Hiện trạng sản xuất nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 60)

Giai đoạn 2017- 2019, tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần qua các năm. Cụ thể: năm 2017: 37,5% SVCK đạt 91%; năm 2018: 37% SVCK đạt 98%; năm 2019: 36,4% SVCK đạt 98,4%.

Trong những năm qua mặc dù thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai bão lũ, hạn hán và dịch bệnh gia súc gia cầm đe dọa ảnh hưởng tới sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp giai đoạn năm 2017-2019 Loại cây trồng Chỉ tiêu ĐVT Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng diện tích gieo trồng Diện tích Ha 13.598,6 10.924,41 11.150,25 Tổng sản lượng cây có hạt Sản lượng Tấn 40.220 33.839,38 34.416,13 Lúa nước Diện tích Ha 1.740,9 1.903,9 1.898,52 Năng suất Tạ/Ha 49,5 45,9 51,91 Sản lượng Tấn 8.618,19 9.424,9 9.854,47

Ngô

Diện tích Ha 7.449,4 5.294,21 5.285,11 Năng suất Tạ/Ha 42,42 46,1 46,22 Sản lượng Tấn 31.601,61 24.414,48 24.427,90

Sắn Diện tích Ha 2.570,83 2.629,8 2.674

(Nguồn: Báo cáo thực hiện kinh tế-xã hội giai đoạn năm 2017-2019)

Ngành nông nghiệp phát triển lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm, tích cực phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Cơ cấu cây trồng tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng và đảm bảo sự phát triển bền vững, theo hướng phát triển sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Năm 2019, tổng diện tích gieo trồng 11.150,25ha giảm 2.448,35ha so với 13.598,6ha năm 2017. Tổng sản lượng cây có hạt đạt 34.416,13 tấn, giảm 5.803,87 tấn so với 40.220 tấn năm 2017.

- Chăn nuôi: mô hình chăn nuôi trang trại tiếp tục phát triển. Số lượng

gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Trong những năm 2018, có dịch tả lợn Châu Phi hoành hành khắp cả nước tuy nhiên huyện đã có các công tác kiểm soát, ngăn ngừa dịch lây lan nhanh. Công tác tiêm vắc xin phòng, chống dịch

bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được tăng cường.

Bảng 3.4. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2017-2019 Loại gia súc,

gia cầm ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng số trâu Con 8.362 8.400 8.588

Tổng số bò Con 8.501 8.550 9.000

Tổng số lợn Con 20.181 13.643 22.100

Tổng số gia cầm Con 221.600 186.170 265.670

(Nguồn: Báo cáo thực hiện kinh tế-xã hội giai đoạn năm 2017-2019)

-Lâm nghiệp:

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2017-2019 (Giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng số Rừng trồng, cây trồng phân tán Lâm sản ngoài gỗ Dịch vụ chi trả môi trường rừng Năm 2017 47.0 13.5 27,5 0 Năm 2018 57 9,5 37,5 10 Năm 2019 87,8 13,0 62,0 12,8

(Nguồn: Báo cáo thực hiện kinh tế-xã hội giai đoạn năm 2017-2019)

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (theo giá hiện hành) ngày càng tăng, năm 2019 đạt 87,8 tỷ đồng, tăng 40,8 tỷ đồng so với năm 2017, trong đó: sản phẩm từ rừng trồng giảm 0,5 tỷ đồng, lâm sản ngoài gỗ 34,5 tỷ đồng, dịch vụ chi trả môi trường rừng 12,8 tỷ đồng.

Công tác trồng rừng mới được tăng cường, bình quân giai đoạn 2017- 2019, mỗi năm trồng khoảng 1.000ha; trong năm 2019, trồng rừng mới đạt 1.160ha.

Công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng được chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ.

-Thủy sản:

Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện phát triển ổn định trong những năm qua. Diện tích nuôi trồng giữ nguyên qua các năm 82,75ha; số lượng lồng nuôi năm 2019 là 1.900 lồng, tăng 799 lồng so với số lượng lồng nuôi năm 2017.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Diện tích nuôi trồng Ha 82,75 82,75 82,0

Số lượng lồng nuôi Lồng 1.101 1.909 1.900

(Nguồn: Báo cáo thực hiện kinh tế-xã hội giai đoạn năm 2017-2019)

Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng khai thác trên địa bàn huyện. Trong tương lai cần phải phát triển nuôi cá lồng, cá bè trên sông.

