Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 32)

đất nông nghiệp ở Việt Nam

Đánh giá tiềm năng đất đai, đánh giá hệ thống sử dụng đất nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế và mức độ thích nghi của đất đai đối với các mục đích sử dụng đất là hết sức cần thiết trong công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch lãnh thổ. Kinh tế - xã hội phát triển đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng căng thẳng, những tác động xấu trong quá trình sử dụng đất có thể dẫn đến thoái hóa, ô nhiễm đất, huỷ hoại môi trường đất,... Chính vì vậy cần xây dựng mô hình sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Để đạt được mục đích này cần tiến hành đánh giá các hệ thống sử dụng đất của từng địa phương. Những nghiên cứu đánh giá cụ thể về các hệ thống sử dụng đất sẽ làm rõ mức độ thích nghi, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất, tiềm năng đất đai, từ đó đưa ra được định

hướng quy hoạch sử dụng đất bền vững.

Nhiều công trình nghiên cứu được hội đồng khoa học đánh giá cao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dụng trong sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao.

Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước khác phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1993). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Trần An Phong (1995). Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1991). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2006).

Trong một nghiên cứu khác, Võ Đại Hải và cộng sự (2003) cho thấy việc cải tiến các hệ thống canh tác nương rẫy, theo hướng sử dụng đất bền vững chính là việc thiết lập các hệ thống nông lâm kết hợp và hiệu quả do nó mang lại là cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi, thời hạn sử dụng đất kéo dài, năng suất cây trồng ổn định.

Qua nhiều năm nghiên cứu, TS Nguyễn Đình Kỳ cùng các cộng sự đã đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu về suy thoái tài nguyên môi trường đất tại các tỉnh miền Trung như nghiên cứu điều tra đánh giá hiện trạng, nguyên nhân suy thoái tài nguyên - môi trường đất - nước vùng Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh; nghiên cứu năm 2009 về thực trạng thoái hoá đất và khả năng xuất hiện hoang mạc hoá miền Trung Việt Nam, nghiên cứu năm 2010 về Quản lý đất theo lưu vực sông nhằm ngăn ngừa thoái hoá đất và hoang mạc hoá miền Trung,…

tiêu chí cho đánh giá đất đai bán - định lượng trên 02 vùng sinh thái khác nhau nhằm xác định các tiêu chí cho các kiểu sử dụng đất đai thông qua một số tiêu chí kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn huyện Tam Bình, Vĩnh Long và huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Thông qua kết quả điều tra, phân tích tình hình kinh tế - xã hội và môi trường có 4 mục tiêu được chọn để đánh giá định lượng cho các kiểu sử dụng đất đai là: i) An toàn lương thực; ii) Gia tăng lợi nhuận; iii) Hiệu quả xã hội; và iv) Môi trường bền vững. Kết quả cho thấy huyện Tam Bình có 94 đơn vị đất đai với 06 kiểu sử dụng và loại hình đạt hiệu quả nhất là 02 lúa - cá. Huyện Hồng Dân thì có 19 đơn vị đất đai với 05 kiểu sử dụng và loại hình mang lại hiệu quả nhất là tôm - (lúa/cá), 01tôm - 01lúa, 02 lúa - cá.

Nguyễn Minh Thanh, Trần Thị Nhâm (2015) nghiên cứu đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất tại Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn đã đánh giá 2 mô hình trồng mơ và Keo lai với giá trị sản phẩm 48,59 triệu đồng/ha và 63,67 triệu đông/ha, giá trị ngày công tương ứng là 195.000đ/công và 156.000đ/công. Nghiên cứu cũng đề xuất định hướng sản xuất theo hướng hiệu quả và bền vững.

