Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 36 - 39)

2.4.4.1. Về hiệu quả kinh tế

- Đối với các mô hình canh tác cây trồng dưới 12 tháng, áp dụng phương pháp tĩnh: Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động giá trị đồng tiền. Phương pháp này áp dụng tính toán các mô hình cây ngắn ngày như Ngô, Sắn, Lúa nương.

Được phân tích, tính toán bằng công thức: P = TN - Cp Trong đó: P là: Lợi nhuận; TN là: Thu nhập; Cp là: Chi phí

Đối với phương pháp này, nếu giá trị tính toán P > 0 thì mô hình có hiệu quả kinh tế; P = 0 thì không có hiệu quả; P < 0 thì mô hình lỗ.

- Đối với những mô hình canh tác trồng trên 12 tháng, áp dụng phương pháp phân tích lợi ích, chi phí CBA (Cost – Benefit Analysis).

Phương pháp CBA là phương pháp động, cho hệ thống quyết định và thiết lập những mục tiêu đạt được trong tương lai. Các chỉ tiêu cần tính toán là NPV, BCR.Trong đó:

+ NPV (Net Present Valua) - giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng: Là chỉ tiêu xác định lợi nhuận ròng của các hoạt động sản xuất kinh doanh có tính đến ảnh hưởng của nhân tố thời gian thông qua tính chiết khấu.

NPV được tính toán bằng công thức:

NPV = Trong đó:

NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng) Bt: Giá trị thu nhập của năm thứ t (đồng)

Ct: Giá trị chi phí của năm thứ t (đồng) r: Tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%) t: Thời gian thực hiện sản xuất (năm)

∑: Tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ năm 0 đến năm thứ n n: Số năm của chu kỳ sản xuất

Chỉ tiêu NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất, hoạt động nào có NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, cụ thể: NPV > 0: Sản xuất có lãi; NPV = 0: Sản xuất hòa vốn; NPV < 0: Sản xuất lỗ.

+ BCR (Benefit to Cost Ratio) - tỷ suất thu nhập và chi phí: Là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

BCR được tính bằng công thức sau:

(1 ) (1 ) t t n Bt BPV t r BCR n Ct CPV t r         Trong đó:

BCR: Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (đồng/đồng) BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)

CPV: Giá trị hiện tại của chí phí (đồng) Bt: Giá trị thu nhập của năm thứ t (đồng) Ct: Giá trị chi phí của năm thứ t (đồng) r: Tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)

t: Thời gian thực hiện sản xuất (năm)

∑: Tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ năm 0 đến năm thứ n n: Số năm của chu kỳ sản xuất

Chỉ tiêu BCR > 1 và càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR ≤ 1 thì không hiệu quả.

- Để đánh giá hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng cây hàng năm và cây lâu năm

Đối với cây lâu năm chỉ tiêu NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của cây trồng đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.

Do đó để so sánh hiệu quả kinh tế thì đề tài lựa chọn chỉ tiêu NPV/năm của cây lâu năm để so sánh với chỉ tiêu lợi nhuận (P) của cây trồng hàng năm.

Công thức tính NPV trung bình cho chu kỳ kinh doanh

( * ) (1 (1 ) )n r NPV C r   

C là thu nhập ròng trung bình năm của toàn chu kỳ NPV là kết quả lợi nhuận ròng của chu kỳ

r là tỷ lệ chiết khấu như đã sử dụng để tính NPV n là số năm của chu kỳ

2.4.4.2. Hiệu quả về xã hội

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội được đánh giá dựa trên các yếu tố như: - Khả năng lan rộng và phát triển hàng hóa của mô hình sản xuất

- Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người dân - Mức độ thu nhập kinh tế phù hợp với thị trường tiêu thụ

Sau khi đánh giá đề tài sẽ lựa chọn các mô hình theo thứ tự ưu tiên mang lại hiệu quả về xã hội theo tứ tự từ cao xuống thấp.

2.4.4.3. Hiệu quả về môi trường

Đánh giá hiệu quả về môi trường là chỉ tiêu khó định lượng, do đó quá trình đánh giá luận văn lựa chọn một số tiêu chí sau:

- Khả năng bảo vệ đất chống xói mòn

- Mức độ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật - Khả năng ăn sâu của cây trồng xuống tầng đất

Sau khi đánh giá đề tài sẽ lựa chọn các mô hình theo thứ tự ưu tiên về bảo vệ môi trường từ tốt đến xấu theo thứ tự từ 01 đến hết.

2.4.4.4. Hiệu quả tổng hợp

Hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác tức là mô hình sử dụng đất phải có hiệu quả về kinh tế, đồng thời phải mang lại hiệu quả về xã hội (như ổn định cuộc sống, tạo công ăn việc làm,...) và đảm bảo không làm tác động xấu đến môi trường.

Do đó đề tài sẽ đánh giá các mô hình dựa trên chỉ tiêu hiệu quả kinh tế (là P và NPV/năm) và thứ tự ưu tiên về hiệu quả xã hội, môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện thuận châu tỉnh sơn la​ (Trang 36 - 39)