Nông nghiệp hướng biển và đại dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 28 - 29)

Theo FAO (Aquarculture newsletter, 2017, April, N0 56), năm 2015 tổng sản lượng thủy sản toàn cầu đạt 106 triệu tấn, trong đó có 76,6 triệu tấn động vật và 29,4 triệu tấn là thực vật thủy sinh. Theo FAO, 2016, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người toàn cầu năm 2013 là 19,7 kg; để giữ ở mức này, đến năm 2020, nhu cầu thủy sản cần tăng khoảng 23 triệu tấn. Nhu cầu tăng này chắc chắn phải do nuôi trồng.

Theo các nhà khoa học Mỹ (Rebecca và Cs, 2017), hiện đang nổi lên nhiều "điểm nóng" phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và đại dương. Không gian mặt nước biển và đại dương đủ để sản xuất 15 tỷ tấn cá hàng năm, bằng hơn 100 lần tiêu thụ thủy sản toàn cầu hiện nay. Hoa Kỳ có tiềm năng rất lớn chưa được khai thác và có thể sản xuất hải sản nuôi trồng đủ đáp ứng nhu cầu của quốc gia với sử dụng chỉ 0,01% vùng biển đặc quyền kinh tế của mình. Hoa Kỳ nhập khẩu trên 90% nhu cầu tiêu thụ thủy sản, thâm hụt thương mại thủy sản hiện nay tổng cộng hơn 13 tỷ USD. Nuôi trồng thủy sản có thể giúp bù đắp cho những hạn chế của nghề đánh bắt tự nhiên và thiếu hụt đất canh tác trên lục địa.

Trong hai thập kỷ qua, ngành công nghiệp khai thác tự nhiên đã đạt trần, dừng lại ở khoảng 90 triệu tấn. Nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ tăng 39% trong thập kỷ tới. Không chỉ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, khối lượng sinh khối các sản phẩm nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua sản lượng hải sản đánh bắt tự nhiên và sản xuất thịt bò. Về cơ cấu thủy hải sản, trong năm 2014,

sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 73,8 triệu tấn, giá trị vào khoảng 160,2 tỷ USD, bao gồm 49,8 triệu tấn cá finfish (99,2 tỷ USD), 16,1 triệu tấn nhuyễn thể (19 tỷ USD), 6,9 triệu tấn động vật giáp xác (36,2 tỷ USD), và 7,3 triệu tấn các loại thủy sản khác bao gồm loài lưỡng cư (3,7 tỷ USD). Trung Quốc chiếm 45,5 triệu tấn năm 2014, chiếm hơn 60% sản lượng cá nuôi trồng toàn cầu. Các nhà sản xuất chính khác là Ấn Độ, Việt Nam, Bangladesh và Egypt.

Ngoài ra, còn 27,3 triệu tấn thực vật thủy sinh (5,6 tỷ USD). Thực vật thủy sinh, các loài rong biển, đã và đang được phát triển nhanh ở 50 quốc gia. Các dự án KHCN về nguồn giống, thức ăn, trang thiết bị và công nghệ nuôi trồng, công nghệ bảo quản và chế biến, quản lý nguồn nước và ô nhiễm môi trường được ưu tiên đầu tư, sẽ là những động lực chính đối với phát triển nuôi trồng, cạnh tranh trong ngành thủy sản.

Việt Nam đang xếp thứ 4 trong số 25 quốc gia nuôi trồng thủy sản hàng đầu trên thế giới. Thật là một thành quả chưa từng thấy, chứng tỏ khả năng bứt phá ngoạn mục của thủy sản nước ta (World Atlas, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)