Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 46 - 47)

Huyện đã đẩy mạnh thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường giao thông trọng điểm; làm đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Trên địa bàn huyện có hai loại hình giao thông đặc trưng là đường bộ và đường thuỷ.

- Hệ thống giao thông đường bộ

+ Quốc lộ: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến Quốc lộ là tuyến QL 6 dài 52,5 km, QL6B dài 13 km. Đây là 2 trục đường quan trọng nối các trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị, an ninh Quốc phòng của huyện với tỉnh, với các huyện và cả vùng Tây Bắc.

+ Tỉnh lộ: Huyện có 03 tuyến tỉnh lộ là TL108, TL116 và TL 117 với tổng chiều dài 128 km nối liền trung tâm kinh tế, văn hoá của huyện với các

huyện lân cận. Hầu hết các tuyến đường tỉnh lộ là đường cấp V miền núi chất lượng thấp, bề mặt nhỏ hẹp, sự lưu thông trao đổi hàng hoá hạn chế.

+ Huyện lộ: Gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 248,3 km nối liền các trung tâm kinh tế, văn hoá của huyện với các xã trong đó có 4,73 km đường bê tông; 221,77 km đường rải nhựa, còn 21,75 km đường đất. Các tuyến đường huyện lộ là đường cấp V có nền đường rộng từ 4 - 6 m, chất lượng đường tương đối tốt.

+ Đường đô thị gồm 11 tuyến với tổng chiều dài 5,87 km (không kể tuyến Quốc lộ đi qua) tập trung toàn bộ ở thị trấn huyện, trong đó phần lớn là đường nội thị rải bê tông.

+ Hệ thống đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài là 913 km chủ yếu là đường đất rộng từ 2,5 - 5 m, trong đó có 219 km đường bê tông; 103,1 km đường rải nhựa; 23,8 km đường cấp phối và 567,1 km đường đất.

- Hệ thống giao thông vận tải thuỷ

Tập trung ở sông Đà thuộc 2 xã Liệp Tè và Chiềng Ngàm, chủ yếu phục vụ đi lại, sản xuất của nhân dân 2 xã hạ tầng đường thuỷ cơ bản chưa được đầu tư xây dựng, chưa kết nối đường bộ với đường thuỷ, việc khai thác còn ở mức độ thấp, quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 46 - 47)