Tầng cây bụi cây bụi, thảm tươi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng rừng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hóa học và đề cuất giải pháp phục hồi rừng tại vườn quốc gia chư mom rei tỉnh kon tum​ (Trang 59 - 60)

4.2.2 .Tình hình kinh tế xã hội

4.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng của các trạng

4.3.1.5. Tầng cây bụi cây bụi, thảm tươi

Cây bụi, thảm tươi những thành phần trong cấu trúc rừng. Về mặt sinh thái, cây bụi và thảm tươi có hai vai trò trái ngược nhau: có lợi và có hại. Mặt có lợi của chúng là che phủ đất chống khô hạn và xói mòn, tăng cường khả năng phòng hộ và tính đa dạng sinh học của rừng. Mặt có hại là

chúng ngăn cản ánh sáng và cạnh tranh dinh dưỡng với lớp cây tái sinh, ngăn cản sự tiếp đất của hạt giống. Tình trạng của tầng cây bụi và thảm tươi có quan hệ chặc chẽ với độ tàn che của tầng cây gỗ và tình trạng của lớp cây tái sinh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: khi độ tàn che của rừng giảm thì cây bụi, thảm tươi phát triển, thuận lợi cho cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhưng sẽ là trở ngại cho cây tái sinh lớn lên, khi độ tàn che của rừng tăng thì cây bụi thảm tươi thưa thớt, chất lượng kém, cây tái sinh triển vọng nhiều. Qua điều tra trên 15 ÔDB của mỗi ÔTC đại diện cho các trạng thái cho thấy:

- Trạng thái rừng trung bình đối chứng : Cây bụi chủ yếu là các loài cây như Lấu núi, Mẫu đơn, Vú bò, mọc rất thưa thớt, mật độ từ 350 cây/ha đến 450 cây/ha, chiều cao từ 1-1,5m, tình trạng sinh trưởng trung bình, độ che phủ khoảng 20-30%. Thảm tươi chủ yếu là Riềng gió và Nghệ rừng, cao khoảng 1-1,2m, độ nhiều ở dạng SP, tức cây mọc rải rác, độ che phủ nhỏ hơn 10%.

- Trạng thái rừng trung bình. Cây bụi chủ yếu là các loài cây như Lấu núi, Mẫu đơn, mật độ từ 300 cây/ha đến 400 cây/ha, chiều cao từ 1- 1,5m, tình trạng sinh trưởng trung bình, độ che phủ khoảng 20-30%. Thảm tươi chủ yếu là nghệ rừng, cao khoảng 1-1,2m, độ nhiều ở dạng SP, tức cây mọc rải rác, độ che phủ nhỏ hơn 10%.

- Trạng thái rừng nghèo. Cây bụi chủ yếu là các loài cây như Táo dại, Lấu núi, Mẫu đơn, mật độ từ 500 cây/ha đến 550 cây/ha, chiều cao từ 1-1,5m, tình trạng sinh trưởng tốt, độ che phủ khoảng 30-40%. Thảm tươi chủ yếu là Sa nhân, nghệ rừng, cao khoảng 1-1,5m, độ nhiều ở dạng Cop 1, độ che phủ 10-30%.

- Trạng thái rừng non. Cây bụi chủ yếu là các loài cây như Táo dại, Mẫu đơn, mật độ từ 400 cây/ha đến 500 cây/ha, chiều cao từ 1-1,5m, tình trạng sinh trưởng trung bình, độ che phủ khoảng 30-40%. Thảm tươi chủ yếu là Cỏ ba lá, Cỏ ống cao khoảng 1m, độ nhiều ở dạng Cop 1, độ che phủ 10-30%.

- Trạng thái rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. Cây bụi chủ yếu là các loài cây như Táo dại, Mẫu đơn, Lấu núi, Vú bò mật độ từ 600 cây/ha đến 650 cây/ha, chiều cao từ 1-1,5m, tình trạng sinh trưởng trung bình, độ che phủ khoảng 40-50%. Thảm tươi chủ yếu là Đót, Cỏ 3 lá, Cỏ ống cao khoảng 1- 1,5 m, độ nhiều ở dạng Cop 1, độ che phủ 10-30%.

- Trạng thái rừng Lồ ô. Cây bụi chủ yếu là các loài cây như Táo dại, Mẫu đơn, Lấu núi, Vú bò, Trâm voi mật độ từ 600 cây/ha đến 700 cây/ha, chiều cao từ 1-1,5m, tình trạng sinh trưởng tốt, độ che phủ khoảng 40-60%. Thảm tươi chủ yếu là Đót, Cỏ 3 lá, Cỏ ống cao khoảng 1-1,5 m, độ nhiều ở dạng cop 1, độ che phủ 10-30%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng rừng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hóa học và đề cuất giải pháp phục hồi rừng tại vườn quốc gia chư mom rei tỉnh kon tum​ (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)