Hoàng Thị Thái Hòa, Lý Thị Duyên (2018) nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy vùng đồi núi thấp có 4 loại hình sử dụng đất và có 5 kiểu sử dụng đất chính. Hiệu quả sử dụng đất cao nhất tại kiểu sử dụng đất lạc đông với tổng thu 40.500 nghìn đồng/ha. Ở vùng đồi núi cao trung bình có 2 loại hình sử dụng đất và 2 kiểu sử dụng đất chính. Tổng thu đạt cao nhất tại kiểu sử dụng đất lúa đông xuân là 24.600 nghìn đồng/ha; NPVcủa cây keo lai thu được là 51.346,60 nghìn đồng/ha, cây quế là 126.548,20 nghìn đồng/ha; BCR của cây keo lai là 2,1 đồng, đối với cây quế là 7,6 đồng; IRR đối với cây keo lai là 34,0% cây quế là 28,6%.

nông nghiệp trước và sau quá trình tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy đất chuyên lúa, đất chăn nuôi tổng hợp và đất nuôi trồng thủy sản là các loại hình sử dụng đất điển hình. Mô hình lúa - cá - vịt cho giá trị gia tăng đạt 81,27 triệu đồng/ha/năm, hay mô hình cá - vịt đạt 64 triệu đồng/ha/năm. Đất chuyên lúa có giá trị gia tăng tăng gấp 1,97 lần so với trước tích tụ và tập trung đất. Mô hình nuôi cá cho thu nhập 860 nghìn đồng/công, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Như vậy, quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp đã tạo nên các loại hình sử dụng đất mới mang lại hiệu quả cao.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm, thực hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Chú trọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp cho từng vùng sinh thái, định hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường).

- Tham khảo cán bộ quản lý đất đai, nông nghiệp tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

- Khảo sát ý kiến người dân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

+ Điều kiện tự nhiên. + Điều kiện kinh tế xã hội.

+ Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn ảnh hướng đến quá trình sản xuất nông nghiệp tại huyện Đà Bắc, tình Hòa Bình.

- Phân tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đà Bắc, xác định các loại hình (LUT) sử dụng đất nông nghiệp phổ biến trên địa bàn.

- Phân tích cơ cấu cây trồng trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến được lựa chọn nghiên cứu và hiệu quả sử dụng đất của các loại hình phổ biến trên theo các tiêu chí về:

+ Hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả xã hội. + Hiệu quả môi trường. + Đánh giá chung.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

hành thu thập các tài liệu, số liệu sau:

- Số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

- Số liệu về đặc điểm đất đai, địa hình, phân loại đất, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

- Số liệu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đà Bắc và điển hình là 3 xã tại điểm nghiên cứu.

Ngoài ra còn thu thập các tài liệu, bài báo, bài viết có liên quan được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để thuận lợi cho việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tác giả tiến hành chọn điểm nghiên cứu là những xã đại diện cho vùng sinh thái của huyện cụ thể: xã Tu Lý, xã Mường Chiềng và xã Yên Hòa làm địa điểm nghiên cứu vì một số lý do sau:

- 3 xã trên là các xã phát triển nông nghiệp và là 3 xã đại diện cho các tiểu vùng sinh thái của huyện Đà Bắc.

- Hiện nay việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa được đề cập, chưa có báo cáo và kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ dân trên địa bàn huyện.

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Căn cứ vào đặc điểm tình hình, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của các xã để triển khai nghiên cứu, điều tra phỏng vấn các hộ dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo mẫu phiếu điều tra về tình hình sản xuất nông nghiệp và thông qua các loại hình sử dụng đất trên diện tích đất nông nghiệp của các hộ.

2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Trên cơ sở các tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành tổng hợp, đánh giá chất lượng mẫu đất và nước tại nơi nghiên cứu; đánh giá hiệu quả sử dụng đất với 3 loại hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả

2.3.4.1. Hiệu quả kinh tế

* Hiệu quả kinh tế: (Tính trên 1 ha/ năm)

- Giá trị sản xuất - GTSX (GO - Gross Output): là giá trị toàn bộ sản

phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất.

GTSX = giá nông sản * năng suất

+ Chi phi trung gian - CPTG (IC - Intermediate Cost): là tổng các chi

phí phát sinh trong quá trình sản xuất (không tính công lao động) + Thu nhập hỗn hợp (TNHH):

TNHH= GTSX - CPTG

+ Giá trị ngày công lao động (GTNC):

GTNC= TNHH/ số công lao động

+ Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV):

HQĐV= TNHH/CPTG

2.3.4.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: - Đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm

- Phù hợp năng lực sản xuất của người dân

- Phù hợp với phong tục và tập quán của địa phương.

2.3.4.3. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: -Khả năng bảo vệ đất.

-Tăng độ xốp của đất, tăng độ ẩm của đất. -Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

2.3.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Sau khi điều tra đầy đủ số liệu cần thiết, tiến hành phân tích tổng hợp các số liệu, tài liệu và nhập tất cả lên phần mềm Excel và tính toán. Từ đó, tiến hành tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các cây trồng chính, các loại hình sử dụng đất.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đà Bắc là huyện vùng cao nằm phía Bắc của tỉnh Hòa Bình, có ranh giới hành chính như sau:

- Phia Bắc giáp tỉnh Phú Thọ. - Phía Đông giáp TP. Hòa Bình.

- Phía Nam giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc và Cao Phong. - Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.

Huyện Đà Bắc có tổng diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Hòa Bình với 77.976,81 ha, chiếm 16,88% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính (19 xã và 01 thị trấn). Trung tâm huyện lý là thị trấn Đà Bắc nằm trên tỉnh lộ 433, cách TP. Hòa Bình 20 km.

3.1.1.2. Địa hình

Nằm ở độ cao trung bình 560m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000m so với mực nước biển, Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 350. Địa hình nơi đây mang đặc trưng kiểu địa hình núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, trong đó có những đỉnh núi cao trên 1.000m như: đỉnh Phu Canh 1373m, đỉnh Phu Xúc 1373m, đỉnh Đức Nhân 1320m, đỉnh Biều 1162m, …

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Đà Bắc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10 với những đặc trưng chính như sau:

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình khoảng 23,50C. + Nhiệt độ cao nhất khoảng 38-390C. + Nhiệt độ thấp nhất khoảng 120C.

Số giờ nắng trong năm trung bình khoảng từ 1300-1600 giờ/năm, nhìn chung số giờ nắng trong ngày là thấp, mùa hè từ 5-6 giờ, mùa đông từ 3-4 giờ.

- Chế độ mưa:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1,570 mm, phân bố không đều cả về thời gian lẫn không gian, lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm khoảng 79% lượng mưa cả năm; vào mùa khô lượng mưa ít, chỉ chiếm khoảng 21% tổng lượng mưa cả năm, trong đó ít mưa nhất là vào tháng 12 và tháng 1, trung bình lượng mưa chỉ đạt 20,7 mm. Hàng năm vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét gây ảnh hưởng rất lớn đến đường giao thông và mùa màng.

- Độ ẩm: Huyện Đà Bắc là khu vực có độ ẩm không khí tương đối thấp xuống dưới 82%, đã gây ra tình trạng khô hạn, làm ảnh hưởng đến quá trình

sinh trưởng và phát triển của cây trồng - vật nuôi, những năm hạn nặng nhiều diện tích cây trồng bị chết khô. Vì vậy, việc xây dựng các công trình thủy lợi (hồ chứa nước, đập dâng) để dự trữ và cung cấp nước trực tiếp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đồng thời còn có tác dụng điều hòa khí hậu tiểu vùng.

3.1.1.4. Thủy văn

Đà Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đà. Với chiều dài chảy qua huyện khoảng 70 km có diện tích mặt hồ khoảng 6.000ha, có trữ lượng hàng tỷ m3 nước với lưu lượng thông qua bình quân hàng năm 1.600m3/s.

Trong nội vùng của huyện do địa hình bị chia cắt mạnh nên có một số suối lớn như: Suối Tuồng, suối Chum, suối Trâm, suối Nhạp, suối Láo… Các suối khác thì ngắn, dốc, lưu vực nhỏ, lòng hẹp, sâu, rất ít nước vào mùa khô, phần lớn ít có các địa hình thuận lợi để đắp chắn bãi đập tích nước nhiều vào mùa mưa phục vụ nông nghiệp vào mùa hạn. Từ đó huyện không có hồ chứa nước lớn, mực nước ngầm dồi dào nhưng không ổn định, phụ thuộc vào sự phân tầng, độ đứt gãy, thế nghiêng của địa chất, chủ yếu khi khai thác nước ngầm đủ cho sinh hoạt. Nước phục vụ sản xuất và nước sạch cho khu vực thị trấn huyện lỵ phải có khảo sát kỹ mới có thể tìm ra các điểm có lưu lượng lớn, đáp ứng cho từng nhu cầu cụ thể.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Đà Bắc là vùng có địa chất cổ nhất được tạo thành từ kỷ Đề von cùng hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)