Sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt vật chất, tinh thần của toàn xã hội. Khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm. Việc nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất. Ngày nay, sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên trong sản xuất để đảm bảo phát triển một số nền nông nghiệp phát triển bền vững cũng là xu thế tất yếu đối với các quốc gia, các vùng, Vì vậy, đất đai hay bất cứ nguồn lực nào cũng cần được sử dụng một cách có hiệu quả, đầy đủ và hợp lý. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta cũng ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm bền vững hay theo hướng sản xuất hàng hóa còn chưa nhiều.
Nền nông nghiệp huyện Thuận Châu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Nền nông nghiệp của huyện trong những năm qua nhất là trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện năm
2019 ước đạt 1.741,2 tỷ đồng, cơ cấu nông nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi theo hướng tích cực.
Ngành nông nghiệp của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếp tục nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, chú trọng xây dựng thương hiệu; đẩy mạnh thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng hàng năm hiệu quả thấp (lúa nương, ngô, sắn) sang trồng cây ăn quả, các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn
Tuy nhiên, từ trước đến nay, trên địa bàn huyện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về hiệu quả sử dụng đất. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn và bền vững hơn nền kinh tế nông nghiệp của huyện. Do đó cần phải nghiên cứu triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cả trước mắt và lâu dài.
Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU