Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của bất kì một hình thức sản xuất nào. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kế quả sản xuất và chi phí đều được tính đến, dựa trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm tính.
Luận văn lựa chọn phân tích hiệu quả kinh tế theo từng mô hình sử dụng theo các tiêu chí đánh giá phù hợp. Qua kết quả phỏng vấn hộ, đề tài đã sử dụng phần mềm Excel để phân tích, kết quả cụ thể như sau:
3.6.1.1. Các mô hình cây trồng dưới 12 tháng
Các mô hình canh tác ngắn ngày dưới 12 tháng được đánh giá gồm: - Mô hình trồng ngô ở xã Bó Mười, Co Mạ, Mường É.
- Mô hình trồng sắn ở xã Bó Mười, Co Mạ, Mường É. - Mô hình trồng lúa nương ở xã Co Mạ.
Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng ngô ở xã Bó Mười, Co Mạ, Mường É Xã Sô hộ phỏng vấn Diện tích điều tra (ha) Thu nhập (đồng/ha) Chi phí (đồng/ha) Lợi nhuận (đồng/ha) Xếp hạng Bó Mười 19 13,8 35.211.000 12.221.000 22.989.000 1 Co Mạ 27 32,89 29.899.000 14.998.000 14.901.000 3 Mường É 30 24,3 32.550.000 14.222.000 18.328.000 2
(Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
Từ số liệu trên cho thấy:
Trên mặc dù diện tích ngô được trồng tại 2 xã Bó Mười (914,3 ha) và Co Mạ ((911,7 ha) là ngang nhau tuy tuy với lợi thế điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã cho thấy cây ngô được trồng trên địa bàn xã Bó Mười mang lại
Nếu đánh giá tổng thể trên địa bàn cả 3 xã thì Bó Mười vẫn là địa bàn trồng ngô mang lại hiệu quả kinh tế nhất. Do đó nếu xét về hiệu quả kinh tế thì khi quy hoạch vùng trồng ngô nên lựa chọn xã Bó Mười hoặc các xã vùng ven sông Đà để mở rộng quy mô.
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng sắn ở xã Bó Mười, Co Mạ, Mường É Xã phỏng Sô hộ vấn Diện tích điều tra (ha) Thu nhập (đồng/ha) Chi phí (đồng/ha) Lợi nhuận (đồng/ha) Xếp hạng Bó Mười 22 12,35 20.955.000 11.735.000 9.219.000 2 Co Mạ 28 31 20.063.000 12.098.000 7.965.000 3 Mường É 20 14,1 22.838.000 9.158.000 13.680.000 1
(Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
Từ số liệu trên cho thấy: Cũng tương tự như cây ngô, cây sắn trên địa bàn xã Bó Mười cũng đem lại lợi nhuận hơn tại xã Co Mạ tuy nhiên với mức chênh lệch không nhiều. Nếu đánh giá tổng thể trên địa bàn cả 3 xã thì Mường É lại là địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế nhất, khi với mức chi phí đầu tư thấp nhất nhưng thu nhập cao nhất và lợi nhuận cao hơn 1,48 lần (so với Bó Mười), 1,7 lần so với Co Mạ. Như vậy nếu phát triển vùng trồng sắn nên lựa chọn xã Mường É hoặc các xã dọc đường quốc lộ 6 khi điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, tầng đất dày nên cây sắn sẽ đem lại thu nhập cao nhất và chi phí thấp nhất.
Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Lúa nương ở xã Co Mạ Sô hộ phỏng vấn Diện tích điều tra (ha) Thu nhập (đồng/ha) Chi phí (đồng/ha) Lợi nhuận (đồng/ha) 24 28,8 42.451.000 14.733.000 27.718.000
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây hàng năm tại xã Co Mạ Mô hình Sô hộ phỏng vấn Diện tích điều tra (ha) Thu nhập (đồng/ha) Chi phí (đồng/ha) Lợi nhuận (đồng/ha) Xếp hạng Ngô 27 32,89 29.899.000 14.998.000 14.901.000 2 Sắn 28 31 20.063.000 12.098.000 7.965.000 3 Lúa nương 24 28,8 42.451.000 14.733.000 27.718.000 1
(Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
Từ bảng trên cho thấy đối với 03 mô hình canh tác truyền thống trên địa bàn xã Co Mạ thì lúa nương với mức đầu tư là không quá chênh lệch so với cây Ngô, Sắn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với thu nhập trên 27 triệu/ha. Cây sắn là cây có hiệu quả kinh tế thấp nhất. Đây cũng là lý do người dân tại xã Co Mạ rất ưa thích trồng lúa nương với 985,2 ha toàn xã, canh tác cây lúa nương vừa đảm bảo lương thực phục vụ đời sống nhưng cũng là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Từ số liệu đánh giá các loại cây trồng tại 3 xã có thể thấy tùy từng điều kiện và phong tục canh tác mỗi xã lại có thế mạnh với từng mô hình sử dụng đất như Co Mạ trồng Lúa nương, Mường É trồng Sắn, Bó Mười trồng Ngô.