3.5. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện trước hết cần nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất ở các vùng kinh tế nông nghiệp. Đà Bắc là một huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, với điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù, phần lớn đất đai của huyện Đà Bắc được hình thành từ các đá mẹ có nguồn gốc đá vôi, đất có tầng dày trung bình 50 - 80 cm, riêng ở các thung lũng đất có tầng dày hơn 1m, rải rác có các cao nguyên rộng khá bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nhất là với các loại cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu... Nguồn nước tương đối dồi dào do có các con suối lớn như suối Chum, suối Trầm, suối Láo, suối Nhạp,… và hệ thống các hồ, bãi giữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt là nguồn nước từ sông Đà tạo thuận lợi cho phát triển trồng trọt và nghề nuôi trồng thủy sản… Vì vậy Đà Bắc là một huyện có nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau. Loại hình sử

dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của từng vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định. Các loại hình sử dụng đất hiện có của huyện được thu thập trên cơ sở những tài liệu tổng hợp của huyện và kết quả điều tra trực tiếp ở các hộ gia đình tại các địa điểm nghiên cứu đại diện cho vùng sinh thái của huyện cụ thể: xã Tu Lý, xã Mường Chiềng và xã Yên Hòa.

Dưới đây là bảng thể hiện cụ thể các loại hình sử dụng đất và diện tích sử dụng đất theo thống kê qua các số liệu điều tra nông hộ cùng 1 số tài liệu về kết quả sản xuất nông nghiệp qua 1 vài năm của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đà Bắc.

Bảng 3.6. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình Loại hình SDĐ Loại hình sử dụng đất chi tiết Kiểu sử dụng đất Tu Mường Chiềng Yên Hòa Cây hàng năm 1. Chuyên Lúa

Lúa đông xuân - lúa mùa

x

x x

2. Lúa - màu Lúa mùa -

Khoai lang

x

- -

Lúa - Rau màu x x -

3. Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày Ngô x x x Sắn - x x Mía x - - Dong riềng x - x Chuyên rau, đậu các loại x x -

Loại hình SDĐ Loại hình sử dụng đất chi tiết Kiểu sử dụng đất Tu Mường Chiềng Yên Hòa

lâu năm quả Bưởi x - x

5. Cây lâm nghiệp Keo lai x x x Bạch đàn x x x Nuôi trồng thủy sản 6. Nuôi trồng thủy sản Cá thịt x - x

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả nghiên cứu cho thấy Đà Bắc có hệ thống cây trồng đa dạng với một số cây trồng chủ lực như lúa, ngô, sắn, mía, dong riềng, rau màu, cam bưởi, keo lai v.v… Trên địa bàn huyện Đà Bắc có 6 LUT chính, với 13 kiểu sử dụng đất.

Sự hình thành và phân bố của các các loại hình sử dụng đất xuất phát từ đặc điểm tự nhiên của huyện, tập quán sản xuất của nhân dân địa phương, từ yêu cầu tiêu thụ sản phẩm, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Đà Bắc và của tỉnh Hòa Bình. Quá trình nghiên cứu xác định sự hình thành và phân bố của các loại hình sử dụng đất huyện Đà Bắc, cụ thể như sau:

3.5.1. Loại hình sử dụng đất chuyên Lúa

- Loại hình chuyên lúa: phổ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Đà Bắc nói riêng và cả tỉnh Hòa Bình nói chung. Diện tích sử dụng phân bố ở hầu hết các loại đất trong huyện.

- Vụ xuân người dân thường gieo trồng muộn, bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng 11 dương lịch và thu hoạch vào tháng 4 - 5 năm sau và gieo các giống lúa thuần như Khang Dân 18, Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1, Q5, TBR1 và giống lúa lai cho năng suất cao như IR 62, IR20, ML48, HT1… năng suất đạt từ 50 - 55 tạ/ha.

- Vụ mùa sớm: cấy từ 20/6 - 25/6, gặt khoảng từ 25/9 - 2/10. Các giống lúa thuần như: Japonica J02, năng suất thường đạt khoảng 8 tấn/ha. Các giống mới (các giống lúa lai) có diện tích gieo trồng hơn 8.000ha. Năng suất đạt bình quân khoảng 45,0 - 50,0 tạ/1ha.

