Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 54 - 66)

nghiên cứu

3.5.1. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện

Thuận Châu là huyện nông nghiệp, với diện tích 119.452,36 ha, chiếm 77,9 % so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 54.122,3 ha chiếm 45,31% đất nông nghiệp có thể thấy tiềm năng đất

sản xuất nông nghiệp của huyện là rất lớn. Với điều kiện quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn đã tạo điều kiện cho việc trồng và phát triển đa dạng các loại cây trồng. Hiện tại trên địa bàn huyện tập trung chính vào các loại cây trồng như sau:

Bảng 3.3: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính năm 2019 STT Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất tấn/ha Sản lượng (tấn)

1 Lúa ruộng 1.940,26 7,15 13.872 2 Lúa nương 3.038,3 3,91 11.879 3 Ngô 6.550,2 10,06 65.895 4 Sắn 5.270,0 14,23 74.992 5 Khoai sọ 110,0 15,87 1.745 6 Xoài 956,0 15,24 14.569 7 Cà phê 5423,3 6,52 35.359 8 Thanh long 586,0 19,56 11.462 9 Chanh leo 378,0 22,76 8.603 10 Bơ trồng xen 354,0 6,35 2.247

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Trong đó cây trồng truyền thống được canh tác chính vẫn là ngô, sắn và cà phê.

Thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện lần thứ XX nhiệm kỳ 2015 – 2020, UBND huyện đã tập chung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã tích cực tuyên truyền tới người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất giữa Nhà nước – Người dân – Doanh nghiệp cung ứng thu mua sản phẩm. Từ năm 2016 đến 2019 đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng cây hàng năm sang trồng cây ăn quả với 3332 ha cây ăn quả trồng mới, các mô hình đã cho thu hoạch, qua đánh giá sơ bộ nhận thấy cơ bản trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với cây trồng truyền thống như ngô, sắn. Tuy nhiên với phong tục canh tác lâu đời với cây ngô cây sắn, tâm lý ngại thay đổi vẫn là trở ngại lớn nhất

Trên cơ sở chủ trương phát triển nông nghiệp của huyện, số liệu tổng hợp từ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện, sau khi xem xét luận văn đã lựa chọn một số mô hình sử dụng đất phổ biến, mang tính đặc trưng của từng vùng để tiến hành phỏng vấn, điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân tại địa bàn 03 xã vùng nghiên cứu. Kết quả điều tra được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.4: Diện tích các loại cây trồng nghiên cứu trên địa bàn huyện

Diện tích các loại cây trồng (ĐVT: ha)

Ngô Sắn nương Lúa Cà phê Xoài Thanh Long

Phổng Lái 363,1 24,9 51,2 159,4 16,3 39 Mường É 137,5 362,5 97,5 113,6 3,5 54,8 Chiềng Pha 67 6,5 5 518,6 5,5 28 Chiềng La 168 122 21,8 37,5 9,2 15,7 Chiềng Ngàm 0 489 0 24,6 97 23 Liệp Tè 660 680 0 1,5 0,9 25 É Tòng 66,6 56,9 83 6,2 2,9 0 Phổng Lập 0,1 237,3 0 121,9 12,7 7,5 Phổng Lăng 0,2 24,98 5,2 66,2 2,7 1,8 Chiềng Ly 216,7 60,3 104,7 211,6 3,2 2 Nong Lay 220,5 197,6 0 28,7 0,7 0,5 Mường Khiêng 349,2 978,2 0 35,4 4,4 34 Mường Bám 100 239,7 220,8 16,9 41 33 Long Hẹ 514,9 276,3 560,9 2,9 54,1 0 Chiềng Bôm 46 321,3 78,1 221,1 39,5 15,5 Thôm Mòn 0,5 8 0 138,5 13,6 34 Tông Lạnh 275 13,24 5,3 137,7 6 36 Tông Cọ 422 36 0 413,6 94,4 1,7 Bó Mười 914,3 310,5 0 125 290,5 72 Co Mạ 911,7 268,6 985,2 0,5 141,6 0 Púng Tra 6 40 19 191,6 38 56 Chiềng Pấc 7,3 0,8 0 158,4 47,2 43 Nậm Lầu 1,3 380 9 672,8 9,8 12 Bon Phặng 150 2,8 0 571,5 6,6 27 Co Tòng 519,8 65 477,2 0 6,2 0 Muổi Nọi 49,4 10,5 0 376,5 5,3 9,5 Pá Lông 382 10 282,4 2,8 1,4 0 Bản Lầm 1 47 32 1068 1,8 15 Tổng DT 6.555,2 5.270 3.038,3 5423,3 956 586

