Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của huyện Đà Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 83)

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp chính là xác định mô hình sử dụng đất phù hợp với mỗi đơn vị đất đai cụ thể. Hiện nay trên thế giới, việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.

Xuất phát từ định hướng phát triển bền vững, căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn vừa qua, mục tiêu phát triển trong thời gian tới, cũng như dự báo về nguồn lực thu hút, đầu tư để tính toán nhu cầu sử

dụng đất của huyện Đà Bắc cho phù hợp. Bám sát định hướng phát triển các ngành, từng lĩnh vực trong giai đoạn tới, cân đối quỹ đất trên cơ sở tiết kiệm, đặc biệt là đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Ngoài mục đích chuyển sang đất phi nông nghiệp thì trong nội bộ ngành nông nghiệp đề xuất chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên đơn vị diện tích. Dành quỹ đất phát triển hạ tầng cho phù hợp với điều kiện của địa phương, tránh dự báo thực hiện theo nhu cầu mà không cân đối nguồn lực.

Bố trí sử dụng đất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung, tạo ra sản phẩm hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp; duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa nước, cần thiết cũng như đất rừng phòng hộ, đất di tích - danh thắng, bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Việc quản lý sử dụng đất phải gắn với cải tạo, bảo vệ đất, và gắn với tổ chức sản xuất, bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các đơn vị sử dụng đất.

3.7.3. Đề xuất giải pháp sử dụng đất

3.7.3.1. Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

* Các biện pháp nhằm chống xói mòn, rửa trôi đất, hủy hoại đất

Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp điều kiện đất dốc là điều bắt buộc trong sử dụng đất nông nghiệp huyện Đà Bắc.

Kết hợp nông - lâm trong sử dụng đất, với đất dốc, không để có thời gian đất trống..

* Các biện pháp nhằm sử dụng đất tiết kiệm và tăng giá trị của đất Xây dựng và thực hiện đồng bộ các phương án quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất: quy hoạch phát triển thị trấn, xã, các khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp, thương mại, kinh doanh - dịch vụ.

thông thủy lợi, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ,...

Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất. Đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu hồi kịp thời.

* Bảo vệ môi trường

Một trong những giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay và cả trong tương lai đó là giải pháp tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường của người dân, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để người dân sử dụng đất đúng mục đích. tiết kiệm, có hiệu quả cao đi đôi với phát triển bền vững bao gồm: Bảo vệ môi trường nước, môi trường không khí và rác thải. Cần có các qui định xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi gây tổn hại đến môi trường.

Xây dựng cơ chế thống nhất giữa quản lý đất đai và bảo vệ môi trường như giữa sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường đất, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho tổ chức và cá nhân trong quá trình sử dụng đất.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Pháp luật về bảo vệ môi trường.

Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường để có thông tin kiểm soát, đánh giá chính xác và kịp thời mức độ ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, việc bảo vệ môi trường nước cần các giải pháp sau:

- Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng người dân vứt bừa bãi ra bờ ruộng và kênh mương, lượng bón phân hóa học không cân đối giữa N, P, K. Vì vậy cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Xây dựng quy trình bón phân cân đối N, P, K. Mặt khác cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kịp thời, tránh tình trạng như hiện nay là quá

lạm dụng thuốc BVTV.

- Xây dựng hệ thống nước thải trong các khu đô thị, khu công nghiệp của thành phố tách riêng khỏi hệ thống thoát nước mưa. Nước thải sau khi được tập trung xử lý tại các trạm xử lý theo tiêu chuẩn nước thải mới được xả ra sông, hồ. Hệ thống xử lý nước thải trong khu vực được thiết kế tách riêng thành hệ thống nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

- Đối với khu vực làng xã cũ, trước mắt không thiết kế hệ thống thoát nước thải riêng biệt. Nước thải được xử lý tại các bể tự hoại sau đó thoát vào hệ thống thoát nước mưa. Có thể thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các công trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các công trình công cộng dịch vụ.

