Lựa chọn các mô hình sử dụng đất phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 66 - 69)

Kết quả điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp cho thấy trên địa bàn huyện các loại hình sử dụng đất tập trung đều tại địa bàn các xã với diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, tập trung vào các loại cây trồng như Ngô, Sắn, Cà phê, Xoài, Thanh Long, Lúa nương. Để luận văn đạt được mục tiêu chung và có thể đề ra các giải pháp mang tính đặc trưng Luận văn lựa chọn nghiên cứu tại 03 xã Bó Mười, Co Mạ, Mường É với đặc điểm về khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện canh tác đặc trưng, đại diện cho 3 vùng kinh tế là dọc Quốc lộ 6, dọc sông Đà và vùng cao. Các xã được lựa chọn có diện tích canh tác các cây trồng lớn tập trung vào từng loại cây trồng đặc trưng truyền thống như ngô, Sắn, Cà phê, Lúa nương cũng như các cây trồng sau chuyển đổi sang cây ăn quả là Xoài, Thanh Long, đồng thời diện tích canh tác từng loại cây có tỷ lệ cây trồng đang canh tác lớn so với mặt bằng chung các xã trong huyện đồng thời có quỹ đất nông nghiệp lớn nên có khả năng mở rộng quy mô.

Theo số liệu tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục thống kê huyện xác định các cây trồng và diện tích canh tác chính tại khu vực nghiên cứu như sau:

Bảng 3.5: Các mô hình sử dụng đất chính ở khu vực nghiên cứu STT Mô hình sử dụng đất Diện tích (ha) toàn huyện Diện tích Tỷ lệ %

Xã Bó Mười 1 Ngô 914,3 6.555,2 13,9 2 Sắn 310,5 5.270,0 5,9 3 Cà phê 125,0 5423,3 2,3 4 Xoài 290,5 956,0 30,3 5 Thanh long 72,0 586,0 12,2 Xã Co Mạ 1 Ngô 911,7 6.555,2 13,9 2 Sắn 268,6 5.270,0 5,1 3 Lúa nương 985,2 3.038,3 32,4 4 Xoài 141,6 956,0 14,8 Xã Mường É 1 Ngô 137,5 6.555,2 2,1 2 Sắn 362,5 5.270,0 6,8 3 Cà phê 113,6 5.297,0 2,1 4 Thanh long 54,8 586,0 9,3

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thuận Châu)

Từ kết quả trên cho thấy:

- Trong khu vực nghiên cứu có thể thấy xã Bó Mười và Co Mạ có diện tích trồng cây hàng năm tương đối lớn, trong đó xã Bó Mười cây trồng chủ lực là ngô chiếm 13,9% so với diện tích ngô toàn huyện, còn Co Mạ là lúa nương với 32,4% so với diện tích lúa nương toàn huyện.

Xã Bó Mười ngoài diện tích đất trồng cây hàng năm truyền thống như ngô, sắn lớn thì cũng là địa bàn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng với 30,3% diện tích xoài, 12,2 % diện tích thanh long toàn huyện, cho thấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm sang trồng cây ăn quả lâu năm được cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền có hiệu quả và sự đồng tình ủng hộ từ người dân.

Co Mạ với đặc thù địa hình vùng cao, đất dốc, kiểu canh tác truyền thống của người dân tộc H Mông là trồng lúa nương với 32,4 % diện tích toàn huyện. Cho thấy việc người dân không chú trọng phát triển kinh tế mà chỉ tập trung vào nền nông nghiệp tự cung tự cấp, chủ yếu sản phẩm lúa nương sản xuất ra để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Đồng thời với truyền thống canh tác du canh có thể thấy việc ngại đầu tư vào đất (chủ yếu canh tác một vài năm sau đó bỏ hoang để đất tự cải tạo). Tuy nhiên với chủ trương của tỉnh, huyện cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất, vài năm trở lại đây Co Mạ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây ăn quả (xoài) trên diện tích đất dốc với trên 141 ha, bằng 14,8 % diện tích xoài toàn huyện, đứng sau xã Bó Mười.

Mường É với quy mô đất sản xuất không nhiều tuy nhiên cũng đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng ngô kém hiệu quả, đất dốc thiếu nước tưới sang trồng Thanh long, tuy nhiên diện tích trồng sắn vẫn tương đối lớn cho thấy một phần không nhỏ các hộ dân chưa thật sự sẵn sàng chuyển đổi cây trồng.

Từ số liệu trên đề tài lựa chọn nghiên cứu theo 02 khía cạnh:

- Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất của các mô hình sử dụng đất trong cùng 01 địa bàn xã (với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục canh tác giống nhau), trên địa bàn 03 xã đặc trưng. Luận văn lựa chọn:

+ Tại xã Bó Mười đánh giá mô hình: Ngô, Sắn, Cà phê, Xoài, Thanh long. + Tại xã Co Mạ đánh giá mô hình: Ngô, Sắn, Lúa nương, Xoài.

+ Tại xã Mường É đánh giá mô hình: Ngô, Sắn, Cà phê, Thanh long. - Đánh giá về hiệu quả sử dụng của 01 mô hình trên địa bàn nhiều xã (với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục canh tác khác nhau). Luận văn lựa chọn:

+ Mô hình trồng ngô ở xã Bó Mười, Co Mạ, Mường É. + Mô hình trồng sắn ở xã Bó Mười, Co Mạ, Mường É. + Mô hình trồng Cà phê ở xã Bó Mười, Mường É. + Mô hình trồng Xoài ở xã Bó Mười, Co Mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 66 - 69)