Loại hình nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 70)

Vùng hồ thủy điện Hòa Bình là tiềm năng, lợi thế sẵn có để người dân lựa chọn nghề nuôi cá lồng là loại hình giảm nghèo bền vững. Đến nay, diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản toàn huyện Đà Bắc đạt 82,75 ha, số lồng cá 1.909 lồng, đạt 100,47% kế hoạch. Sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2019 ước đạt 878 tấn, trong đó, đánh bắt 323,35 tấn, nuôi trồng 554,65 tấn với các loại

cá: trắm cỏ, rô phi đơn tính, trê lai, chiên, ngạnh, dầm xanh, nheo, cá tầm, bỗng... Số lồng cá phát triển tập trung nhiều tại các xã: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Đồng Ruộng và một số xã khác.

3.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

3.6.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là thước đo quan trọng khi cho điểm và lựa chọn sản phẩm của người sản xuất. Đánh giá hiệu quả kinh tế của loại hình canh tác tại điểm nghiên cứu thông qua chỉ số thu nhập và chi phí của từng loại hình. Do tương đồng về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lập địa, nên trong cùng huyện Đà Bắc có rất nhiều loại hình canh tác tương đối giống nhau chỉ khác nhau bởi quy mô diện tích, mức độ thâm canh, tập quán canh tác và phương thức canh tác. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình trên địa bàn một số xã là rất quan trọng để lựa chọn những loại hình tốt nhất, có hiệu quả kinh tế cao làm cơ sở nhân rộng loại hình ra toàn huyện để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các LUT

Đơn vị tính trên 1 ha

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

GTSX CPTG TNHH HQĐV (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (lần) Chuyên lúa

1. Lúa xuân - Lúa mùa 71,26 45,89 25,37 0,55

Bình quân 71,26 45,89 25,37 0,55

Lúa - màu

2. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai

lang 128,66 64,59 64,07 0,99

3. Lúa xuân - Rau màu 111,08 61,21 49,87 0,81

Bình quân 119,87 62,9 56,97 0,91

Chuyên màu - Cây CNNN

4. Ngô 55,34 26,16 29,18 1,12

5. Sắn 35,7 14,45 21,25 1,47

6. Mía 206,9 101,77 105,13 1,03

7. Dong riềng 127,1 60,32 66,78 1,11

8. Chuyên rau, đậu các loại 39,82 15,32 24,5 1,60

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG TNHH HQĐV (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (lần)

Cây ăn quả

9. Cam 452,6 107,34 345,26 3,22

10. Bưởi 412,5 85,2 327,3 3,84

Bình quân 432,55 96,27 336,28 3,49

Cây lâm nghiệp

11. Keo lai 394,65 142,73 251,92 1,77

12. Bạch đàn 388,42 141,12 247,3 1,75

Bình quân 391,535 141,925 249,61 1,76

Nuôi trồng thủy sản 13. Cá nước ngọt 634,69 158,07 476,62 3,02

Bình quân 634,69 158,07 476,62 3,02

Qua bảng trên cho thấy giá trị sản xuất, chi phí sản xuất trung gian, giá trị gia tăng của các kiểu sử dụng đất có sự chênh lệch rõ rệt. LUT Cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX 432,55 triệu đồng/ha, TNHH 336,28 triệu đồng/ha, HQĐV là 3,49 lần. Trong thời gian gần đây, việc đưa các giống cam canh, bưởi năng suất cao đang ngày càng được phát triển, đưa lại năng suất và thu nhập rất lớn cho người dân. Sau đó đến LUT Cá nước ngọt (HQĐV là 3.02 lần); LUT Cây lâm nghiệp (HQĐV là 1,76 lần). Đây là 3 loại hình đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Việc sản xuất độc canh lúa hay kết hợp trồng lúa với một số cây màu như khoai lang, rau màu,… cho hiệu quả kinh tế thấp (HQĐV<=1). Các kiểu sử dụng đất lúa kết hợp với một số cây màu đều là những cây trồng phổ biến, có nhiều nơi trồng nên ít có tính cạnh tranh, giá thành đầu tư vẫn cao trong khi giá bán lại thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.

Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy:

- LUT 1 (chuyên lúa): Với kiểu sử dụng đất chính là LX - LM cho TNHH đạt 25,37 triệu đồng/ha. Mặc dù LUT này có hiệu quả không cao nhưng có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn lương thực cho địa phương và xuất khẩu hàng hoá.

- LUT 2 (2 lúa - màu): Với 2 kiểu sử dụng đất cho TNHH bình quân đạt 56,97 triệu đồng/ha, Kiểu sử dụng đất LX - LM - Khoai lang có hiệu quả cao hơn với TNHH đạt 64,07 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn 0,99 lần. Kiểu sử dụng đất LX - LM - rau màu cho hiệu quả thấp hơn với TNHH đạt 49,87 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn chỉ đạt 0,81 lần.

- LUT 3 (Chuyên màu): Gồm có 5 kiểu sử dụng đất (Ngô, Sắn, Mía, Dong riềng, Chuyên rau đậu các loại) cho TNHH bình quân đạt 92.97 triệu đồng/ha. Kiểu sử dụng đất Mía có hiệu quả cao nhất với TNHH đạt 206,9 triệu đồng/ha. Kiểu sử dụng đất Chuyên rau, đậu các loại có hiệu quả đồng vốn cao nhất đạt 1.60 lần. Kiểu sử dụng đất Mía cho hiệu quả thấp nhất với hiệu quả đồng vốn chỉ đạt 1,03 lần.

bình quân đạt 336,28 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn bình quân 3,49 lần. Đây là LUT cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong huyện.

- LUT 5 (nuôi trồng thủy sản): Có TNHH đạt 476,62 triệu đồng/ha với hiệu quả đồng vốn bình quân 3,02 lần, LUT này đem lại hiệu quả kinh tế cao thứ 2 chỉ sau LUT cây ăn quả.

* Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế

Các LUT Chuyên Lúa, LUT lúa - màu và LUT Chuyên rau - cây CNNN thì hiệu quả kinh tế đều ở mức thấp.

LUT cây lâm nghiệp cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình.

LUT Cây ăn quả và LUT Nuôi trồng thủy sản thì hiệu quả kinh tế đều ở mức cao.

Từ hiệu quả kinh tế các LUT và thế mạnh của huyện về điều kiện tự nhiên mang lại thì tiềm năng phát triển nông nghiệp của huyện tập trung vào phát triển các loại cây ăn quả và Nuôi trồng thủy sản. Đồng thời phát triển sản xuất lúa đặc sản, cây trồng vụ đông, cây rau màu. Tiếp tục phát triển và chuyển đổi các diện tích canh tác không hiệu quả sang các kiểu sử dụng đất có hiệu quả hơn nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì diện tích cây lương thực để đảm bảo an ninh lương thực của toàn huyện.

3.6.2. Hiệu quả xã hội

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu phức tạp, khó định lượng được. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu: Mức độ chấp nhận của người dân với các loại hình sử dụng đất; khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhân dân; sự đa dạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thêm sản phẩm thu nhập của người dân. Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông thôn là vấn đề lớn cần được quan tâm. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông

dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Mặt khác, việc phát triển sản xuất nông nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động là gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.

Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình được thể hiện ở bảng 4.8 sau:

Bảng 3.8. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất

Loại hình sử dụng đất

Chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu định tính

Công lao động (công/ha) GTGT/côn g lao động (1000 đồng) Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ về đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật Đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng ngày của người dân và xã hội Phù hợp với tập quán canh tác địa phương LUT

chuyên lúa 350 72,49 Trung bình Trung bình Cao

LUT

Lúa - màu 640 89,02 Trung bình Trung bình Cao

LUT chuyên màu và cây công nghiệp

ngắn ngày

400 123,42 Trung bình đến cao Trung bình

đến cao Cao

LUT cây ăn

quả 780 431,13 Thấp Trung bình Trung bình

LUT cây lâm

nghiệp 850 293,66 Cao Trung bình Trung bình

LUT nuôi trồng thủy

sản

1300 366,63 Trung bình Cao Trung bình

LUT nuôi trồng thủy sản có mức đầu tư lao động cao nhất (bình quân 1.300 công). Khi so sánh công lao động bình quân giữa các LUT cho thấy LUT cây ăn quả cao nhất, gấp 5,95 lần LUT chuyên lúa, gấp 4,84 lần LUT lúa - màu, gấp 3,49 lần LUT chuyên màu - cây CNNN, gấp 1,47 lần LUT hoa cây cảnh, gấp 1,18 lần LUT nuôi trồng thủy sản.

Các công thức luân canh lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày đều cho giá trị ngày công lao động tương đối thấp. Các công thức luân canh có LUT: lúa- màu, LUT chuyên màu và cây CNNN là những sản phẩm chủ lực có giá trị sản xuất hàng hoá cao, phải ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và áp dụng thâm canh trong sản xuất. Khi nhân rộng các loại hình sử dụng đất này phải cần nhiều nhân công đã giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động vào thời điểm nông nhàn và những người lao động đang bị thất nghịêp, giúp họ có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập khá. Tuy nhiên, trong tương lai muốn ổn định thị trường các loại sản phẩm này thì tỉnh cần có chính sách hỗ trợ nguồn vốn, thành lập đầu mối thu mua trực tiếp cho người dân khỏi bị ép giá qua bộ phận trung gian vào vụ thu hoạch chính. Bên cạnh đó tỉnh cần chỉ đạo tốt công tác khuyến nông, hướng dẫn cho từng cơ sở về kỹ thuật để hạn chế tới mức tối thiểu những rủi ro do thiếu hiểu biết gây ra. Vì đây là những sản phẩm cho giá trị lợi nhuận cao góp phần đáng kể trong việc gia tăng lợi ích cho người dân, làm cho đời sống của gia đình họ được cải thiện và đầy đủ hơn cả về vật chất và tinh thần, giá trị ngày công lao động của các công thức này từ mức khá trở lên.

LUT 2 vụ lúa hiện nay vẫn đang được đa số người dân chấp nhận vì lúa là sản phẩm chủ đạo của ngành nông nghiệp. Đây là sản phẩm lương thực cần thiết và luôn có tính ổn định trong thị trường cả về chủng loại, số lượng và chất lượng, góp phần đảm bảo an toàn lương thực của người dân.

* Đánh giá chung

LUT lúa xuân - lúa mùa và LUT lúa màu có hiệu quả xã hội thấp nhất, khả năng thu hút lao động trung bình, giải quyết được nhiều công ăn việc làm

cho người dân tuy nhiên mức thu nhập còn thấp, 2 LUT này bị hạn chế do thiếu diện tích để trồng trọt, nhiều diện tích đồi núi, năng lực của người dân còn hạn chế, nên chưa ứng dụng được khoa học kỹ thuật trong canh tác, về khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân thì hầu hết các hộ gia đình chỉ đủ cung đủ cấp, sản lượng chưa cao nên không trao đổi buôn bán.

LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả xã hội trung bình do khả năng thu hút lao động thấp, thu nhập của người dân chưa cao, phù hợp với phong tục tập quán canh tác của địa phương, năng lực sản xuất của hộ về đất, về nhân lực phù hợp, tuy nhiên nếu canh tác với diện tích ít thì hộ gia đình không cần nhiều vốn, kỹ thuật nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm sẽ thấp, còn canh tác ở diện tích lớn sẽ đòi hỏi nhiều vốn, ứng dụng các kỹ thuật khoa học vào trồng trọt thì sẽ cho năng suất cao, khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm cao.

