Đặc điểm kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 45 - 50)

3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số toàn huyện tính đến 31/12/2018 có 54.985 người, tổng số người trong độ tuổi lao động là 31.800 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động làm việc trong các nhóm ngành công nghiệp xây dựng, ngành thương mại dịch vụ và giảm tỷ lệ lao động làm việc trong các nhóm ngành nông lâm nghiệp thủy sản.

Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được những kết quả nhất định. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cho vay tín dụng để phát triển sản xuất, đã giúp cho nhân dân vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 5%, đến năm 2019 còn 29,22%. Thực hiện hỗ trợ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/TTg cho 1.723 hộ, tổng kinh phí 14.314.200 triệu đồng.

Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công được quan tâm thường xuyên.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm. Giai đoạn 2017-2019 huyện đã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho 4.200 lao động. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài huyện mở 42 lớp đào tạo nghề cho 1.356 học viên với nguồn kinh phí 1.290.000.000 đồng. Các loại hình đào tạo gồm kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật điện, trồng rừng... qua dó cung cấp kiến thức cho người lao động có thêm cơ hội kiếm việc làm, tăng thu nhập.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

a. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

Huyện Đà Bắc có 20 xã, thị trấn. Trong đó khu vực đô thị là thị trấn Đà Bắc, khu vực nông thôn bao gồm 19 xã: Đoàn Kết, Suối Nánh, Vầy Nưa, Trung Thành, Tân Minh, Tu Lý, Hào Lý, Hiền Lương, Tiền Phong, Cao Sơn, Tân Pheo, Yên Hòa, Đồng Ruộng, Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Tuổng, Đồng Nghê, Toàn Sơn, Mường Chiềng.

- Về phát triển đô thị:

Thị trấn Đà Bắc với quy mô diện tích 531,83ha. Đây là khu vực trung tâm kinh tế - văn hóa và cũng là địa bàn xây dựng các trụ sở khối cơ quan, công trình sự nghiệp của huyện. Địa hình khu vực thị trấn khá phức tạp không bằng phẳng lại hẹp và dốc, nên rất khó khăn cho việc kiến trúc không gian dân cư và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.

- Về phát triển khu dân cư nông thôn:

Hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, mặc dù đã được quan tâm đầu tư song còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp. Hầu hết giao thông trong các khu dân cư là đường đất nhỏ, lầy lội về mùa mưa, khá bụi về mùa khô gây khó khăn cho việc giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân.

Các khu dân cư cũ ngày càng mở rộng, các khu dân cư mới đã bắt đầu phát triển, đường điện và nước sinh hoạt đáp ứng được nhu cầu người dân. Tuy nhiên, kiến trúc không gian khu dân cư còn bất hợp lý, chưa có hướng quy hoạch. Việc xây dựng nhà ở hoàn toàn mang tính tự phát, không đảm bảo kiến trúc và mỹ quan.

Trong tương lai việc phát triển thêm đất ở để đáp ứng nhu cầu là thực tế khách quan không thể tránh khỏi, nhưng cần phải có sự điều chỉnh hợp lý các khu dân cư hiện có. Đây là những vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của huyện.

b. Hệ thống giao thông

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà Nước, chính quyền địa phương cùng với sự đóng góp của người dân, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã và được đầu tư xây dựng nâng cấp.

Đến nay chất lượng các tuyến giao thông chính của huyện đã dần được cải thiện như: tuyến đường tỉnh lộ 433 với tổng chiều dài khoảng 78km, rộng trung bình 10,5m được nâng cấp, rải nhựa. Đã có 20/20 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã; 81% đường huyện quản lý đã được cứng hóa; 64% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc được bê tông hóa; 16% đường trục thôn, xóm được cứng hóa, duy tu, bảo dưỡng theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT; 24% đường ngõ xóm được cứng hóa, duy tu, bảo dưỡng; 5% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Tuy nhiên, các tuyến đường nhánh đi các khu dân cư vẫn là đường cấp phối hoặc là đường đất đi lại khó khăn vào mùa mưa. Nhìn chung giao thông trên địa bàn huyện chưa phát triển đồng bộ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu, phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian mới, huyện cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng các tuyến đường.

c. Thuỷ lợi

Trong những năm gần đây, huyện, xã thường xuyên chỉ đạo nạo vét, tu sửa kênh mương tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp đúng thời vụ.