Đặc biệt, giống lúa Japonica J02 được trồng thử nghiệm ở xã Mường Chiềng từ năm 2015 đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2020, trở thành giống gạo đặc sản của huyện Đà Bắc được tỉnh đưa vào danh mục các sản phẩm ưu tiên của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2018 - 2020.

MH chuyên lúa tuy có mức thu nhập thấp hơn so với các loại hình canh tác khác, nhưng do mức đầu tư thấp, thu nhập ổn định, nông sản dễ thu hoạch và bảo quản, giải quyết được nhu cầu lương thực trước mắt của hộ gia đình. Cho nên MH chuyên lúa vẫn chiếm 1 tỷ lệ diện tích khá lớn trong các loại hình sử dụng đất của địa phương.

Hình 3.2. Trồng lúa tại xã Mường Chiềng

3.5.2. Loại hình sử dụng đất lúa - màu

Loại hình lúa - màu cũng được người dân canh tác phổ biến; Loại hình sử dụng đất này có công thức luân canh rất đa dạng và phong phú, phân bố 1 phần ở vùng đất bằng, trong các vườn hộ, còn lại phần lớn đất nằm ở triền núi đá, bên dưới là ruộng lúa. Ở đây nổi bật nhất là các loại hình luân canh các

loại cây như Ngô lai, lạc, củ cải, bí đao, các loại rau màu… vụ đông cho thu nhập cao và ổn định.

Những năm gần đây, việc sản xuất rau màu vụ Đông trên đất vụ lúa ở huyện vùng cao Đà Bắc được đẩy mạnh nhằm tận dụng lao động nhàn rỗi, tăng thêm thu nhập trên một diện tích đất canh tác. Thời gian gieo trồng thường bắt đầu cuối tháng 11, đầu tháng 12. Các giống rau được trồng thường trồng các loại rau xanh ngắn ngày, chịu lạnh như: cải bắp, su hào, súp lơ, đậu đỗ các loại, cà chua, khoai tây, hành, tỏi, mướp đắng,…

3.5.3. Loại hình sử dụng đất chuyên màu và công nghiệp ngắn ngày

Ngô là loài cây trồng phổ biến trên toàn huyện Đà Bắc với diện tích gieo trồng lớn nhất so với các loại cây khác là 5.285,11 ha, chiếm 47,98% tổng diện tích gieo trồng năm 2019. Cây ngô được trồng 2 vụ 1 năm trên nhiều loại đất: nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ven lòng hồ sông Đà. Sản xuất ngô trong những năm gần đây đã mang lại hiệu quả về nhiều mặt, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, … Tuy nhiên những năm gần đây, ngô của khu vực giảm nhanh về diện tích trồng, sản phẩm thu hoạch do giá bán ngô liên tục xuống giá, mất nhiều nhân công lao động,…

Hình 3.3. Trồng rau màu tại xã Tu Lý

Hình 3.4. Trồng ngô tại xã Mường Chiềng

- Dong riềng là một trong những loại cây trồng chủ yếu ở Đà Bắc. Một số địa phương như xã Tân Minh, xã Tu Lý, xã Cao Sơn, dong riềng là một trong hai cây hàng hóa chủ lực, đóng góp quan trọng trong công tác giảm nghèo, phát triển KT-XH ở địa phương. Nhiều vùng sản xuất dong riềng đã chuyển sang trồng giống mới, năng suất lên tới 100 tấn/ha, đạt bình quân thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/ha.

- Mía: huyện Đà Bắc nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung có lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển vùng mía. Nhất là cây mía tím hiện vẫn dẫn đầu các tỉnh miền Bắc về quy mô diện tích cũng như chất lượng. Mía có thể sử dụng trực tiếp hoặc dung để chế biến đường.

