gian tới
hữu cơ là một khâu đột phá. Cấp ủy chính quyền địa phương đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể như:
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng trồng trọt và thủy sản. Tập trung phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn với áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt, sản xuất hữu cơ, cấp mã số vùng trồng, mã vạch sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất gắn với mở rộng và phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản, xây dựng thương hiệu sản phẩm; phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm nông, thủy sản an toàn; hệ thống cửa hàng kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn.
Thực hiện tốt các chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại đưa nông sản của huyện tiếp cận các hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị; đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản ra thị trường ngoài nước, đặc biệt là xuất khẩu theo đường chính ngạch, xuất khẩu ra các thị trường khó tính. Thực hiện có hiệu quả chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, phấn đấu đến hết năm 2025 toàn huyện có 3-5 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Với các mục tiêu tổng quát được đặt ra như vậy, căn cứ kết quả nghiên cứu của đề tài, thời gian tới huyện cần tập trung phát triển mở rộng quy mô diện tích cây ăn quả trên đất dốc trong đó tập trung phát triển các mô hình sản xuất như:
- Đối với việc phát triển diện tích cây trồng: Chuyển đổi diện tích cây Cà phê, Ngô, Sắn kém hiệu quả sang trồng Thanh long và Xoài kết hợp với các loại cây ăn quả khác như Bơ, Nhãn, Cam… trong đó tập trung phát triển
- Định hướng sử dụng đất theo từng vùng:
+ Đối với các xã vùng ven sông Đà: Ưu tiên chuyển đổi diện tích canh tác cây ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng Thanh long, Xoài. Đồng thời duy trì diện tích Ngô, Sắn có hiệu quả cao.
+ Đối với các xã vùng cao: Ưu tiên chuyển đổi diện tích canh tác cây ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng Xoài. Theo đó tiếp tục duy trì diện tích lúa nương có hiệu quả đối với các xã vùng cao để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
+ Đối với các xã dọc Quốc lộ 6: Ưu tiên chuyển đổi diện tích canh tác cây ngắn ngày kém hiệu quả (đặc biệt là Cà phê) sang trồng Thanh long, Xoài. Đồng thời với quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn có thể thử nghiệm chuyển đổi diện tích trồng Sắn sang trồng một số cây trồng mới như Bơ, Chanh leo…