4.2.2 .Tình hình kinh tế xã hội
4.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng của các trạng
4.3.1.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao:
Tổ thành rừng là nhân tố có ảnh hưởng quyếtđịnh đến cấu trúc sinh thái và hình thái của rừng. Tổ thành rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính bền vững, tính ổn
định của hệsinh thái rừng. Tổ thành rừng càng phức tạp thì rừng có tính đa dạng sinh học càng cao, tính bền vững và ổn định càng cao, năng lực tự bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái càng đảm bảo. Nghiên cứu cấu trúc tổ
thành là công việc quan trọng đầu tiên trong quá trình nghiên cứu cấu trúc rừng và đềxuất các biện pháp quản lý sử dụng rừng. Nghiên cứu cấu trúc tổ thành trong đề tài nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của chất độc hoá học đối với tính đa dạng sinh học của rừng, xác định nhóm loài cây có khả năng chống chịu để thích nghi với điều kiện môi trường trong và sau khi bị ảnh hưởng bởi chất độc hoá học, từ đó có đề xuất hưóng bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học của VQG.
Để biểu thị mức độ tham gia của từng loài cây trong lâm phần người ta thường dùng chỉ tiêu hệ số tổ thành. Tập hợp hệ số tổ thành của các loài cây tương ứng đại diện cho một số loài cây trong lâm phần gọi là công thức tổ thành. Về bản chất, công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, nó phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh. Trong rừng nhiệt đới, theo Danniel Marmillod xác định, loài cây nào có tổng (N%+G%) > 10%, tương đương với tỷ lệ tổ thành IV%>5%, là các loài cây có ý nghĩa về mặt sinh thái. Theo Thái Văn Trừng (1978) thì trường hợp một số loài cây ưu thế không quá 10 loài, có số cá thể chiếm 40-50% tổng số cá thể trong tầng lập quần , tức là mỗi loài chiếm khoảng 4-5% thì gọi là các ưu hợp. Trong đề tài sử dụng chỉ số IV% tính theo công thức ( 3-1) làm chỉ tiêu biểu thị công thức tổ thành. Kết quả tính toán công thức tổ thành cho các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.2.
Bảng 4.2:Công thức tổ thành tầng cây gỗ của các trạng thái rừng.
Trạng
thái ÔTC
Tổng
loài Công thức tổ thành theo số cây và tiết diện ngang (%)
TB (ĐC) 1 2 3 4 5 27 12 20 30 14
24.91Sao cát;10.00 Bằng lăng; 7.61Trường; 6.19 Giẻ trắng; 5.93 Nhội; 45.36 (22 loài khác).
49.07 Bằng lăng; 11.95 Kháo; 6.65 Cuống vàng; 6.41 Dầu nước 5.05 Bời lời; 20.87 ( 7loài khác).
26.89 Sao cát; 19.22 Nhội; 8.53 Trâm sừng; 8.48 Gội; 8.06 Trường; 5.47 Bời lời; 23.34 (14 loài khác).
9.86 Chò chai; 9.34 Trâm sừng; 9.39 Sao cát; 7.57Lèo heo; 7.34 Gội nếp; 7.33 Nhội; 49.16 ( 24 loài khác).
43.43 Bằng lăng; 12.16 Kháo; 6.37 Dầu nước; 5.98 Cuống vàng; 5.33 Bời lời; 5.17 Đẻn 5 lá; 21.55(8 loài khác).
TB 1 2 3 4 5 22 27 29 25 31
18.52 Chò chai; 11.93 Trâm sừng; 10.45 Giẻ trắng; 9.75Lèo heo; 5.97 Mò lưng bạc; 5.13 Ươi; 38 (16 loài khác).
11.72 Trâm sừng; 11.51 Bằng lăng; 8.62 Sao cát; 6.64 Săng đá; 6.48 Chò chai; 6.33 Lòng mang; 5.91 Lèo heo; 42.78 (20 loài khác).
