Đánh giá hiệu quả tổng hợp từ các mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 84 - 85)

Việc đánh giá hiệu quả tổng hợp từ các mô hình canh tác về mặt kinh tế, xã hội và môi trường là việc xem xét tổng hợp các mặt hiệu quả của các mô hình đó, trên cơ sở xác định sự phù hợp, kết hợp của hiệu quả cao về giá trị kinh tế, khả năng tác động tốt đến xã hội và đáp ứng tốt vấn đề môi trường. Việc đánh giá hiệu quả tổng hợp của một mô hình sản xuất là công việc phức tạp đòi hỏi tính khách quan cũng như sự tỷ mỉ chi tiết. Để đánh giá hiệu quả tổng hợp từ các mô hình canh tác trên địa bàn nghiên cứu đề tài lựa chọn đánh giá theo các tiêu chí như sau:

- Về hiệu quả kinh tế: Là kết quả so sánh giữa lợi nhuận P (của cây hàng năm) và NPV/năm (của cây lâu năm).

- Về hiệu quả xã hội: Theo thang điểm thứ tự ưu tiên - Về hiệu quả môi trường: Theo thang điểm thứ tự ưu tiên

Nếu các mô hình có yếu tố hiệu quả xã hội và môi trường tương đồng nhau (không chênh lệch lớn) thì sẽ lựa chọn hiệu quả kinh tế là cơ sở đề xuất mô hình mang lại hiệu quả nhất. Kết quả như sau:

Bảng 3.17: Đánh giá về hiệu quả kinh tế của các mô hình

Mô hình Xã (ĐVT: đồng/ha) hội Môi trường Bó Mười Co Mạ Mường É Ngô 22.989.000 14.901.000 18.328.000 1 3 Sắn 9.219.000 7.965.000 13.680.000 1 3

Lúa nương Không trồng 27.818.000 Không trồng 1 3

Cà phê 1.204.088 Không trồng 1.061.977 1 2

Xoài 9.876.884 13.257.493 Không trồng 1 1

Thanh long 46.049.581 Không trồng 51.766.548 1 3

Từ kết quả tổng hợp trên ta thấy:

- Khi đánh giá về hiệu quả sử dụng đất của các cây trồng:

+ Mô hình có hiệu quả sử dụng đất nhất là Thanh long do mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều các cây trồng khác trong khi về mặt xã hội và môi trường tương đồng với các mô hình khác. Và địa bàn được ưu tiên mở rộng quy mô là các xã dọc đường quốc lộ 6 và vùng dọc sông Đà.

+ Mô hình thứ thứ 2 được lựa chọn là Xoài khi mang lại hiệu quả kinh tế không cao hơn ngô nhưng chu kỳ thu nhập của cây ổn định nhiều năm và vấn đề xã hội và môi trường lại là cây trồng có hiệu quả cao nhất. Địa bàn được ưu tiên là các xã vùng cao và vùng dọc sông Đà.

+ Đứng thứ 3 là mô hình trồng lúa nương khi đem lại hiệu quả kinh tế hơn các cây trồng khác khi vấn đề xã hội, môi trường tương đồng. Tuy nhiên do trên địa bàn huyện lúa nương chỉ tập trung sản xuất tại vùng cao khi gắn liền với phong tục tập quán của người H Mông nên chỉ nên tập trung phát triển tại các địa bàn đã có sẵn, không nên mở rộng sản xuất ra các vùng kinh tế khác.

+ Tiếp sau đó lần lượt là các mô hình sử dụng đất như: Ngô, Sắn và Cà phê là mô hình có hiệu quả kinh tế thấp nhất.

- Khi đánh giá về hiệu quả sử dụng đất của các mô hình sử dụng đất trên cùng địa bàn cho thấy:

+ Tại xã Bó Mười, đặc trưng cho vùng ven sông Đà thì thứ tự mô hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế là Thanh long, Xoài, Ngô, Sắn và Cà phê.

+ Tại xã Co Mạ, đặc trưng của vùng cao thì thứ tự mô hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế là Xoài, Lúa nương, Ngô, Sắn.

+ Tại xã Mường É, đặc trưng của vùng dọc Quốc lộ 6 thì thứ tự mô hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế là Thanh long, Ngô, Sắn và Cà phê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 84 - 85)