Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thuận Châu năm 2019 là 153.336 ha, cụ thể cơ cấu các loại đất toàn huyện và 03 xã khu vực nghiên cứu như sau:
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu năm 2019
TT Chỉ tiêu
Huyện Thuận
Châu Xã Bó Mười Xã Co Mạ Xã Mường É
Diện tích (ha) Cơ cấu % Diện tích (ha) Cơ cấu % Diện tích (ha) Cơ cấu % Diện tích (ha) Cơ cấu % Tổng diện tích 153.336,0 100 6.213,1 4,05 14.657,66 9,56 8.925,28 5,82 1 Đất nông nghiệp 119.452,36 77,90 4.017,46 3,36 12.057,67 10,09 6.524,47 5,46 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 54.122,30 45,31 2.699,40 4,99 4.483,4 8,28 3.075,77 5,68 1.2 Đất rừng SX 21.784,99 18,24 490,35 2,25 960,89 4,41 1.457,06 6,69
1.3 Đất rừng đặc dụng 10.369,04 8,68 0 0 6.350,53 61,25 0 0
1.4 Đất rừng phòng hộ 32.624,70 27,31 786,45 2,41 236,73 0,73 1.957,24 6,00 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản 543,05 0,45 41,26 7,60 21,86 4,03 34,40 6,33
1.6 Đất nông nghiệp khác 8,29 0,01 0 0 4,47 53,92 0 0
2 Đất phi nông nghiệp 5.346,44 3,49 208,94 3,91 273,56 5,12 189,93 3,55 3 Đất chưa sử dụng 28.537,20 18,61 1.986,7 6,96 2.326,43 8,15 2.210,88 7,75
Qua bảng hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện và các xã trong vùng nghiên cứu nhận thấy:
- Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 119.452,36 ha, chiếm 77,9 % so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 54.122,3 ha chiếm 45,31% đất nông nghiệp có thể thấy tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp của huyện là tương đối lớn.
Đánh giá tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp của 03 xã vùng dự án so tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện cho thấy:
+ Xã Bó Mười: Đất sản xuất nông nghiệp là 2.699,4 ha chiếm 4,99% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
+ Xã Co Mạ: Đất sản xuất nông nghiệp là 4.483,4 ha chiếm 8,28% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
+ Xã Mường É: Đất sản xuất nông nghiệp là 3.075,77 ha chiếm 5,68% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện.
Như vậy tuy chỉ nghiên cứu 03 xã/29 xã nhưng vùng nghiên cứu có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn với 10.258,57 ha chiếm 18,95% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện, trong đó riêng xã Co Mạ là lớn nhất với 8,28%, tuy vậy đất sản xuất tại xã Co Mạ lại tương đối dốc, chất lượng đất trung bình.
- Diện tích đất rừng sản xuất của huyện là 21.784,99 ha, chiếm 18,24% so với tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện có thể thấy việc phát triển rừng sản xuất cũng là thế mạnh của huyện.
Tuy nhiên nếu đánh giá tỷ lệ giữa đất rừng sản xuất (18,24%) với diện tích đất sản xuất nông nghiệp (45,31%) thì diện tích đất rừng sản xuất không nhiều cho thấy tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện lớn hơn
- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện là 543,05 ha, chiếm 0,45% so với tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện có thể thấy quỹ đất thủy sản của huyện không nhiều.
Tuy nhiên khi đánh giá tỷ lệ đất nuôi trồng thủy sản 03 xã trong khu vực nghiên cứu so với toàn huyện có thể thấy khu vực nghiên cứu có diện tích đất nuôi trồng thủy sản lớn (17,96% toàn huyện), trong đó địa bàn xã Co Mạ là tài nguyên nước ít nhất với 4,03%.
- Đất rừng đặc dụng trên địa bàn huyện là 10.369,04 ha chiếm 8,68% diện tích đất nông nghiệp, trong đó trong khu vực nghiên cứu đất rừng đặc dụng tập trung toàn bộ tại xã Co Mạ với 61,25% so với diện tích đất rừng đặc dụng toàn huyện.
- Đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện là 32.624,70 ha chiếm 27,31% diện tích đất nông nghiệp, tuy nhiên tại khu vực nghiên cứu diện tích đất rừng phòng hộ không nhiều với 9,14%.
- Quỹ đất nông nghiệp khác trên địa bàn huyện không đáng kể với 8,29 ha, chiếm 0,01% đất nông nghiệp toàn huyện. Tuy nhiên tập trung lớn tại xã Co Mạ với 4,47 ha chiếm 53,92%.
- Đất phi nông nghiệp trên địa bàn với 5.346,44 ha, chiếm 3,49% diện tích đất tự nhiên toàn huyện cho thấy cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn chủ yếu là đất nông nghiệp, quỹ đất phi nông nghiệp chủ yếu tập trung tại các xã dọc đường Quốc lộ 6, nơi có địa hình bằng phẳng.
- Đất chưa sử dụng trên địa bàn với 28.537,20 ha, chiếm 18,61% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, tuy nhiên qua đánh giá xác định quỹ đất chưa sử dụng chủ yếu tập trung tại khu vực núi đá cao, không hoặc ít có khả năng khai thác, điểm đặc trưng của các tỉnh miền núi, có địa hình chia cắt.