23.70 Chò chai; 13.32 Chò chỉ; 7.37 Lèo heo; 6.37 Kơ nia; 6.08 Dầu nước; 43.16 (24 loài khác).
12.50 Gụ lau; 11.38 Chò chai; 8.06 Ươi; 7.65 Trâm sừng; 7.49 Mò lưng bạc; 5.81 Máu chó; 5.04 Sao cát; 42.08 (18 loài khác). 9.65 Chua khét; 9.04 Gụ lau; 8.02 Trường vải; 6.79 Lèo heo; 6.76 Sao cát; 6.60 Giẻ đỏ; 5.88 Giẻ trắng; 5.62 Máu chó; 41.64 (23 loài khác).
Nghèo 1 2 3 4 5 14 15 15 15 19
30.54Ươi; 13.09 Sữa; 10.32 Lòng mang; 9.21 Chua khét; 7.70 Trường vải ; 5.96 Bứa; 5.33 Gội tẻ; 17.85(7 loài khác).
17.03 Thừng mức; 16.12 Bằng lăng; 13.08 Chiêu liêu; 9.30 Lèo heo; 8.11 Lòng mang; 7.54 Chay; 6.45 Gụ lau; 5.71 Dầu nước; 16.67 (7 loài khác).
22.02Đẻn 3 lá; 9.71 Thừng mức; 9.46 Lòng mang; 9.13 Kháo; 8.64 Dầu nước; 7.62Lèo heo; 6.79Bằng lăng; 6.34 Chiêu liêu; 20.30 (7 loài khác).
20.05 Chòi mòi; 15.04 Kơ nia.; 9.99 Bình linh; 9.77 Trám đen; 9.04 Thầu tấu; 8.53 Lim xẹt; 6.57 Hương; 5.10 Thành ngạnh; 15.91 (7 loài khác).
20.77 Ươi; 10.90 Đẻn 3 lá; 7.73 Chiêu liêu; 5.42 Trâm; 5.42 Trường; 5.30 Sữa; 5.27 Thừng mức; 5.13 Chò chai; 34.06(11 loài khác). Non 1 2 3 4 5 24 15 29 12 23
23.63 Bằng lăng; 22.65 Thành ngạnh; 16.18 Nhội; 6.86 Kơ nia; 30.68 ( 24 loài khác).
39.23 Thành ngạnh; 31.02 Bằng lăng; 8.47 Hương; 21.29 (12 loài khác).
24.43 Thành ngạnh; 23.73 Bằng lăng; 15.38 Nhội; 6.21 Kơ nia; 30.25 (25 loài khác).
40.69 Thành ngạnh; 36.18 Bằng lăng; 5.56 Cóc đá; 17.57(9 loài khác).
23.59 Thành ngạnh; 20.94 Bằng lăng; 15.84 Nhội; 6.59 Kơ nia; 33.04 (19 loài khác). HG 1 2 3 4 5 26 24 28 15 9
57.49 Chò chai; 20.58 Cứt sắt; 10.11 Giẻ đỏ; 9.95 Chua khét; 9.59 Lèo heo; 7.25( 21 loài khác); Giang tép.
16.27 Chò chai; 15.11 Giẻ trắng; 8.37 Chua khét; 6.99 Máu chó; 6.76 Trường vải; 53.26 (19loài khác); Giang tép.
14.44 Chò chai; 7.99 Giẻ đỏ; 7.47 Trường vải; 6.02 Trâm sừng; 5.57 Lèo heo; 5.45 Dung giấy; 53.07 (22 loài khác); Giang tép. 19.53 Mò lưng bạc; 9.27 Lòng mang; 8.14 Lim xẹt; 7.21 Bằng lăng; 7.51 Kháo vàng; 6.84 Ươi; 6.51 Gội tẻ; 6.69 Lèo heo; 28.28 (7 loài khác), Lồ ô.
45.98 Bằng lăng; 23.95 Thành ngạnh; 30.08 (7 loài khác); Le.
TN 1-5 4 90.00 Lồ ô; 10.00 (các loài khác).