LUT cây lâm nghiệp và LUT Nuôi trồng thủy sản đánh giá theo các tiêu chí trên đều có hiệu quả xã hội đạt ở mức cao. Có khả năng thu hút lao động lớn, tạo ra sản phẩm, hàng hóa cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện cuộc sống người dân. Tuy nhiên cần có vốn đầu tư lớn.

LUT Cây ăn quả có hiệu quả xã hội cao, có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa giá trị cao nhưng lại chưa được nhiều người dân chấp nhận do số vốn đầu tư khá lớn, khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên còn bị hạn chế.

3.6.3. Hiệu quả môi trường

Lợi ích về môi trường là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính bền vững của mô hình canh tác. Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều yếu tố khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng, sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

hình canh tác được đánh giá dựa trên kết quả thảo luận xây dựng các chỉ tiêu và cho điểm của người dân. Hiệu quả môi trường ở các mô hình sử dụng đất được thể hiện ở nhiều nội dung và chỉ tiêu khác nhau như:

-Khả năng bảo vệ đất, sử dụng đất hiệu quả và bền vững của mô hình. -Tăng độ xốp của đất, tăng độ ẩm của đất, tận dụng được đất đai. -Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng tới môi trường. Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường của các mô hình canh tác được thể hiện cụ thể ở bảng 3.9:

Bảng 3.9. Hiệu quả môi trường của các loại hình canh tác

Chỉ tiêu đánh giá

Mô hình canh tác cây ngắn ngày

Mô hình canh tác cây công nghiệp lâu năm

Chuyê n lúa Lúa - màu Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày Cây ăn quả Cây lâm nghiệp

Khả năng bảo vệ đất cao thấp TB thấp TB cao Tăng độ xốp, độ ẩm cho

đất thấp thấp thấp thấp thấp

Mức độ sử dụng phân bón,

thuốc BVTV TB TB TB thấp cao

Mô hình có tính hiệu quả

và bền vững cao thấp Cao TB cao TB

( Tổng hợp số liệu điều tra)

Từ kết quả đánh giá có thể thấy hầu hết các mô hình canh tác trên địa bàn xã có hiệu quả về mặt môi trường không cao.

Trong đó, LUT cây lâm nghiệp là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả môi trường cao nhất, sau đó đến LUT cây ăn quả, LUT lúa - màu. LUT chuyên lúa và LUT chuyên màu, cây công nghiệp ngắn ngày là loại hình có hiệu quả về mặt môi trường thấp nhất. Trong phạm vi của đề tài chỉ đề cập đến 1 số vấn đề có mức độ ảnh hưởng đến môi trường trong sản xuất nông nghiệp:

Các cây nông nghiệp ngắn ngày có độ che phủ không cao, bộ rễ ăn nông nên không có khả năng giữ nước, thông qua năng suất không ổn định. Chính vì vậy cần xây dựng những mô hình nhằm cải tạo đất đem lại hiệu quả cao về môi trường. Lúa nước sau khi thu hoạch thường tiến hành gom đốt do đó hiệu quả môi trường không cao, hầu như không có sản phẩm nào trả lại cho đất. Sau vụ Ngô, Rau các loại vào vụ đông, người dân tận dụng thân, cành làm vật liệu hữu cơ sử dụng cho cây Cam hoặc cho chăn nuôi gia súc. Rau củ trồng trên giàn trồng độc canh, dưới giàn Su su, mướp, bí đao...., cỏ được làm sạch sẽ, trên mặt đất không có vật liệu hữu cơ che phủ, đất trống trơn. Trong điều kiện mưa lớn và tập trung thì quá trình xói mòn, rửa trôi lớp đất mặt xảy ra rất nhanh.

Đối với loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu. Đây là LUT có tác dụng cải tạo đất, có tác dụng cải tạo môi trường đất, tránh được sâu bệnh do sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)