- Đối với nguồn nước ngầm: Giải pháp lâu dài để đảm bảo chất lượng nguồn nước ngầm là giảm tối đa lượng nước thải ô nhiễm ngấm xuống lòng đất. Muốn vậy phải xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước tốt, xử lý nghiêm những trường hợp đổ chất thải, rác thải ô nhiễm xuống lòng đất. Từng bước kiểm soát việc khai thác nguồn nước ngầm.

3.7.3.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ

Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật về giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư có chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ sau thu hoạch.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn học tập kinh nghiệm sản xuất, tập huấn, hướng dẫn tiến bộ khoa học mới cho người nông dân với các chủ đề cụ thể.

Phối hợp với các viện, trường đại học và trung tâm nghiên cứu cây trồng nhằm tuyển chọn, lai tạo giống có năng suất, chất lượng cao, khả năng

thích ứng và phù hợp với từng vùng, một số cây giống có thể phát triển mạnh như Bưởi Diễn, Cam canh,...

3.7.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải không ngừng nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thông tin về kinh tế xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ với đầu tư thêm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật và sự nhạy bén về thị trường cho nhân dân, cần mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho người lao động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những năm tới huyện cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có chính sách khuyến khích nguồn lao động có kỹ thuật cao từ nơi khác đến, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm.

Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp. Tăng cường đội ngũ khuyến nông khuyến lâm cơ sở, đảm bảo sự tiếp cận chặt chẽ giữa người dân và cán bộ khuyến nông khuyến lâm. Thí điểm và đưa vào sử dụng hệ thống các cây trồng, vật nuôi mới, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến gần với người dân lao động. Có các nghiên cứu thí điểm và chuyển giao giống cây trồng mới, làm phong phú cơ cấu cây trồng.

3.7.3.4. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

* Về thủy lợi:

- Từng bước sử dụng công nghệ tưới tiêu hiện đại, tiết kiệm nước và các loại hình công trình phù hợp để tưới cho các tiểu vùng.

- Tăng cường nâng cấp, cải tạo công trình tưới tiêu hiện có, đồng thời xây dựng mới các công trình tưới, tiêu cục bộ đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích canh tác của huyện.

* Về hệ thống giao thông nội đồng:

Thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới nên các xã cần phải mở rộng và nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn hoàn chỉnh, kiên cố tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá nông sản đến nơi tiêu thụ hoặc chế biến.

3.7.3.5. Các giải pháp về tổ chức sản xuất của địa phương

Trong sản xuất nông nghiệp việc xây dựng và hoàn chỉnh các định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Đồng thời cần có những chính sách phù hợp khuyến khích người lao động trong việc cải tạo sử dụng đất, khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, sản xuất sản phẩm hàng hoá, định hướng thị trường. Đồng thời trong chính sách quản lý cần gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vùng chuyên canh, vật nuôi, phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo định hướng sản xuất hàng hoá, ưu tiên phát triển các hệ thống cây trồng cho giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định.

Vì vậy cần thiết phải có các giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp hợp lý có sự tham gia của người dân, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp là cao nhất.

Có các chính sách thu hút và phân phối lao động hợp lý trong các ngành nghề, đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp được ổn định, liên tục và lâu dài.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên địa bàn nghiên cứu có 6 loại hình sử dụng đất chính và 13 kiểu sử dụng đất chi tiết, trong đó cây ăn quả gồm cam, bưởi, cây lâm nghiệp gồm keo và bạch đàn. Cây nông nghiệp ngắn ngày điển hình có Lúa nước, Ngô, khoai, sắn, dong riềng, mía, Rau các loại. Nuôi trồng thủy sản có nuôi cá.

1. Hiệu quả kinh tế cao nhất là loại hình cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Loại hình cây lâm nghiệp cho hiệu quả kinh tế ở mức độ trung bình và cho hiệu quả kinh tế thấp là các loại hình cây hàng năm : chuyên lúa, lúa - màu và chuyên màu, cây công nghiệp ngắn ngày và không chênh lệch nhau nhiều.

