Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 30 - 32)

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm Châu Á, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân sô lại đông, bình quân đất tự nhiên/người là 4.093,9 m2, chỉ bằng 1/7 mức bình quân của thế giới. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 3.068,2 m2 bằng 1/3 mức bình quân thế giới. Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.

Trong những năm qua, nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và nhiều công trình nghiên cứu cấp quốc gia đã được tiến hành, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung và ngày càng phát huy hiệu quả các

vấn đề như: Lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Ngay từ những năm 1960, GS. Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và cây vụ đông vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

Chương trình bản đồ canh tác (1988-1990) do Ủy ban khoa học Nhà nước chủ trì, cũng đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng góp phần làm tăng năng suất sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau.

Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN-01 (1991-1995) do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, cùng đồng bằng sông Cửu Long… nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó.

Bên cạnh đó, vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lực đất đai, khí hậu, bố trí cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng được nhiều tác giả đề cập.

Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng – 1997, cho thấy ở vùng này đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 – 4 vụ/1 năm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng ven đô, vùng tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn đã được bố trí trong các phương thức luân canh: Cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp…

Ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 – 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái gần ven đô, tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống

cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Hoa, cây thực phẩm cao cấp đạt giá trị sản lượng bình quân từ 30-35 triệu đồng/năm.

Nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu cũng như thực tiễn sản xuất mới chỉ giải quyết được phần nào những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng đất đai hiện nay. Có những mô hình cho năng xuất cây trồng cao, bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả kinh tế thấp, có mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trước mắt, song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt có nơi còn làm hủy hoại môi trường, phá hủy đất. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu các giải pháp thích hợp hướng tới một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)