Kết quả tính toán ở bảng 4-2 cho thấy :
- Trạng thái rừng trung bình ở khu vực đối chứng: Tổ thành loài cây thống kê được trong 5 ÔTC tương đối đa dạng, có từ 12 loài đến 30 loài, hầu hết là những cây gỗ lớn và trung bình, đường kính bình quân từ 26 cm- 38 cm, chiều cao bình quân từ 17,7m - 22,1m, nhiều cây có đường kính và chiều cao rất lớn. Trong các ÔTC số 1, 3 và 4 có số lượng loài cây từ 20 loài đến 30 loài, hầu hết là những loài cây gỗ lớn và trung bình. Tuy số
lượng loài tương đối nhiều, nhưng số loài cây ưu thế ( tính theo chỉ số IV%) chỉ có từ 5 đến 6 loài trong mỗi ÔTC và tỷ lệ tổ thành nhóm loài cây ưu thế chiếm từ 50,8 -76,7%. Những loài cây ưu thế chủ yếu như Sao cát, Chò chai, Nhội, Trường, Gội, Trâm sừng, Giẻ, Bằng lăng, có đường kính 40-50 cm, đặc biệt có một số cây gỗ rất lớn, có đường kính từ 130 cm đến 210 cm, chiều cao trên 30m như Sao cát, Bằng lăng. Ngoài ra còn có một số ít cây gỗ Cẩm lai thuộc nhóm quý hiếm đường kính nhỏ. Trong các ÔTC 2 và 5, tuy có số lượng loài ít hơn (khoảng 12-14 loài), nhưng đường kính bình quân tương đối lớn (từ 38cm đến 40cm), trong đó hầu hết là những loài cây gỗ lớn và trung bình, số loài cây ưu thế từ 5 đến 6 loài như Bằng lăng, Kháo, Dầu nước, Cuống vàng, Đẻn ba lá, Bời lời, chiếm tỷ lệ tổ thành rất cao gần 79%. Hầu hết những cây có đường kính lớn từ 100 cm trở lên, chiều cao trên 30 m là Bằng lăng.
- Trạng thái rừng trung bình: Nhìn chung tổ thành loài cây thống kê được trong 5 ÔTC của trạng thái rừng này cũng khá đa dạng, số loài cây có từ 22 loài đến 31 loài, phần lớn là những cây gỗ lớn và trung bình, đường kính bình quân từ 21,9cm - 28,2cm, chiều cao bình quân 12,8m – 15,2m. Tuy số lượng loài tương đối nhiều, nhưng số loài cây ưu thế ( tính theo chỉ số IV%) chỉ có từ 5 đến 8 loài trong mỗi ÔTC và tỷ lệ tổ thành nhóm loài cây ưu thế chiếm khá cao, từ 56,8% đến 62%. Những loài cây ưu thế chủ yếu xuất hiện ở gần hầu hết các OTC là Chò chai, Lèo heo, Trâm sừng . Ngoài ra còn có một số loài cây ưu thế khác như Giẻ trắng, Giẻ đỏ, Sao cát, Lòng mang, Trường vải, Chò chỉ, chua khét, Gụ lau, Bằng lăng. Mặc dù, tổ thành loài cây trạng thái rừng này tương đối giống tổ thành loài cây trong các ÔTC ở trạng thái rừng Trung bình đối chứng nêu trên nhưng đường kính bình quân nhỏ hơn, các loài cây ưu thế có đường kính từ 22-38 cm, rất ít cây có đường kính trên 60cm, chỉ có một vài cây Sao cát có đường kính 100cm.
