Sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 44 - 45)

Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành trồng trọt, thủy sản; đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Năm 2019 tổng diện tích gieo trồng lúa chiêm xuân đạt 1.849 ha, sản lượng ước đạt 10.724 tấn; lúa mùa đạt 1.950 ha, sản lượng ước đạt 7.605 tấn; lúa nương 3.030 ha, sản lượng ước đạt 3.485 tấn; ngô 7.500 ha, sản lượng ước đạt 38.500 tấn; sắn 5.220 ha, sản lượng ước đạt 93.080 tấn; đậu tương 200 ha, sản lượng ước đạt 240 tấn. So với cùng kỳ năm 2018, diện tích lúa nương giảm 1,98%, sắn giảm 7,61% do chuyển đổi một phần sang trồng cây ăn quả theo chủ trương của tỉnh, huyện. An ninh lương thực được đảm bảo, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2019 ước đạt 45.435 tấn; bình quân lương thực đầu người ước đạt 258 kg/người.

Thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi cây trồng hiệu quả thấp sang trồng các loại cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao; diện tích, sản lượng cây ăn quả tăng mạnh (năm 2019 toàn huyện có 4.670 ha cây ăn quả, sản lượng thu hoạch ước đạt 7.800 tấn quả/năm, trong đó trồng mới là 3.332 ha so với năm 2016). Các cây công nghiệp chủ lực như cà phê, chè, cao su được đầu tư chiều sâu, gắn với tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả được triển khai và nhân rộng góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Tổng diện tích trồng mới năm 2019 so với năm 2016 các loại cây lâu năm như sau: Cây ăn quả 3.332 ha (trong đó nhãn 430 ha, xoài 956 ha, thanh long 586 ha, bơ trồng xen 354 ha, chanh leo 378 ha, cây có múi, cây ăn quả khác 628 ha). Tính đến nay, tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn là 4.670 ha, cà phê 5.270 ha (trong đó cà phê kinh doanh 4.056 ha), chè 1.146 ha (trong đó chè kinh doanh 837 ha), cao su 1.659 ha (trong đó diện tích cho sản phẩm 656 ha). Sản lượng một số cây trồng so với năm trước như sau: Quả 8.000 tấn, tăng 14,3%; búp chè tươi 10.044 tấn, tăng 13,57%; mủ cao su 65 tấn, tăng 333,3%, quả sơn tra 2.028 tấn, tăng 4,0%. Trên địa bàn huyện có 02 mã số vùng trồng với sản phẩm xoài xuất khẩu sang thị trường khó tính (Úc, Mỹ,..)

Chăn nuôi tiếp tục được duy trì phát triển cả về tổng đàn và sản lượng sản phẩm; chú trọng nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại; tổng đàn gia súc tăng 8,6%/năm, gia cầm tăng 9,6%/năm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 36,3% so với năm 2016. Tập trung phát triển nuôi cá lồng trên khu vực lòng hồ thủy điện; đưa vào nuôi trồng các loại cá có giá trị kinh tế cao bước đầu liên kết được với thị trường tiêu thụ ngoài địa bàn.

Giai đoạn 2016-2020, toàn huyện trồng và bảo vệ 63.584,8 ha rừng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,47%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)