2. Hiệu quả xã hội các cây lâu năm cao hơn so với các cây hàng năm, trong đó : LUT lúa xuân - lúa mùa và LUT lúa màu có hiệu quả xã hội thấp nhất, LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả xã hội trung bình, LUT Cây ăn quả, LUT cây lâm nghiệp và LUT Nuôi trồng thủy sản đều có hiệu quả xã hội đạt ở mức cao.

3. Hiệu quả môi trường cao nhất là LUT cây lâm nghiệp và thấp là các loại hình cây hàng năm như LUT chuyên lúa, LUT rau - màu và LUT chuyên màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

2. Tồn tại

Do thời gian nghiên cứu ngắn và khả năng hạn chế nên đề tài còn một số vấn đề tồn tại:

- Chưa đánh giá hết toàn bộ các mô hình sử dụng đất trên địa bàn xã. - Hiệu quả xã hội và môi trường mới chỉ đánh giá mang tính chất định tính mà chưa có tính định lượng. Các chỉ tiêu đánh giá chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do vậy kết quả của đề tài mang tính chất tham khảo.

3. Kiến nghị

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp ở huyện Đà Bắc là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa, đặc biệt là việc xác định cơ cấu cây trồng và sự phù hợp giữa điều kiện sinh thái với sinh trưởng của từng loài cây, nhất là các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn trên tất cả các mô hình canh tác tại địa phương trong thời gian.

- Nghiên cứu lượng hoá các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của các mô hình sử dụng đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020.

2. Cục thống kê tỉnh Hòa Bình (2018), Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2018, NXB Thống kê.

3. Hoàng Thị Thái Hòa, Lý Thị Duyên (2018), Đáng giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học &

Công nghệ Nông nghiệp tập 2/2018.

4. Võ Đại Hải và cộng sự (2003), Canh tác nương rẫy và phục hồi rừng sau nương rẫy ở Việt Nam, Nxb Nghệ An.

5. Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn Mạnh Hà (2009), Thực trạng thoái hoá đất và

khả năng xuất hiện hoang mạc hoá miền Trung Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo

Khoa học Công nghệ, môi trường và phát triển bền vững ở Duyên hải Miền Trung. Thành phố Huế. tr 50-59.

6. Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1991), Phân vùng sinh thái

nông nghiệp đồng bằng Sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007), Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Luật đất đai 2013 (2013), NXB chính trị Quốc gia Hà Nội.

9. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm

sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Hưng Quốc, Đỗ Văn Nhuận, Chu Thị Hảo (1998), Phương pháp

đánh giá nông thôn (PRA) trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm, Cục

Khuyến nông và Khuyến lâm.

11. Phạm Ngọc Quỳnh (2019), Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, Tạp chí Quản

12. Lê Quang Trí và Phạm Thanh Vũ (2010), Xác định một số tiêu chí cho đánh giá đất đai bán định lượng trên 02 vùng sinh thái khác nhau, Tạp chí Khoa học số 15/2010, trang 114-124.

13. Lương Đức Toàn, Nguyễn Văn Đạo, Trần Thị Minh Thu, Trần Minh Tiến (2015), Đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho 1 số cây trồng chính vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam số 03/2015.

14. Nguyễn Minh Thanh (2014), Bài giảng Quản lý sử dụng đất, Đại học Lâm nghiệp.

15. Nguyễn Minh Thanh, Trần Thị Nhâm (2015), Đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất nông lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn, Tạp chí Khoa học đất số 46/2015,

trang 127-130.

16. Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững (2001), NXB khoa học và kỹ thuật - Hà Nội.

17. UBND huyện Đà Bắc (2017), Báo cáo đánh giá kết quả sản xuất vụ Chiêm xuân, xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Hè thu - vụ Mùa, vụ Đông năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)