4.2.1.Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu:
4.2.1.1. Vị trí : Khu vực nghiên cứu nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG. Trên cơ sở chồng ghép các loại bản đồ đơn tính gồm: Bản đồ địa hình hệ UTM tỷ lệ 1/50.000, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Kon tum hệ UTM tỷ lệ 1/50.000, Bản đồ các băng rải chất khai quang của quân đội Mỹ đã được phóng tỷ lệ 1/50.000, Bản đồ ranh giới cắm mốc VQG Chư Mom Rei kết hợp với điều tra thực địa, kết quả cho thấy khu vực bị rải chất độc hoá học nằm phần lớn ở phía bắc và phía tây VQG, trải dọc theo thung lũng Yaboc, lưu vực các suối ĐăkHdrai, suối Yalon, suối Đăksal và vùng biên giới Việt nam – Campuchia, ở độ cao khoảng từ 300 m đến 1000m. Trong chiến tranh, khu vực này là một trong những khu hậu cứ cách mạng của quân đội ta, có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua, lại nằm gần ngã ba biên giới Việt nam- Lào- Campuchia nên được xem là một trong những mục tiêu quan trọng để đánh phá và rải chất độc hoá học của quân đội Mỹ.
4.2.1.2. Địa hình: Khu vực nghiên cứu phân bố trên những kiểu địahình sau: hình sau:
- Núi trung bình và núi thấp: Địa hình thường có những đỉnh nhọn và dốc, khá chia cắt. Hướng của địa hình Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao tuyệt đối lớn nhất là 1030m, nhỏ nhất là 290m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông,.
- Thung lũng: Thung lũng là địa hình tụ thuỷ của núi và đồi. Thung lũng được cấu tạo bởi sản phẩm sườn tích, lũ tích phủ trên nền đá gốc. Thung lũng thường có vách thoải ở địa hình đồi và vách tương đối đứng ở địa hình núi. Thung lũng Jar Booc trải dài hai bên suối Đak Hơdrai khoảng 22 km, rộng từ 3 đến 5 km. Độ rộng và dốc của thung lũng càng lên trung thượng lưuđộrộng càng thu hẹp lòng và độdốc càng tăng.
4.2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn.
- Khí hậu: Theo tài liệu khí tượng thuỷ văn tỉnh Kon tum thì khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm hơn 90% cả năm. Mùa khô kéo dài 4 tháng từ tháng 12 đến tháng 3 trong đó có 1 tháng khô hạn, còn lại 2 tháng ( tháng 11 và tháng 4) là tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa.Tổng nhiệt độ năm 8.000 0C, nhiệt độ trung bình năm 23,40C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 20,40C (tháng 12 và tháng 1), nhiệt độ trung bình cao nhất 25,70C (tháng 5), biên độ nhiệt trung bình trong năm là 4,80C - 5,30C. Lượng mưa trung bình năm đạt 1783 mm. Độ ẩm bình quân năm là 78%.
- Thủy văn: Có hệ thống suối Ya Lon, Đăk Hơ Đrai, Ya Mô chạy theo hướng Bắc Nam, đổ ra sông Nam Sa Thầy. Đây là hệ thống thuỷ văn chính của VQG, trong đó suối Đăk Hơ Đrai chạy xuyên suốt Vườn, là suối dài nhất trong 3 hệ thống sông suối chính của VQG.
4.2.1.4. Đá mẹ, thổ nhưỡng:
- Đá mẹ tạo nên lậpđịagồm 2 loại: Đá Macma acid và đá phiến thạch sét. Mẫu chất gồm 3 loại: Tàn tích, sườn tích và một phần nhỏ lũ tích. Mẫu chất tàn tích và sườn tích đều mang đặc tính của đá mẹ. Mẫu chất lũtích đã bịnước và thời gian làm biếnđổiđi nhiều khác hẳn với sườn tích.
-Thổ nhưỡng: Gồm có các loại đất sau:
+ Đất feralít núi thấp: Đất feralít núi thấp được hình thành trên 2 loại đá mẹ mác ma axít và phiến thạch sét. Màu sắc đất tương đối sáng. Đất chứa rất ít khoáng vật nguyên sinh, khoáng sét Kaolinit chiếm đa số, chất hữu cơ phân giải mạnh. Nơi còn rừng tỉ lệ mùn khá, mới mất rừng tỉ lệ mùn trung bình. Đất có phản ứng chua.
- Đất feralít đồi: Đất feralít đồi hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá mẹ mác ma a xít, có quá trình feralít rất điển hình, màu sắc rất sáng. Đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới đất thịt trung bình - thịt nhẹ, chất hữu cơ phân giải mạnh và đất có phản ứng chua.
- Tổ hợp đất thung lũng: Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất dốc tụ, lũ tích và sản phẩm hỗn hợp lẫn nhiều sỏi sạn và các cấp hạt thô như cát.
4.2.1.5. Thảm thực vật rừng : Thảm thực vật rừng trong khu vực gồmcác kiểu rừng chính và phụ sau: các kiểu rừng chính và phụ sau:
- Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Phân bố chủ yếu ở độ cao từ 600m – 1000m.
- Kiểu phụ thứ sinh nhân tác phục hồi sau chất độc hoá học và nương rẫy, phân bố dọc theo thung lũng Jar Booc.