- Trạng thái rừng nghèo: Nhìn chung tổ thành loài cây thống kê được trong 5 ÔTC của trạng thái rừng này không cao, số loài cây xuất hiện hầu hết ở các ÔTC từ 14-15 loài, gồm những cây gỗ lớn, trung bình gỗ nhỏ, đường kính bình quân từ 18,3cm – 29,3cm, chiều cao bình quân 13,1m – 14,2m. Số loài cây ưu thế ( tính theo chỉ số IV%) từ 7 đến 8 loài trong mỗi ÔTC, chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số loài cây . Không có loài cây ưu thế nào xuất hiện ở gần hầu hết các ÔTC, chứng tỏ tính ưu thế không thực sự rõ rệt . Các loài cây ưu thế gồm Ươi, Đẻn 3 lá, Thừng mức, Trâm, Chiêu liêu, Chò chai, Chua khét, Dầu nước, Gụ lau, Bằng lăng, Chiêu liêu, Chòi mòi, Kơ nia, Thành ngạnh, Thẩu tấu . Những cây gỗ có đường kính lớn hầu như không thấy xuất hiện.
- Trạng thái rừng non: Tổ thành loài cây gỗ ở trạng thái rừng non khá đa dạng với số loài cây từ 15 loài đến 29 loài. Nhóm loài ưu thế thể hiện khá rõ rệt với sự nổi trội của 4 loài cây Thành ngạnh, Bằng lăng, Nhội, Kơ nia, chiếm tỷ lệ từ 66%-70%. Đặc biệt ở những trạng thái rừng non có đường kính bình quân 10cm, gần như chỉ có 2 loài Thành ngạnh và Bằng lăng chiếm lĩnh, những loài cây khác hầu như không đáng kể, điều này cho thấy đây là 2 loài cây tiên phong, thích nghi tốt nhất và có sức sống mạnh nhất trong điều kiện khu vực nghiên cứu. Đáng chú ý ở trạng thái rừng non có đường kính bình quân khoảng 14,6cm-15cm đã xuất hiện nhiều loài cây gỗ lớn và trung bình như Bình linh, Đẻn 3 lá, Chẹo trắng, Giẻ đỏ, Giẻ trắng, Cuống vàng, Bời lời, Lòng mang, Muồng đen, Sơn huyết, Trâm sừng, Trám đen…là những dấu hiệu có thể hình thành rừng gỗ lớn trong tương lai.
- Trạng thái rừng hỗn giao gỗ và tre nứa: Tổ thành loài cây ở trạng thái này cững tương đối nhiều, từ 15 loài – 28 loài, ngoại trừ trạng thái rừng hỗn giao gỗ và le chỉ có 9 loài. Rừng hỗn giao Gỗ và giang tép, có tổ thành loài cây khá cao, từ 24-28 loài, trong đó nhóm loài cây ưu thế từ 5-6 loài gồm những loài cây gỗ lớn và trung bình như : Chò chai, Cứt sắt, Giẻ đỏ,
Giẻ trắng, Chua khét, Trường, Lèo heo, Máu chó, đường kính bình quân từ 23,1-29,6 cm, chiều cao bình quân từ 13- 14,6 m . Rừng hỗn giao gỗ và Lồ ô có tổ thành loài cây 15 loài, nhưng nhóm loài cây ưu thế đến 8 loài như Mò lưng bạc, Lòng mang, Lim xẹt, Bằng lăng, Kháo vàng, Ươi, Gội tẻ, Lèo heo, đây cũng là những loài cây gỗ lớn, đường kính bình quân 32,7 cm, chiều cao 17,1m. Riêng rừng hỗn giao gỗ và Le, số loài cây chỉ 9 loài, trong đó 2 loài Thành ngạnh, và Bằng lăng chiếm ưu thế tuyệt đối với tỷ lệ tổ thành chiếm gần 70%.
- Trạng thái rừng Lồ ô xen gỗ rải rác: Trạng thái rừng này lồ ô phát triển rất mạnh gần như thuần loài, đường kính bình quân từ 6-9 cm, chiều cao từ 12-15m. Chỉ còn một số ít cây gỗ lớn xen rải rác có tầm vóc lớn đường kính từ 50-70cm, chiều cao trên 20m còn sót lại sau chiến tranh như Bằng lăng, Kơ nia, Cám, Lòng mang.