3.6.1.2. Các mô hình cây trồng cây lâu năm
Các mô hình trồng cây lâu năm được luận văn nghiên cứu, đánh giá theo 2 chiều hướng gồm:
- Đánh giá về từng loại cây trồng tại địa bàn các xã: + Mô hình trồng Cà phê ở xã Bó Mười, Mường É. + Mô hình trồng Xoài ở xã Bó Mười, Co Mạ
+ Mô hình trồng Thanh long ở xã Bó Mười, Mường É - Đánh giá về các loại cây trồng trên cùng một xã:
+ Tại xã Bó Mười đánh giá giữa Cà phê, Xoài, Thanh long + Tại xã Mường É đánh giá giữa Cà phê và Thanh long
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng cây lâu năm luận văn lựa chọn tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất R = 10% làm đại lượng cố định để đánh giá. Trong quá trình phỏng vấn hộ do các cây trồng lâu năm mới được chuyển đổi nên không đánh giá được giá trị chi phí và thu nhập của từng năm nên luận văn đã phỏng vấn các hộ theo giá trị lợi nhuận và chi phí được tính trung bình của năm có thu hoạch thứ 2 (là năm đã ổn định) làm giá trị trung bình cho cả chu kỳ, kết quả đánh giá cụ thể như sau:
- Đối với cây thanh long: Số năm trong chu kỳ là 14 năm (1 năm kiến thiết và 13 năm thu hoạch)
- Đối với xây xoài: Số năm trong chu kỳ là 20 năm (3 năm kiến thiết và 17 năm thu hoạch)
- Đối với cây cà phê: Số năm trong chu kỳ là 12 năm (số năm kiến thiết 3 năm và 9 năm thu hoạch).
* Đánh giá về từng loại cây trồng tại địa bàn các xã kết quả như sau:
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây Cà phê tại xã Bó Mười, Mường É
Chỉ têu Bó Mười Mường É
Sô hộ 18 20
Diện tích (ha) 18,4 13,2
Chi phí TB năm (đồng/ha) 26.053.000 27.623.000 Thu nhập TB năm (đồng/ha) 40.963.000 42.467.000
R 10% 10% NPV (đồng) 25.748.550 22.709.628 CPV (đồng) 169.215.824 179.413.070 BPV (đồng) 194.964.374 202.122.698 BCR (lần) 1,15 1,13 C (đồng) 1.204.088 1.061.977 Xếp hạng 1 2
Từ số liệu trên cho thấy:
Khác với các cây trồng hàng năm, khi đánh giá cây cà phê trên địa bàn 2 xã Bó Mười và Mường É cho thấy tuy doanh thu của cây cà phê lớn nhưng chi phí bỏ ra cũng lớn do đó không mang lại nhiều lợi nhuận.
Để đánh giá hiệu quả thì cần quan tâm đến chỉ tiêu NPV là chỉ tiêu xác định lợi nhuận ròng của 1 mô hình canh tác có tính ảnh hưởng của các nhân tố thời gian thông qua tính chiết khấu. NPV là hiệu quả giữa thu nhập và chi phí của hoạt động sản xuất, trong mô hình canh tác sau khi tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. NPV phản ánh kết quả kinh tế ban đầu của việc đầu tư, giá trị NPV càng lớn thì càng có lãi. Theo tính toán chu kỳ 12 năm, cây cà phê ở xã Bó Mười có giá trị hiện tại của thu nhập ròng là 25.748.550 đồng, NPV bình quân năm đạt 2.145.712 đồng cao hơn của xã Mường É. Như vậy trồng cà phê tại cả 2 địa bàn xã Bó Mười và Mường É đều có lãi, trong đó nếu trồng cà phê tại xã Bó Mười có lãi cao hơn tại xã Mường É. Tuy nhiên do chênh lệch lợi nhuận giữa 2 xã là không nhiều nên người dân không thấy được sự so sánh cụ thể dẫn tới diện tích trồng cà phê trên địa bàn 2 xã là tương đồng nhau.
