Loại hình sử dụng đất chuyên Lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 65 - 66)

- Loại hình chuyên lúa: phổ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Đà Bắc nói riêng và cả tỉnh Hòa Bình nói chung. Diện tích sử dụng phân bố ở hầu hết các loại đất trong huyện.

- Vụ xuân người dân thường gieo trồng muộn, bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng 11 dương lịch và thu hoạch vào tháng 4 - 5 năm sau và gieo các giống lúa thuần như Khang Dân 18, Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1, Q5, TBR1 và giống lúa lai cho năng suất cao như IR 62, IR20, ML48, HT1… năng suất đạt từ 50 - 55 tạ/ha.

- Vụ mùa sớm: cấy từ 20/6 - 25/6, gặt khoảng từ 25/9 - 2/10. Các giống lúa thuần như: Japonica J02, năng suất thường đạt khoảng 8 tấn/ha. Các giống mới (các giống lúa lai) có diện tích gieo trồng hơn 8.000ha. Năng suất đạt bình quân khoảng 45,0 - 50,0 tạ/1ha.

Đặc biệt, giống lúa Japonica J02 được trồng thử nghiệm ở xã Mường Chiềng từ năm 2015 đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2020, trở thành giống gạo đặc sản của huyện Đà Bắc được tỉnh đưa vào danh mục các sản phẩm ưu tiên của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2018 - 2020.

MH chuyên lúa tuy có mức thu nhập thấp hơn so với các loại hình canh tác khác, nhưng do mức đầu tư thấp, thu nhập ổn định, nông sản dễ thu hoạch và bảo quản, giải quyết được nhu cầu lương thực trước mắt của hộ gia đình. Cho nên MH chuyên lúa vẫn chiếm 1 tỷ lệ diện tích khá lớn trong các loại hình sử dụng đất của địa phương.

Hình 3.2. Trồng lúa tại xã Mường Chiềng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)