Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 78 - 81)

Lợi ích về môi trường là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tính bền vững của mô hình canh tác. Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều yếu tố khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng, sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

hình canh tác được đánh giá dựa trên kết quả thảo luận xây dựng các chỉ tiêu và cho điểm của người dân. Hiệu quả môi trường ở các mô hình sử dụng đất được thể hiện ở nhiều nội dung và chỉ tiêu khác nhau như:

-Khả năng bảo vệ đất, sử dụng đất hiệu quả và bền vững của mô hình. -Tăng độ xốp của đất, tăng độ ẩm của đất, tận dụng được đất đai. -Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng tới môi trường. Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường của các mô hình canh tác được thể hiện cụ thể ở bảng 3.9:

Bảng 3.9. Hiệu quả môi trường của các loại hình canh tác

Chỉ tiêu đánh giá

Mô hình canh tác cây ngắn ngày

Mô hình canh tác cây công nghiệp lâu năm

Chuyê n lúa Lúa - màu Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày Cây ăn quả Cây lâm nghiệp

Khả năng bảo vệ đất cao thấp TB thấp TB cao Tăng độ xốp, độ ẩm cho

đất thấp thấp thấp thấp thấp

Mức độ sử dụng phân bón,

thuốc BVTV TB TB TB thấp cao

Mô hình có tính hiệu quả

và bền vững cao thấp Cao TB cao TB

( Tổng hợp số liệu điều tra)

Từ kết quả đánh giá có thể thấy hầu hết các mô hình canh tác trên địa bàn xã có hiệu quả về mặt môi trường không cao.

Trong đó, LUT cây lâm nghiệp là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả môi trường cao nhất, sau đó đến LUT cây ăn quả, LUT lúa - màu. LUT chuyên lúa và LUT chuyên màu, cây công nghiệp ngắn ngày là loại hình có hiệu quả về mặt môi trường thấp nhất. Trong phạm vi của đề tài chỉ đề cập đến 1 số vấn đề có mức độ ảnh hưởng đến môi trường trong sản xuất nông nghiệp:

Các cây nông nghiệp ngắn ngày có độ che phủ không cao, bộ rễ ăn nông nên không có khả năng giữ nước, thông qua năng suất không ổn định. Chính vì vậy cần xây dựng những mô hình nhằm cải tạo đất đem lại hiệu quả cao về môi trường. Lúa nước sau khi thu hoạch thường tiến hành gom đốt do đó hiệu quả môi trường không cao, hầu như không có sản phẩm nào trả lại cho đất. Sau vụ Ngô, Rau các loại vào vụ đông, người dân tận dụng thân, cành làm vật liệu hữu cơ sử dụng cho cây Cam hoặc cho chăn nuôi gia súc. Rau củ trồng trên giàn trồng độc canh, dưới giàn Su su, mướp, bí đao...., cỏ được làm sạch sẽ, trên mặt đất không có vật liệu hữu cơ che phủ, đất trống trơn. Trong điều kiện mưa lớn và tập trung thì quá trình xói mòn, rửa trôi lớp đất mặt xảy ra rất nhanh.

Đối với loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu. Đây là LUT có tác dụng cải tạo đất, có tác dụng cải tạo môi trường đất, tránh được sâu bệnh do sử dụng đất liên tục trong năm. Ngoài ra loại hình sử dụng đất này còn cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, đặc biệt là cần phải sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn góp phần làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

Đất trồng cây ăn quả có tán rộng, tỷ lệ che phủ đất cao hạn chế xói mòn bảo vệ đất, giảm lực nước mưa rơi xuống đất. Tuy nhiên kiểu sử dụng đất này có khả năng cải tạo đất không cao.

Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản do hình thức nuôi quảng canh cải tiến nên tỷ lệ che phủ ở mức trung bình, hình thức này có khả năng cải tạo ở mức thấp. Tuy nhiên ở loại hình sử dụng đất này không sử dụng phân bón hoá học hay các loại thuốc bảo vệ thực vật khác làm tổn hại đến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa các nguyên tố NPK. Thực tế việc sử dụng phân bón ở Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu khoa học và lãng phí. Người nông dân chỉ mới quan tâm nhiều đến sử dụng phân đạm mà ít quan tâm đến phân Kali, Lân và các nguyên tố trung, vi lượng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)