Đánh giá về tỷ suất giữa thu nhập và chi phí BCR là thể hiện tương quan giữa thu nhập và chi phí đầu tư cho từng mô hình. Có nghĩa là nó cho biết thu nhập trong 1 đơn vị chi phí sản xuất, mô hình nào có BCR cao hơn thì mô hình đó có hiệu quả kinh tế hơn. Theo tính toán nếu đánh giá BCR khi trồng cà phê trên địa bàn 2 xã cho thấy tại xã Bó Mười nếu bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu về 1,15 đồng, còn tại Mường É là 1,13 đồng. Như vậy nếu trồng cà phê tại Bó Mười sẽ có hiệu quả kinh doanh, an toàn và cho giá trị hiệu quả đồng vốn hơn tại xã Mường É. Tuy nhiên qua so sánh tỷ lệ giữa 2 địa bàn là không lớn.
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây Thanh long tại xã Bó Mười, Mường É
Chỉ têu Bó Mười Mường É
Sô hộ 12 20
Diện tích (ha) 6,4 14,6
Chi phí TB năm (đồng/ha) 164.144.000 156.129.000 Thu nhập TB năm (đồng/ha) 345.500.000 360.000.000
R 10% 10% NPV (đồng) 1.288.236.267 1.448.168.332 CPV (đồng) 1.165.973.301 1.109.039.901 BPV (đồng) 2.454.290.568 2.557.208.233 BCR (lần) 2,10 2,31 C (đồng) 46.049.581 51.766.548 Xếp hạng 2 1
(Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
Từ số liệu trên cho thấy:
Đối với cây thanh long thì đem lại hiệu quả trái ngược với cây cà phê khi với chu kỳ 14 năm thì cây thanh long tại xã Mường É có giá trị hiện tại của thu nhập ròng là 1.448.168.332 đồng, NPV bình quân năm đạt 103.440.595 đồng cao hơn của xã Bó Mười (NPV là 1.288.236.267 đồng, C là 46.049.581 đồng). Như vậy trồng thanh long tại cả 2 địa bàn xã Bó Mười và Mường É đều có lãi, trong đó nếu khi trồng tại xã Mường É có lãi cao hơn tại xã Bó Mười.
Tương tự như đánh giá về chỉ tiêu xác định lợi nhuận ròng, khi đánh giá về chỉ tiêu BCR cho thấy với 1 đồng chi phí bỏ ra tại xã Mường É sẽ thu về 2,31 đồng, cao hơn tại xã Bó Mười (với 2,1 đồng). Như vậy với mô hình trồng Thanh long thì nên phát triển quy mô, định hướng cho người dân trồng tại xã Mường É sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh, an toàn và cho giá trị hiệu quả đồng vốn hơn tại xã Bó Mười.
Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây Xoài tại xã Bó Mười, Co Mạ
Chỉ têu Bó Mười Co Mạ
Sô hộ 19 11
Diện tích (ha) 11,85 8,2
Chi phí TB năm (đồng/ha) 74.457.000 52.409.000 Thu nhập TB năm (đồng/ha) 159.789.000 166.948.000
R 10% 10% NPV (đồng) 565.698.502 759.322.888 CPV (đồng) 493.603.963 347.439.328 BPV (đồng) 1.059.302.464 1.106.762.217 BCR (lần) 2,15 3,19 C (đồng) 9.876.884 13.257.493 Xếp hạng 2 1
(Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
Từ số liệu trên cho thấy:
Khác với Cà phê và Thanh long, cây xoài khi trồng tại xã Co Mạ lại có sự chênh lệch hẳn so với trồng tại xã Bó Mười, điều này được thể hiện ở cả 2 yếu tố là NPV, C và hiệu quả đồng vốn BCR khi tại xã Co Mạ chỉ cần bỏ ra 1 đồng sẽ thu về 3,19 đồng, cao hơn 1,04 đồng so với xã Bó Mười. Giá trị lợi nhuận ròng/năm tại xã Co Mạ cũng cao gấp 1,34 lần tại xã Bó Mười. Như vậy cần mở rộng sản xuất xoài tại xã Co Mạ.