Trong năm 2019, công tác quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi được thực hiện tốt, đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất. Hoàn thành chiến dịch toàn dân làm thủy lợi, kết quả: Phát dọn: 443.350 m2; đất đào đắp: 49.200 m3; xây, kè đá: 356m3; huy động 54.819 ngày công; giá trị ngày công 3,2 tỷ đồng.

d. Thông tin, văn hóa, thể thao

* Văn hóa

càng đi vào chiều sâu. Chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, trường học văn hóa. Năm 2015 số làng văn hóa đạt 75%, cơ quan trường học văn hóa đạt 100%, gia đình văn hóa đạt 88%; năm 2019, thôn bản văn hóa đạt 70%, cơ quan trường học văn hóa đạt 100%, gia đình văn hóa đạt 75%. Các hoạt dộng văn hóa, nghệ thuật được duy trì và phát triển mạnh mẽ, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đến nay toàn huyện có 128 xóm/ 136 xóm có nhà văn hóa. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng, tiến hành trùng tu, tôn tạ, phát huy nhiều di tích lịch sử trên địa bàn.

* Thể thao

Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã thu hút mọi lứa tuổi tham gia với tinh thần “Mỗi người lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp”. Các môn thể dục, thể thao quần chúng phát triển rộng khắp. Tỷ lệ người luyện tập thể thao thường xuyên ngày càng tăng, năm 2015 đạt 20%, năm 2019 đạt 30%, tỷ lệ gia đình thể thao năm 2015 đạt 11%, năm 2019 đạt 20%.

* Thông tin

Công tác truyền thanh, truyền hình đã phản ánh kịp thời các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền của các cấp ủy, chính quyền và như cầu thông tin giải trí, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Trong 5 năm qua, thực hiện được 550 chương trình truyền hình, 900 chương trình phát thanh địa phương, 4.500 tin bài truyền hình, 6.000 tin bài truyền thanh, có trên 98% số hộ được xem truyền hình và nghe đài, trên 85% thời lượng, chất lượng tốt.

e. Y tế

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện tiếp tục được chỉ đạo và thực hiện tốt. Chất lượng dịch vụ y tế và công tác chăm

sóc sức khỏe cho người dân được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trung bình hằng năm khám và chữa bệnh được 58.962 lượt người. Các tuyến y tế duy trì chế độ trực đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh được duy trì thường xuyên. Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Trong 5 năm từ 2015- 2019, đã kiểm tra 2.837 lượt các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các dịch vụ ăn uống. Phát hiện 620 trường hợp vi phạm, xử phạt hành chính 95 trường hợp.

Thường xuyên giám sát, kịp thời phát hiện và có biện pháp kịp thời dập tắt không để bệnh dịch lớn xảy ra trên địa bàn, không để bệnh nhân tử vong do dịch bệnh. Hàng năm các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số- kế hoạch hóa gia đình đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, 50% trạm y tế cơ sở được xây dựng khang trang, hiện nay 15/20 trạm y tế xã có bác sỹ, 03/20 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,2%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hàng năm giảm từ 17,5% năm 2015 xuống còn 11,0 % năm 2019.

f. Giáo dục đào tạo

Tiếp tục đạt được nhiều tiến bộ về giáo dục và đào tạo, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến lớp bình quân hàng năm đạt 96%. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chống mù chữ, phổ cập giáo dục THCS tiếp tục được củng cố và duy trì. Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Chất lượng dạy và học bước đầu đã có chuyển biến tích cực thông qua việc thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Công tác xây dựng, phát triển đội

ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn ngày càng cao, hiện nay có 35% giáo viên vượt chuẩn, có 02 giáo viên được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các cấp ngày càng tăng. Hiện nay toàn huyện có 71 đơn vị trường học, cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng. Đảm bảo cho hoạt động dạy và học, có 643 phòng học do huyện quản lý, trong đó: 482 phòng kiên cố, 138 phòng bán kiên cố và 23 phòng tạm. Các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh, đặc biệt với học sinh bán trú ở vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn được thực hiện tốt. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, thư viện, y tế, học đường tiếp tục được quan tâm. Hiện nay số trường đạt chuẩn quốc gia là 17 trường (02 trường mức độ II) tăng 4% so với mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)