4.2.2 .Tình hình kinh tế xã hội
4.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng của các trạng
4.3.2. Đặc điểm tái sinh rừng của các trạng thái rừng
Tái sinh rừng là một trong những quá trình quan trọng nhất của động thái rừng, đó là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng. Rừng là một
hệ sinh thái, do đó tái sinh rừng xét theo nghĩa rộng là tái sinh hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của các loài cây gỗ ở dưới tán rừng, ở những khoảng trống trong rừng hoặc những nơi đất trống còn mang tính chất đất rừng. Tái sinh rừng thúc đẩy quá trình hình thành cân bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục và sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Rừng tái sinh theo những quy luật nhất định, phụ thuộc vào đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài cây, điều kiện hoàn cảnh môi trường. Xét về giai đoạn, quá trình tái sinh rừng tính từ lúc cây ra hoa kết quả đến khi tạo rừng khép tán hoặc cây con tham gia vào tầng cây gỗ của rừng, gồm 3 giai đoạn:
- Ra hoa kết quả và phát tán hạt giống. - Nảy mầm hạt giống.
- Sinh trưởng cây mạ, cây con.Thời kỳ cây mạ là giai đoạn cây tái sinh có hình thái chưa ổn định, bị cạnh tranh bởi cây bụi và thảm tươi về ánh sáng, nước và dinh dưỡng khoáng. Thời kỳ cây con là thời kỳ cây tái sinh có hình thái ổn định, tính chịu bóng giảm, cạnh tranh tốt để vượt tầng cây bụi thảm tươi để tham gia vào tầng cây gỗ. Cây tái sinh có triển vọng là cây con tái sinh có chiều cao bằng hoặc vượt chiều cao của lớp cây bụi, thảm tươi và có phẩm chất trung bình trở lên.
Nghiên cứu nắm bắt quy luật tái sinh rừng sẽ là cơ sở khoa học quan trọng cho việc đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của rừng và đề xuất các giải pháp kỷ thuật xúc tiến tái sinh đáp ứng mục tiêu quản lý sử dụng rừng. Trong điều kiện thời gian nghiên cứu hạn chế, đề tài chỉ tập trung tìm hiểu đặc điểm tái sinh rừng trong giai đoạn cây mạ và cây con của các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu.