Hiệu quả tổng hợp của các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 81)

Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác về mặt kinh tế - xã hội - môi trường là việc xem xét tổng hợp các mặt hiệu quả của mô hình đó, trên cơ sở xác định mức độ giao thoa của cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường, sau đó so sánh lựa chọn mô hình canh tác tốt nhất.

Kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại hình canh tác được thể hiện cụ thể ở bảng 3.10:

Bảng 3.10: Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường Đánh giá chung LUT chuyên lúa thấp thấp thấp thấp LUT

Lúa - màu thấp thấp trung bình thấp

LUT chuyên màu và cây

công nghiệp ngắn ngày thấp trung bình thấp thấp

LUT cây ăn quả cao Cao cao cao

LUT cây lâm nghiệp trung

bình Cao cao cao

LUT nuôi trồng thủy sản cao Cao cao cao

Việc đánh giá hiệu quả tổng hợp của một mô hình canh tác là công việc phức tạp, đòi hỏi tính khách quan cũng như sự tỉ mỉ. Từ kết quả đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất về 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời dựa trên các nguyên tắc lựa chọn và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng chúng tôi có thể đưa ra các loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện của huyện Đà Bắc như sau:

Có thể nhận thấy rằng LUT nuôi trồng thủy sản, LUT cây lâm nghiệp và LUT cây ăn quả là thế mạnh của vùng, hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường đạt giá trị cao so với các LUT khác. Tiếp đến là LUT chuyên màu - Cây CNNN, LUT lúa - màu, LUT chuyên lúa.

Đối với LUT chuyên lúa tuy hiệu quả kinh tế đem lại thấp nhưng do vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho nhân dân và xã hội vẫn chấp nhận nên vẫn được lựa chọn. Tuy nhiên, định hướng trong những năm tới nên nâng cao hiệu quả sử dụng đất của LUT Chuyên lúa bằng việc cải thiện tình hình tưới tiêu để đưa diện tích này thành 2 vụ Lúa - 1 vụ Màu nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất hiện có.

Đối với loại hình sử dụng đất lúa - màu. Đây là loại hình sử dụng đất đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên địa bàn huyện Đà Bắc, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, tận dụng được nguồn lực lao động nông nghiệp dồi dào. Với loại hình sử dụng đất lúa - màu thì kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - khoai lang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn kiểu sử dụng Lúa xuân - Lúa mùa - rau màu. Tuy vậy, cả hai kiểu sử dụng đất này vừa đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, tận dụng phế phụ phẩm cho chăn nuôi.

LUT cây ăn quả: Đây là loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường đất đai. LUT đã giải quyết được công ăn việc làm cho lao động lúc nông nhàn đồng thời góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, để phát triển các loại hình này đòi hỏi mức đầu tư tương đối lớn và

phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cao nên đòi hỏi phải có chính sách hỗ trợ cho người dân.

LUT nuôi trồng thủy sản. Loại hình sử dụng đất này đem lại lợi ích kinh tế rất lớn, tuy nhiên loại hình này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, đòi hỏi kỹ thuật nuôi trồng , nguy cơ rủi ro cao, nên ít được người dân áp dụng.

3.7. Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và bền vững

3.7.1. Quan điểm phát triển nền nông nghiệp bền vững

Hoạt động sản xuất nông nghiệp là những tác động của con người lên các đối tượng thiên nhiên (cây trồng, đất đai...) để tạo ra các sản phẩm (nông sản) nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Những tác động đó của con người nếu như phù hợp với các quy luật khách quan của thiên nhiên sẽ thúc đẩy sự phát triển của thiên nhiên và tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho con người. Ngược lại, nếu những tác động trong nông nghiệp, cũng như các tác động khác của con người trong các hoạt động sản xuất và đời sống không phù hợp với các quy luật khách quan của tự nhiên, thì thường gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, con người rơi vào trạng thái sản xuất không an toàn.

Sản xuất nông nghiệp bền vững không những hướng tới việc tạo ra các sản phẩm lành, sạch, không gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, mà còn cần đảm bảo không ngừng tăng năng suất cây trồng, tăng năng suất đất đai, năng suất

3.7.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của huyện Đà Bắc

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp chính là xác định mô hình sử dụng đất phù hợp với mỗi đơn vị đất đai cụ thể. Hiện nay trên thế giới, việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.

Xuất phát từ định hướng phát triển bền vững, căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn vừa qua, mục tiêu phát triển trong thời gian tới, cũng như dự báo về nguồn lực thu hút, đầu tư để tính toán nhu cầu sử

dụng đất của huyện Đà Bắc cho phù hợp. Bám sát định hướng phát triển các ngành, từng lĩnh vực trong giai đoạn tới, cân đối quỹ đất trên cơ sở tiết kiệm, đặc biệt là đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Ngoài mục đích chuyển sang đất phi nông nghiệp thì trong nội bộ ngành nông nghiệp đề xuất chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên đơn vị diện tích. Dành quỹ đất phát triển hạ tầng cho phù hợp với điều kiện của địa phương, tránh dự báo thực hiện theo nhu cầu mà không cân đối nguồn lực.

Bố trí sử dụng đất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung, tạo ra sản phẩm hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp; duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa nước, cần thiết cũng như đất rừng phòng hộ, đất di tích - danh thắng, bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Việc quản lý sử dụng đất phải gắn với cải tạo, bảo vệ đất, và gắn với tổ chức sản xuất, bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các đơn vị sử dụng đất.

3.7.3. Đề xuất giải pháp sử dụng đất

3.7.3.1. Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

* Các biện pháp nhằm chống xói mòn, rửa trôi đất, hủy hoại đất

Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp điều kiện đất dốc là điều bắt buộc trong sử dụng đất nông nghiệp huyện Đà Bắc.

Kết hợp nông - lâm trong sử dụng đất, với đất dốc, không để có thời gian đất trống..

* Các biện pháp nhằm sử dụng đất tiết kiệm và tăng giá trị của đất Xây dựng và thực hiện đồng bộ các phương án quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất: quy hoạch phát triển thị trấn, xã, các khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp, thương mại, kinh doanh - dịch vụ.

thông thủy lợi, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ,...

Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất. Đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu hồi kịp thời.

* Bảo vệ môi trường

Một trong những giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay và cả trong tương lai đó là giải pháp tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường của người dân, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để người dân sử dụng đất đúng mục đích. tiết kiệm, có hiệu quả cao đi đôi với phát triển bền vững bao gồm: Bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí và rác thải. Cần có các qui định xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi gây tổn hại đến môi trường.

Xây dựng cơ chế thống nhất giữa quản lý đất đai và bảo vệ môi trường như giữa sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường đất, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho tổ chức và cá nhân trong quá trình sử dụng đất.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Pháp luật về bảo vệ môi trường.

Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường để có thông tin kiểm soát, đánh giá chính xác và kịp thời mức độ ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, việc bảo vệ môi trường nước cần các giải pháp sau:

- Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng người dân vứt bừa bãi ra bờ ruộng và kênh mương, lượng bón phân hóa học không cân đối giữa N, P, K. Vì vậy cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Xây dựng quy trình bón phân cân đối N, P, K. Mặt khác cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kịp thời, tránh tình trạng như hiện nay là quá

lạm dụng thuốc BVTV.

- Xây dựng hệ thống nước thải trong các khu đô thị, khu công nghiệp của thành phố tách riêng khỏi hệ thống thoát nước mưa. Nước thải sau khi được tập trung xử lý tại các trạm xử lý theo tiêu chuẩn nước thải mới được xả ra sông, hồ. Hệ thống xử lý nước thải trong khu vực được thiết kế tách riêng thành hệ thống nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

- Đối với khu vực làng xã cũ, trước mắt không thiết kế hệ thống thoát nước thải riêng biệt. Nước thải được xử lý tại các bể tự hoại sau đó thoát vào hệ thống thoát nước mưa. Có thể thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các công trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các công trình công cộng dịch vụ.

- Đối với nguồn nước ngầm: Giải pháp lâu dài để đảm bảo chất lượng nguồn nước ngầm là giảm tối đa lượng nước thải ô nhiễm ngấm xuống lòng đất. Muốn vậy phải xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước tốt, xử lý nghiêm những trường hợp đổ chất thải, rác thải ô nhiễm xuống lòng đất. Từng bước kiểm soát việc khai thác nguồn nước ngầm.

3.7.3.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật về giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư có chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ sau thu hoạch.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn học tập kinh nghiệm sản xuất, tập huấn, hướng dẫn tiến bộ khoa học mới cho người nông dân với các chủ đề cụ thể.

Phối hợp với các viện, trường đại học và trung tâm nghiên cứu cây trồng nhằm tuyển chọn, lai tạo giống có năng suất, chất lượng cao, khả năng

thích ứng và phù hợp với từng vùng, một số cây giống có thể phát triển mạnh như Bưởi Diễn, Cam canh,...

3.7.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải không ngừng nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thông tin về kinh tế xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ với đầu tư thêm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật và sự nhạy bén về thị trường cho nhân dân, cần mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho người lao động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những năm tới huyện cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có chính sách khuyến khích nguồn lao động có kỹ thuật cao từ nơi khác đến, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm.

Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp. Tăng cường đội ngũ khuyến nông khuyến lâm cơ sở, đảm bảo sự tiếp cận chặt chẽ giữa người dân và cán bộ khuyến nông khuyến lâm. Thí điểm và đưa vào sử dụng hệ thống các cây trồng, vật nuôi mới, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến gần với người dân lao động. Có các nghiên cứu thí điểm và chuyển giao giống cây trồng mới, làm phong phú cơ cấu cây trồng.

3.7.3.4. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

* Về thủy lợi:

- Từng bước sử dụng công nghệ tưới tiêu hiện đại, tiết kiệm nước và các loại hình công trình phù hợp để tưới cho các tiểu vùng.

- Tăng cường nâng cấp, cải tạo công trình tưới tiêu hiện có, đồng thời xây dựng mới các công trình tưới, tiêu cục bộ đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích canh tác của huyện.

* Về hệ thống giao thông nội đồng:

Thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới nên các xã cần phải mở rộng và nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn hoàn chỉnh, kiên cố tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá nông sản đến nơi tiêu thụ hoặc chế biến.

3.7.3.5. Các giải pháp về tổ chức sản xuất của địa phương

Trong sản xuất nông nghiệp việc xây dựng và hoàn chỉnh các định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Đồng thời cần có những chính sách phù hợp khuyến khích người lao động trong việc cải tạo sử dụng đất, khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, sản xuất sản phẩm hàng hoá, định hướng thị trường. Đồng thời trong chính sách quản lý cần gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vùng chuyên canh, vật nuôi, phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo định hướng sản xuất hàng hoá, ưu tiên phát triển các hệ thống cây trồng cho giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định.

Vì vậy cần thiết phải có các giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp hợp lý có sự tham gia của người dân, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp là cao nhất.

Có các chính sách thu hút và phân phối lao động hợp lý trong các ngành nghề, đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp được ổn định, liên tục và lâu dài.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên địa bàn nghiên cứu có 6 loại hình sử dụng đất chính và 13 kiểu sử dụng đất chi tiết, trong đó cây ăn quả gồm cam, bưởi, cây lâm nghiệp gồm keo và bạch đàn. Cây nông nghiệp ngắn ngày điển hình có Lúa nước, Ngô,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)