VQG Chư Mom Rei nằm ở phía Tây của tỉnh Kon Tum trên địa phận huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi.Toạ độ địa lý: 14018’ - 14038’ vĩ độ Bắc, 107029’ - 107047’ kinh độ Đông. Chư Mom Rei là một trong những khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học cho nên từ năm 1982 đã được Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có quyết định số 65/HTBT ngày 7/5/1982 xác lập là một trong những khu rừng cấm với diện tích 10.000ha. Đến ngày 9/ 8/ 1986 khu rừng cấm này đã được xếp hạng là Khu bảo tồn thiên nhiên Mom Rei - Ngọc Wil theo quyết định số 194/CT với diện tích 35.000 ha.
Năm 1995 Việnđiều tra quy hoạch rừng tiến hành khảo sát, lập Luận chứng kinh tế kỹthuật xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Rei và chính thức được phê duyệt theo quyết định số 1894/QĐ-UB, ngày 9 /11/ 1996 của UBND tỉnh Kon tum. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Chư
Mom Rei chính thức được thành lập theo quyết định số 09 QĐ/UB ngày 27/01/1996 của UBND tỉnh Kon tum, trực thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh với diện tích quản lý là 48.658 ha.
Năm 2001 UBND tỉnh Kon tum ra quyết định 35/2001/QĐ-UB ngày 10/8/2001, chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Rei trực thuộc UBND tỉnh Kon tum.
Năm 2002 Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Rei chính thức được chuyển hạng thành Vườn Quốc gia Chư Mom Rei theo quyết định số
103/QĐ-TTg ngày 30/7/ 2002 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 56.621 ha. Đến năm 2005 diện tích VQG mở rộng lên 56.771 ha và được phân khu thành các phân khu chức năng sau:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt : 40.556 ha
+ Phân khu phục hồi sinh thái :12.137 ha + Phân khu hành chính vàdịch vụDu lịch : 4.068 ha
VQG Chư Mom Ray có diện tích tương đối lớn, tới 56.771 ha với hơn 10.000 ha rừng giàu và trung bình . Do phân bố từ độ cao 200m tới 1.773m, trên nhiều dạng địa hình khác nhau nên VQG có nhiều hệ sinh thái khác nhau và là nơi có tính đa dạng sinh học cao.
+ Về thực vật: Đến năm 2005 đã thống kê được 1.494 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 551 chi, 154 họ của 5 ngành thực vật ở VQG Chư
Mom Rei. Trong sốcác loàiđã thống kê, có 37 loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt nam, trong đó có 9 loài cây gỗ đang bị đe dọa, có nguy cơ bị tiêu diệt như: Chò chỉ Trung quốc, Tuế lá xẻ, Kim giao lá nhỏ, Kim giao, Thông tre, Cẩm lai nam, Trầm hương, Gù hương, Dầu đọt tím.
+ Về động vật: Chư Mom Ray là nơi bảo tồn các loài thú lớn và các loài linh trưởng quý hiếm ở Việt Nam. Qua điều tra khảo sát của các chuyên gia đã ghi nhậnđược 448 loài động vật có xương sống ở VQG Chư
Mom Ray, trong đó, lớp Thú có 115 loài, Chim có 276 loài, Bò sát 44 loài và Ếch nhái có 13 loài. Yếu tố đặc hữu của khu hệ động vật khá cao, có tới 8 loài động vật cỡ lớn đặc hữu cho Việt Nam. Nhóm động vật quý hiếm ở
VQG Chư Mom Ray cũng khá cao, tới 74 loài đã được ghi nhận, nhiều loài có tầm quan trọng bảo tồn cả ở mức độ quốc gia và thế giới. Trong số đó nổi bật nhất là3 loài Bò rừng và 3 loài Chà vá.
Do ở vị trí ngã ba biên giới, VQG Chư Mom Ray có thể liên kết với Vườn Quốc gia Virachay, Ratanikiri (Campuchia) và Đong Nậm Giôn (Lào) tạo thàmh một khu bảo tồn liên quốc gia rộng lớn ở Đông dương, nhằm mở rộng vùng sống và trao đổi nguồn gen giữa các quần thể động thực vật trên một vùng rộng lớn chưa từng cóở Đông Namá.
Năm 2004 với những giá trị cao về đa dạng sinh học và những cố
gắng trong công tác bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray
được Hiệp hội các nước Đông Namácông nhận là Di sản Asian.
Tuy nhiên trong chiến tranh, Vườn quốc gia Chư Mom Rei là một trong những vùng bị phá hoại nặng nề bởi chiến tranh hoá học ở tỉnh Kon tum. Sau ngày giải phóng cho đến nay, một số nơi trong VQG tài nguyên rừng vẫn bị xâm hại, nhiều vấn đề khó khăn trong công tác bảo tồn vẫn chưa được giải quyết, trong đó có việc khôi phục hệ sinh thái rừng bị mất.