Từ số liệu trên có thể thấy tổng quan về các loại cây trồng trên địa bàn huyện, cây trồng chủ lực của huyện vẫn là ngô, sắn, cà phê và lúa nương. Các loại cây được người dân lựa chọn canh tác tập trung theo từng vùng địa hình và gắn với phong tục canh tác của từng dân tộc. Qua đánh giá nhận thấy hiệu quả của các mô hình sử dụng được thể hiện cụ thể:

- Đối với cây ngô được tập trung tại 02 khu vực là vùng dọc sông đà (như các xã: Bó Mười, Liệp Tè, Mường Khiêng, Nong Lay gắn với người dân tộc Thái với 2143 ha, chiếm 32,7% tổng diện tích cây trồng) và vùng cao (như các xã: Co Mạ, Long Hẹ, Co Tòng, Pá Lông gắn với người dân tộc H Mông với 2326 ha, chiếm 35,4% tổng diện tích cây trồng)

Có thể thấy mặc dù không phải là cây trồng mang lại thu nhập cao nhưng với đặc thù địa hình chủ yếu là đất dốc, kỹ thuật canh tác đơn giản, nhanh thu hoạch người dân vẫn ưu tiên lựa chọn làm cây trồng chính để canh tác. Thị trường tiêu thụ thuận lợi cũng là điểm mạnh của cây ngô. Trước đây đến mùa thu hoạch trên địa bàn huyện có rất nhiều các điểm thu mua tập trung của các cơ sở kinh doanh nông sản, ngô được thu mua, sấy và bán cho các nhà máy để sản xuất thức ăn chăn nuôi nên giá tương đối ổn định. Tuy nhiên từ năm 2018 đến nay giá ngô giảm do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu phi đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân.

Mặt khác tuy cây ngô dễ canh tác nhưng do địa hình đất dốc, khó chăm sóc, chủ yếu dựa vào nguồn lực tự nhiên (đất, nước mưa), cùng với đó là sự xuất hiện của bệnh sâu keo mùa thu cũng làm giảm năng suất và chất lượng cũng là nguyên nhân làm giảm thu nhập của người dân.

Từ tình hình thực tế sản xuất khó khăn, cùng với các chính sách khuyến khích của huyện những năm gần đây không nhỏ diện tích ngô kém hiệu quả được người dân chuyển sang trồng cây ăn quả (đặc biệt các xã Bó Mười, Mường Khiêng đã chuyển sang trồng cây Thanh long) trên diện tích đất khô cằn, trước mắt cây thanh long đã cho thu hoạch, phần nào giúp người nông

dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên việc chuyển đổi diện tích ngô sang trồng cây ăn quả chủ yếu tập trung ở các xã dọc sông đà, các xã vùng cao chưa mạnh dạn chuyển đổi. Có thể một phần do tâm lý ngại thay đổi tập quán canh tác hoặc do một số cây ăn quả là cây trồng mới, chi phí đầu tư lớn trong khi thời gian kiến thiết dài, lâu thu hoạch nên người dân chưa chuyển đổi.

- Sắn cũng là cây trồng chủ lực của huyện, sắn được trồng tập trung ở các xã dọc sông đà (như: Mường Khiêng, Liệp Tè, Bó Mười với 2.457 ha, chiếm 46,6 % diện tích sắn toàn huyện). Địa bàn trồng sắn được phần lớn là vùng có địa hình thoai thoải kiểu đồi bát úp, đây là địa hình đặc trưng của xã Mường Khiêng, đó là lý do cho thấy diện tích sắn tại xã Mường Khiêng lớn nhất huyện với 978 ha, chiếm 18,5 % diện tích toàn huyện. Sắn là cây dễ trồng, chăm sóc không cần cầu kỳ tuy nhiên lại thích hợp với nơi có địa hình bằng phẳng, tầng đất dày mới có thể đem lại giá trị cao. Trên địa bàn huyện chủ yếu trồng giống sắn cao sản, thời gian trồng và thu hoạch trong 01 năm. Năng suất bình quân đạt 130-150 tạ củ tươi/ha, giá bán trung bình là là 1.500 đồng/kg, cho thu nhập khoảng 19.500.000 đến 22.500.000 đồng/ha.

