Đánh giá hiệu quả về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 77 - 81)

Ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội cũng là yếu tố hết sức quan trọng. Tuy nhiên chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng được. Do đó đề tài đã lựa chọn cách đánh giá thông qua việc mức độ hài lòng của người dân, thông qua thảo luận với người dân qua 06 tiêu chí như sau:

- Khả năng đáp ứng vốn đầu tư: Đây là vấn đề đặc biệt được quan tâm khi điều kiện kinh tế của nông hộ trên địa bàn còn nhiều khó khăn, yếu tố vốn

đầu tư đã chi phối rất lớn đến việc người dân lựa chọn các mô hình canh tác. Vốn đầu tư bao gồm tiền, vật tư và công cụ sản xuất.

- Phong tục tập quán canh tác: Với truyền thống canh tác trên địa bàn thì nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu, quyết định thu nhập chính của người dân trong huyện. Các mô hình canh tác càng phù hợp với phong tục tập quán thì càng dễ tuyên truyền, phổ cập đến người dân và được người dân chấp nhận và tự nguyện áp dụng.

- Kỹ thuật canh tác: Kỹ thuật canh tác cũng là yếu tố quan trọng khi các mô hình sản xuất có thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này, khi kỹ thuật canh tác đúng cách, phù hợp với đặc tính cây trồng sẽ mang lại hiệu quả cao hoặc ngược lại.

- Khả năng tiêu thụ của sản phẩm: Đây là yếu tố để đánh giá mô hình đó có thể nhân rộng hay không. Với người nông dân khi bỏ vốn đầu tư rất muốn nhanh thu lại sản phẩm do đó yếu tố thị trường tiêu thụ là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các mô hình canh tác cây ăn quả, những cây trồng không phải là lương thực, thực phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống của người dân, người dân có thể sử dụng được.

- Khả năng thu hút lao động: Đây cũng là một yếu tố quan trọng khi mà tỷ lệ dân số làm nông nghiệp là rất lớn, mô hình nào mang lại công ăn việc làm cho người dân thì càng được người dân chấp nhận. Yếu tố này được đánh giá bởi khả năng tạo công ăn việc làm nhiều, đều và công lao động của người dân được đem vào trong giá trị sản phẩm.

- Thời gian kiến thiết cơ bản từ khi trồng đến khi cho thu hoạch: Khi mà cùng một chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về người dân sẽ chấp nhận những mô hình nào nhanh mang lại sản phẩm hơn và mô hình đó sẽ có thể nhân rộng hơn.

Từ những yếu tố trên luận văn đã tiến hành thảo luận, phỏng vấn các nông hộ cùng với các tài liệu được thu thập được từ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đề tài đã lựa chọn đánh giá chỉ tiêu hiệu quả xã hội chung trên địa bàn toàn huyện cho từng mô hình sản xuất, không tiến hành đánh giá riêng từng mô hình trên từng địa bàn 03 xã vùng nghiên cứu, cụ thể:

Bảng 3.15: Hiệu quả về xã hội của các mô hình

Tiêu chí Mô hình sử dụng đất

Ngô Sắn Lúa nương Cà phê Xoài Thanh long

Vốn đầu tư

(đồng/ha/năm) 13.147.000 10.997.000 14.733.000 26.838.000 63.433.000 160.136.500

Tập quán canh tác Phù hợp Phù hợp Phù hợp Phù hợp Mới Mới

Kỹ thuật Dễ Dễ Dễ Dễ TB Khó

Thị trường tiêu thụ Tốt Tốt Tốt TB TB TB

Lao động

(công/ha/năm) 32,5 26,5 36 48 66,5 126

Thời gian kiến thiết

(năm) 1 1 1 3 3 1

Thứ tự ưu tiên 1 1 1 1 1 1

Từ bảng trên cho thấy:

Các mô hình canh tác cây hàng năm cho thấy chi phí đầu tư thấp trung bình khoảng 10-15 triệu/ha/năm trong khi mô hình trồng Thanh long với vốn đầu tư lớn với khoảng 160 triệu/ha/năm. Đây là điều kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng mở rộng mô hình trồng Thanh long trên địa bàn. Đối với các cây trồng hàng năm như Ngô, Sắn, Lúa nương với chi phí thấp dễ được người dân chấp thuận, đó cũng là lý do đây là các cây trồng được người dân chấp nhận và canh tác nhiều năm nay. Còn với Xoài và Thanh long với chi phí đầu tư cao trước mắt chỉ phù hợp với các hộ có điều kiện kinh tế khá, đối với các hộ có kinh tế thấp thì việc có chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào các chính sách vay vốn, hỗ trợ phát triển sản xuất của nhà nước.

Cũng giống như về vốn với phong tục tập quán nhiều năm của nhân dân đặc biệt là người dân tộc thiểu số thì việc ngại thay đổi phong tục canh tác là rào cản rất lớn, trong khi các cây trồng mới như Xoài, Thanh long đòi hỏi kỹ thuật cao hơn đây là rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của nông hộ. Bên cạnh đó với thị trường tiêu thụ các loại cây hàng năm như Ngô, Sắn, Lúa nương thì rất tốt và đa dạng, khi giá cả thấp người dân có thể tự tiêu thụ để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Trái với các cây hàng năm thì các cây lâu năm như Cà phê, Xoài và Thanh long thì giá cả sản phẩm phụ thuộc vào thị trường và các đầu mối thu mua, người dân không thể để lại sử dụng được nên khả năng tiêu thụ rủi ro hơn, đặc biệt với nhiều sản phẩm trong những năm qua chúng ta luôn rơi vào tình trạng được mùa mất giá.

Khi đánh giá về khả năng thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân thì các mô hình trồng cây ăn quả lại chiếm ưu thế hơn khi số nhân công phục vụ cho sản xuất nhiều hơn, được rải đều trong năm, do cây ăn quả phải chăm sóc thường xuyên, hàng ngày không giống như các cây hàng năm canh tác, chăm sóc và thu hoạch chỉ tập trung vào thời gian ngắn.

Về thời gian thu hoạch thì Xoài và Cà phê là cây trồng có thời gian chăm sóc giai đoạn kiến thiết lâu nhất là 3 năm, còn lại đều thu hoạch trong

năm (riêng Thanh long thì từ 1 – 1,5 năm tùy vào điều kiện chăm sóc). Đây là yếu tố cũng được người dân rất quan tâm, đặc biệt với các trường hợp có vốn sản xuất thấp hoặc vay vốn để đầu tư sản xuất.

Sau khi đánh giá tổng hợp từ các mô hình sử dụng đất cho thấy mỗi mô hình đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng do đó đề tài nhận thấy hiệu quả về xã hội đối với các mô hình là ngang bằng nhau (đều cùng 1 điểm)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 77 - 81)