- Kiểu phụ thứ sinh tre nứa và gỗ tre nứa. Phân bố chủ yếu ở phía tây bắc phần tiếp giáp biên giới Cam Pu Chia. Nguồn gốc của chúng cũng từ kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Kiểu phụ này là kết quả quá
trình tác động của chất độc hoá học trong thời kì chiến tranh và tác động khác diễn ra trong nhiều năm.
- Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác. Phân bố chủ yếu tại thung lũng Jar Booc.
4.2.1.6. Tài nguyên rừng trước khi bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hoá học và tại thời điểm nghiên cứu.
- Trước chiến tranh năm 1966: Theo kết quả điều tra của Nguyễn Ngọc Chính( 2001)[32] cho biết : Trước chiến tranh năm 1966, Chư Mom Rei là một vùng rất vắng vẻ, dân cư thưa thớt, mật độ khoảng 2 người/ km2, không có đường giao thông ra bên ngoài, dân số không quá 1000 người, kinh tế tự cung tự cấp, tác động vào rừng không đáng kể. Dựa trên bản đồ chuyên đề có độ che phủ của các kiểu rừng đầu tiên có được năm 1966 cùng các tài liệu còn lưu trữ, mô tả của các già làng và những khu rừng còn sót lại chưa bị tác động đã cho thấy rằng Chư Mom Rei khi đó là một khu rừng nguyên sinh nhiệt đới nguyên vẹn, cây rừng phong phú, động vật đa dạng, là một tài nguyên điển hình và vô giá của Đông dương. Về thảm thực vật rừng tự nhiên, có đến 80% là rừng kín thường xanh có trữ lượng cao, nhiều chủng loại gỗ quý như Giáng hương, Cẩm lai, Trắc, Gụ, Cà te.... Cấu trúc kiểu rừng kín thường xanh này chắc chắn phải tương tự như các khu rừng còn tồn tại hiện nay, rừng có 4 tầng, trong đó tầng ưu thế sinh thái có tán cây cao vượt trội từ 30-35 m, đường kính trung bình 50-60cm, có những cây lớn như Vên vên, Huỳnh đường, Dầu... đường kính có thể đạt tới 140 đến 180m. Các tầng cây khác cùng tầng ưu thế tạo cho tán rừng khép kín đạt đến 0,75-0.85. Về động vật thì đây là 1 trong các vùng giàu có, phong phú nhất ở Đông dương, bao gồm các loài thú lớn sống thành đàn như Voi ( Elephas maximus), Bò tót ( Bos gaurus), Bò bangteng( Bos bangteng), Trâu rừng (Bubalus bubalis), Nai (Cervus unicolor), Hươu vàng (Axit
porcinus)...Ngoài ra còn có nhiều loài thú cực kỳ giá trị như Hổ (Panthera tigris), Báo hoa mai ( Panthera pardus), Gấu chó ( Helarctos malayanus), Tê giác ( Rhinoceros), Bò xám( Bos sauveli), Heo vòi( Tapirus indicus)...
Từ kết quả điều tra nghiên cứu tình hình tài nguyên rừng của khu vực Chư Mom Rei nêu trên có thể suy ra rằng thời kỳ trước chiến tranh, tại khu vực nghiên cứu là một khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, thuộc kiểu rừng lá rộng thường xanh, thành phần thực vật và động vật rừng phong phú, đa dạng.
- Tại thời điểm nghiên cứu : Qua tính toán trên bản đồ, tổng diện tích vùng bị rải là 23.913,9 ha, chiếm 42,12% diện tích VQG hiện nay, trong đó : + Diện tích bị rải 1 lần là 4.598,8 ha chiếm 19,2% tổng diện tích rải.
+ Diện tích bị rải 2 lần là 6.342,2 ha chiếm 26,5% tổng diện tích rải. + Diện tích bị rải 3 lần trở lên là 12.972,9 ha chiếm 54,3% tổng diện tích rải. Diện tích các trạng thái rừng được tính toán và thống kê ở bảng 4.1.
Bảng 4.1 :Hiện trạng rừng trong vùng bị rải chất độc hoá học.
Trạng thái rừng
Mức độ bị rải chất hóa học Tổng cộng
Một lần rải Hai lần rải Ba lần rải trở lên
Diện
tích (%) tíchDiện (%) Diệntích (%) Diệntích (%)
Rừng giàu 125.6 63.2 73.1 36.8 198.7 0.8 Rừng Tbình 310.3 24.8 238 19.0 704.4 56.2 1252.7 5.2 Rừng Nghèo 258.2 11.8 344.6 15.7 1586.4 72.5 2189.2 9.2 Rừng non 126 12.0 306.9 29.3 615.5 58.7 1048.4 4.4 Rừng HG gỗ+TN 1142.3 24.6 2394.7 51.5 1110.4 23.9 4647.4 19.4 Rừng tre nứa 1724.8 21.8 1684 21.3 4488.7 56.8 7897.5 33.0 Đất trống cây bụi 905.8 14.2 1078.7 16.9 4397.8 68.9 6382.3 26.7 Đất khác 5.8 2.0 222.2 74.6 69.7 23.4 297.7 1.3 Tổng cộng 4598.8 19.2 6342.2 26.5 12972.9 54.2 23913.9 100