Trước đây thị trường tiêu thụ sắn trên địa bàn chủ yếu là do các thương lái thu mua vận chuyển về các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây với chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, trên địa bàn đã có 01 nhà máy chế biến tinh bột sắn BHL, được đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp Mai Sơn, với công suất 200 tấn thành phẩm trên một ngày, nhà máy đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2018 góp phần thuận lợi cho người dân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, giá cả đã dần ổn định do không phải vận chuyển ra ngoài tỉnh..

Bên cạnh đó do huyện Thuận Châu có hơn 5.200 ha sắn, đứng thứ 2 toàn tỉnh và chiếm 16,2% tổng diện tích sắn trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện chủ trương thu hút đầu tư, năm 2019 huyện Thuận Châu đã thu hút đầu tư được 01 dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn vào địa bàn huyện với mục tiêu

tiêu thụ sản phẩm sắn cho các hộ dân trên địa bàn huyện và các vùng lân cận, đặc biệt là huyện Quỳnh Nhai (với diện tích sắn là 3.476 ha, chiếm 10% diện tích sắn toàn tỉnh) với giá cả ổn định, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sắn đảm bảo ổn định đầu ra, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân trồng sắn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tăng thu ngân sách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thuận Châu được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 15/01/2019, với công suất thiết kế 400 tấn sản phẩm/ngày đêm. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào quý IV năm 2020 góp phần tiêu thụ sản lượng sắn trên địa bàn với giá cả ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất của người dân.

- Lúa nương là cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai của các xã vùng cao. Theo kết quả điều tra, 1 ha lúa nương tại xã Co Tòng, Pá Lông, năng suất bình quân đạt 37 tạ/ha, thu nhập 29.600.000 đồng (Giá bán thóc trung bình là 8.000 đồng/kg). Theo thống kê diện tích lúa nương được tập trung tại địa bàn người dân tộc H Mông, với kiểu canh tác truyền thống, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Co Mạ với 985,2 ha, chiếm 32,4% diện tích lúa nương toàn huyện. Lúa nương tuy năng suất thấp nhưng khá ổn định, chất lượng gạo tương đối ngon, do đó được người dân ưu tiên sản xuất.

- Cà phê là một trong 2 cây trồng chủ lực của huyện với diện tích 5.423,3 ha (chỉ đứng sau diện tích ngô). Cà phê trồng trên địa bàn là giống cà phê Arabica (là loại có giá trị kinh tế nhất), qua đánh giá, Sơn La là tỉnh trồng cà phê Arabica lớn thứ hai của Việt Nam. Cây cà phê “Sơn La” có nguồn gốc từ năm 1945, trải qua hơn 70 năm hình thành, phát triển đến nay cà phê Sơn La trở thành một đặc sản của Sơn La và từng bước khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường.

Cà phê Arabica có chất lượng tốt, được trồng tập trung tại Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La. Đến nay, diện tích cà phê toàn tỉnh đạt trên 12.000 ha (trong đó riêng Thuận Châu là trên 5000 ha. Sản phẩm cà phê Sơn La bao gồm cà phê nhân, cà phê hạt rang và cà phê bột. Sản phẩm cà phê Sơn La hiện đã có tiếng trên thị trường được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)... Sở dĩ cà phê “Sơn La” có được đặc thù và danh tiếng như vậy một phần là nhờ địa hình, đất đai, khí hậu của khu vực địa lý thích hợp với giống cà phê Arabica. Cùng với đó, kinh nghiệm được tích lũy lâu đời của những người dân địa phương từ khâu chọn giống, chọn đất trồng đến quá trình chăm sóc, thu hoạch cũng làm tăng chất lượng của cà phê “Sơn La”.

Đến nay, cây cà phê dần khẳng định vị trí là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân trong tỉnh nói chung và trong huyện Thuận Châu nói riêng.

