàng…
- Trạng thái rừng trung bình: Có hai tầng cây gỗ, tầng trên có chiều cao từ 18-25 m tán không liên tục, bao gồm các loài cây gỗ lớn như Chò chai, Gụ lau, Côm tầng, tầng dưới tán gồm những cây có chiều cao từ 10- 15m bao gồm những loài cây, Trâm sừng, Lèo heo, Gội, Chò chai.
- Trạng thái rừng nghèo: Có hai tầng cây gỗ, tầng trên chiều cao trung bình khoảng 14-15 m,tán liên tục, bao gồm các loài cây như Bình linh, Lim xẹt, Kơ nia, Chòi mòi, tầng dưới tán có chiều cao 8-10 m, bao gồm các loài cây Cò ke, Sổ, Vỏ sạn, Thầu tấu…
- Trạng thái rừng non: Chỉ có một tầng cây gỗ chiều cao từ 10- 14m, tán liên tục, bao gồm các loài cây Thành ngạnh,Bằng lăng, Nhội, Kơ nia.
- Trạng thái rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. Có hai tầng cây gỗ , tầng trên có chiều cao từ 12-15m, gồm các loài cây gỗ như Bằng lăng, Thành ngạnh, Chò chai, tầng dưới cao 5-8 m xen lẫn tre nứa.
- Trạng thái rừng tre nứa. Chỉ có 1 tầng tre nứa cao khoảng 12 m.