* Đánh giá về các loại cây trồng trên cùng một xã:
Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây Xoài, Cà phê, Thanh long tại xã Bó Mười
Chỉ têu Xoài Cà phê Thanh long
Số hộ 19 18 12
Diện tích (ha) 11,85 18,4 6,4
Chu kỳ (năm) 20 12 14
Chi phí TB năm
Chỉ têu Xoài Cà phê Thanh long Thu nhập TB năm (đồng/ha) 159.789.000 40.963.000 345.500.000 R 10% 10% 10% NPV (đồng) 565.698.502 25.748.550 1.288.236.267 CPV (đồng) 493.603.963 169.215.824 1.165.973.301 BPV (đồng) 1.059.302.464 194.964.374 2.454.290.568 BCR (lần) 2,15 1,15 2,10 C (đồng) 9.876.884 1.204.088 46.049.581 Xếp hạng 1 3 2
(Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
Từ số liệu trên cho thấy: Khi đánh giá các loại cây trồng trên cùng địa bàn xã Bó Mười thì Xoài là cây trồng có hiệu quả đồng vốn tốt nhất khi bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu về 2,15 đồng, tiếp sau đó là Thanh long là 2,10 đồng, chênh lệch giữa 2 mô hình này là không nhiều. Thấp nhất là cà phê với cả 2 chỉ tiêu NPV và BCR đều thấp nhất, tuy nhiên chi phí đầu tư lại thấp nhất do đó thích hợp với các hộ gia đình có tiềm lực kinh tế thấp không có khả năng đầu tư vào mô hình Xoài và Thanh long.
Nếu đánh giá cây Xoài với Thanh long về khía cạnh lợi nhuận ròng thì Thanh long lại là ưu thế hơn hẳn so với cây xoài với NPV đạt 1.288.236.267 đồng, C đạt 46.049.581 đồng cao hơn gấp 3,25 lần cây xoài nhưng chi phí đầu tư hàng năm lại cao hơn. Cuối cùng là cà phê với cả 2 chỉ số NPV, C và BCR đều thấp nhất cho thấy cần có các chính sách chuyển đổi dần diện tích cà phê sang trồng cây Thanh long hoặc Xoài. Tuy nhiên việc lựa chọn Thanh long hay Xoài làm cây trồng ưu tiên lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của nông hộ khi cây Thanh long đem lại hiệu quả kinh tế hơn nhưng mức đầu tư hàng năm lại lớn hơn.
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây Cà phê, Thanh long tại xã Mường É
Chỉ têu Cà phê Thanh long
Sô hộ 20 20
Diện tích (ha) 13,2 14,6
Chu kỳ (năm) 12 14
Chi phí TB năm (đồng/ha) 27.623.000 156.129.000 Thu nhập TB năm (đồng/ha) 42.467.000 360.000.000
R 10% 10% NPV (đồng) 22.709.628 1.448.168.332 CPV (đồng) 179.413.070 1.109.039.901 BPV (đồng) 202.122.698 2.557.208.233 BCR (lần) 1,13 2,31 C (đồng) 1.061.977 51.766.548 Xếp hạng 2 1
(Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
Từ số liệu trên cho thấy:
Cũng tương tự như tại xã Bó Mười, khi đánh giá giữa mô hình trồng Cà phê và Thanh long tại xã Mường É thì cây Thanh long vẫn là cây trồng chiếm ưu thế với tất cả các chỉ số NPV, NPV/năm và BCR đều vượt trội, cụ thể NPV cao gấp 63,7 lần, C cao gấp 48,7 lần và BCR lần lượt là 2,31/1,13 lần.
Như vậy có thể thấy cây Thanh long là cây trồng đem lại giá trị kinh tế hơn cây Cà phê, đây là yếu tố rất thuận lợi cho việc chuyển đổi dần diện tích trồng Cà phê để phát triển quy mô trồng Thanh long trên địa bàn.