Về hiệu quả kinh tế, so với cây hàng năm như lúa, ngô, sắn thì cây mía có ưu thế hơn nhưng so với cây như bưởi, cam thì không bằng. Theo thống kê, diện tích trồng mía toàn huyện những năm qua ổn định (năm 2017 diện tích mía 61,98ha; năm 2018 60,2ha và năm 2019 là 61,8ha). Diện tích trồng mía ăn tươi (mía tím và mía trắng) luôn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích trồng mía của tỉnh (từ 80 - 85%). Chất lượng mía ăn tươi, nhất là mía tím có xu hướng giảm sút, nguyên nhân do giống bị thoái hóa và đầu tư kém, đồng thời do tác động của giá cả phân bón, chi phí vận chuyển, công chăm sóc đều tăng cao nên người dân ít có sự đầu tư, dẫn tới cây mía tím có chất lượng thấp. Ngoài ra, thời gian qua, do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài nên chất lượng mía cũng bị giảm, tỷ lệ mía loại I đạt thấp (chỉ khoảng 40%). Nhưng so sánh lợi nhuận sản xuất mía ăn tươi vẫn cao hơn so với nhiều cây trồng khác, do đó diện tích mía ăn tươi có thể ổn định trong thời gian tới nếu đảm bảo được thị trường tiêu thụ.

Hình 3.5. Thu hoạch dong riềng tại xã Tu Lý

Hình 3.6. Loại hình trồng mía

3.5.4. Loại hình cây ăn quả (Cam và Bưởi)

Trong những năm gần đây, cam và bưởi là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được thị trường trong nước tiêu thụ khá mạnh nên người trồng cam và bưởi trên địa bàn huyện Đà Bắc đã tăng lên nhanh chóng. Tổng diện tích trồng cam và bưởi là 11.5 ha.

Từ chủ trương, định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, các địa bàn trước đây trồng ngô đang tích cực chuyển dịch sang trồng cây lâm nghiệp và các loại cây ăn quả lâu năm. Điển hình như tại vùng đất đồi trước đây chuyên canh ngô của xã Cao Sơn đã chuyển đổi trồng 140 ha cây ăn quả có múi các loại. Toàn huyện hiện chuyển đổi được 250 ha cam, bưởi, trên 10 ha chè, trên 100 ha cây dược liệu. Diện tích rừng trồng mới tăng đều từ 800- 1.100 ha mỗi năm.

Hình 3.7. Cây cam được trồng tại xã Tu Lý

Hình 3.8. Bưởi được trồng tại xã Tu Lý

3.5.5. Loại hình cây lâm nghiệp (Keo lai, bạch đàn)

Đây là loại hình có diện tích lớn nhất trong huyện và được phân bố tại tất cả các xã trong huyện. Hiện nay, Keo và bạch đàn là loài cây trồng phổ biến tại khu vực cũng như trên toàn huyện Đà Bắc (3.081,96 ha).

Keo lai là một trong những cây công nghiệp chủ lực của huyện Đà Bắc. Sản xuất keo trong những năm gần đây đã mang lại hiệu quả về nhiều mặt, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo,… Những năm qua, keo lai của khu vực tăng trưởng khá nhanh về diện tích trồng, sản phẩm thu hoạch.

3.5.6. Loại hình nuôi trồng thủy sản

Vùng hồ thủy điện Hòa Bình là tiềm năng, lợi thế sẵn có để người dân lựa chọn nghề nuôi cá lồng là loại hình giảm nghèo bền vững. Đến nay, diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản toàn huyện Đà Bắc đạt 82,75 ha, số lồng cá 1.909 lồng, đạt 100,47% kế hoạch. Sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2019 ước đạt 878 tấn, trong đó, đánh bắt 323,35 tấn, nuôi trồng 554,65 tấn với các loại

cá: trắm cỏ, rô phi đơn tính, trê lai, chiên, ngạnh, dầm xanh, nheo, cá tầm, bỗng... Số lồng cá phát triển tập trung nhiều tại các xã: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Đồng Ruộng và một số xã khác.

3.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

3.6.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là thước đo quan trọng khi cho điểm và lựa chọn sản phẩm của người sản xuất. Đánh giá hiệu quả kinh tế của loại hình canh tác tại điểm nghiên cứu thông qua chỉ số thu nhập và chi phí của từng loại hình. Do tương đồng về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lập địa, nên trong cùng huyện Đà Bắc có rất nhiều loại hình canh tác tương đối giống nhau chỉ khác nhau bởi quy mô diện tích, mức độ thâm canh, tập quán canh tác và phương thức canh tác. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình trên địa bàn một số xã là rất quan trọng để lựa chọn những loại hình tốt nhất, có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)