Những năm qua, tận dụng lợi thế về địa hình và khí hậu cấp ủy, chính quyền huyện đã chỉ đạo xây dựng hệ thống sản xuất, cung ứng giống tại chỗ, khuyến khích thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cà phê. Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như: canh tác cà phê còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp gây khó khăn trong việc áp dụng các quy trình kỹ thuật, xây dựng địa bàn sản xuất tập trung mang tính bền vững; mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, kiểm soát chất lượng và thương mại còn nhiều hạn chế; chưa hình thành được mối liên kết trong phát triển vùng nguyên liệu; hoạt động thu mua, sơ chế sản phẩm chủ yếu còn nhỏ lẻ, việc phơi sấy còn thủ công, lạc hậu.

Đặc biệt, chưa có nhà máy chế biến các sản phẩm từ cà phê có quy mô lớn, thân thiện với môi trường, việc tiêu thụ sản phẩm thiếu tính bền vững và phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu xuất hạt thô, tỷ lệ tiêu

Thuận Châu với đặc trưng của khí hậu miền núi phía bắc, khí hậu lạnh cùng lượng mưa lớn, mùa khô không rõ rệt là những lợi thế giúp cho cà phê Arabica sinh trưởng và phát triển. Chất lượng cà phê của Thuận Châu được đánh giá cao nhờ thổ nhưỡng tương tự vùng Sao Paulo của Brazil.

Hiện nay thị trường tiêu thụ cà phê tươi hoàn toàn là trong tỉnh, trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La hiện nay có 03 nhà máy sơ chế cà phê với quy mô lớn (300 tấn quả tươi/ngày đêm) như: Phúc Sinh, Mường Chanh và Cát Quế. Trong đó trên địa bàn huyện Thuận Châu là công ty cà phê Cát Quế.

Do tất cả cà phê ở Sơn La được chế biến bằng phương pháp chế biến ướt (giúp đảm bảo phẩm chất nội tại của hạt cà phê, cho ra sản phẩm cà phê nhân có màu sắc và chất lượng đồng nhất nên cà phê luôn có chất lượng tốt và giá trị thương mại cao) từ đó bên cạnh những thế mạnh, thì việc trồng cà phê cũng có những hạn chế nhất định ở khâu chế biến, sơ chế. Do việc sơ chế cà phê đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Theo đánh giá từ năm 2017 đến 2019 đã nhiều lần các nhà máy cấp nước sinh hoạt tại Thành phố Sơn La phải tạm ngừng cấp nước từ 3-7 ngày, nguyên nhân được đánh giá là do việc các cơ sở sản xuất, người dân xả nước thải sau sơ chế ra môi trường.

Điển hình như năm 2017, nguồn nước của nhà máy nước thành phố Sơn La bị ô nhiễm do nước thải sơ chế cà phê tại đầu nguồn, khiến nhà máy nước phải tạm ngừng cấp nước dài ngày, làm hơn 12.000 hộ, tương đương hơn 5 vạn người dân bị ảnh hưởng. Năm 2018, ô nhiễm nguồn nước đã làm trạm cấp nước Nà Sản, huyện Mai Sơn phải ngừng hoạt động 2 lần. Đây là bài toán mà cấp ủy, chính quyền tỉnh chưa có biện pháp xử lý triệt để do phải cân đối giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

- Mô hình trồng xoài: Với diện tích trên 4.000 ha, Sơn La hiện là tỉnh có diện tích xoài rất lớn, trong đó có nhiều vùng xoài được trồng tập trung, đã được triển khai theo quy trình VietGAP với diện tích hàng trăm ha. Thuận Châu tuy không phải là vùng có diện tích trồng xoài lớn, lâu đời như Yên

Châu, Mường La nhưng những năm gần đây nhờ các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ sản xuất huyện Thuận Châu đã tập trung phát triển quy mô trồng xoài với 956 ha, chiếm 23,9 % diện tích trồng xoài toàn tỉnh.

Xoài là cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương. Hiện nay giống xoài được trồng trên địa bàn chủ yếu là giống xoài tượng da xanh Đài Loan được ghép với giống xoài địa phương (xoài tròn, xoài keo) từ nhiều năm trước. Giống xoài này thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, có khả năng chịu hạn và kháng sâu bệnh tốt. So với các giống bản địa, xoài ghép sinh trưởng mạnh, quả to, trọng lượng quả gần một cân, thịt quả dầy, giòn, thơm ngon. Chi phí đầu tư cho mỗi hecta xoài khoảng 60 triệu đồng, nếu được chăm sóc tốt sau 3 năm đã cho thu hoạch với sản lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 54 - 66)