Rau quả và thủy sản chiếm ưu thế trên thị trường nông sản toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 29)

Theo UNSTAD (2017), tổng thị trường xuất khẩu nông sản toàn cầu là 1.036 tỷ USD năm 2016, trong đó giá trị xuất khẩu rau quả đạt 237 tỷ USD, chiếm đến 22,9% tổng thị trường nông sản quốc tế; thủy sản (cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và các sản phẩm của chúng đạt 137 tỷ USD, chiếm 13%. Trong khi đó, thị trường hạt ngũ cốc và các sản phẩm chế biến chỉ chiếm 14,4%; thịt và các sản phẩm chế biến: 12,7%; cà phê, chè, ca cao, gia vị và các sản phẩm từ chúng: 10,1%; sản phẩm sữa và trứng: 7,2%; thức ăn cho vật nuôi (trừ ngũ cốc chưa chế biến): 6,9%.

Số liệu thống kê của UNSTAD trong suốt các năm từ 1995 đến 2016 (UNSTAD, 2017) cho thấy rau quả và thủy sản luôn chiếm ưu thế trên thị trường nông sản xuất khẩu toàn cầu và vẫn đang tăng trưởng. Số liệu trên cũng cho thấy nông nghiệp và KHCN nước ta đang đi đúng hướng khi tập

trung đầu tư “quả đấm thép” vào phát triển rau quả và thủy sản xuất khẩu; vừa khai thác đúng thế mạnh quốc gia, vừa đáp ứng trúng nhu cầu của thị trường thế giới.

1.3. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

1.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp… Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á, nhưng dân số lại đứng ở vị trí thứ 3 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vào hàng thứ 9 trong khu vực. Theo kết quả thống kê diện tích đất đai 2013 (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2014), cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.096.731 ha bao gồm đất nông nghiệp 26.822.953 ha chiếm 81,04%, đất phi nông nghiệp 3.796.871 ha chiếm 11,47% và đất chưa sử dụng 2.476.1908 ha chiếm 7,49% diện tích tự nhiên. (Hội nông dân Việt Nam, 2015).

Đất nông nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng đất nông nghiệp. Ít nhất là vùng Duyên hải miền Trung. Đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đất tại các vùng nên độ phì và độ màu mỡ của đất nông nghiệp giữa các vùng cũng khác nhau. Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu Long đất đai ở hai vùng này được bồi tụ phù sa thường xuyên nên rất màu mỡ, mỗi năm đất phù sa bồi tụ ở Đồng bằng Sông Cửu Long thêm 80m. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phần lớn là đất bazan.

Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất đai cao nhất so với khu vực và thế giới. Diện tích đất sản xuất nông

nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52ha, trong khu vực là 0,36ha thì ở Việt Nam là 0,25ha. Sau mỗi hai chục năm, tình trạng phân mảnh tăng gấp đôi. Sự phân mảnh còn dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao. Con số này không dưới 4% diện tích canh tác.

Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất, Bộ Tài nguyên Môi trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hécta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn hécta, trong khi mỗi năm số lao động bước ra khỏi ruộng đồng chỉ vào khoảng 400 ngàn người. Hơn nữa, mức gia tăng dân số ở nông thôn không giảm nhiều như mong đợi, khiến cho bình quân đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm mạnh.

Hiện quỹ đất chưa sử dụng có thể tiếp tục khai thác ở nước ta còn không đáng kể. Trong khi đó biến đổi khí hậu có khả năng làm cho diện tích đất có thể sử dụng có nguy cơ bị thu hẹp.

Vấn đề quản lý, sử dụng đất đai đang bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế-xã hội như diện tích đất ngày càng thu hẹp, quản lý sử dụng kém hiệu quả, mất đất canh tác…

Vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình thoái hóa đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng chất hóa học trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở… Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động (Lê Hải Đường, 2007).

Theo Nguyễn Đình Bồng (2002), đất nông nghiệp của chúng ta chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể

khai thác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khác nhau. So với một số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp. Là một nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn. Để vượt qua, phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sinh thái.

Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường.

Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách luôn được các nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm.

1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam đất nông nghiệp ở Việt Nam

Đánh giá tiềm năng đất đai, đánh giá hệ thống sử dụng đất nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế và mức độ thích nghi của đất đai đối với các mục đích sử dụng đất là hết sức cần thiết trong công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch lãnh thổ. Kinh tế - xã hội phát triển đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng căng thẳng, những tác động xấu trong quá trình sử dụng đất có thể dẫn đến thoái hóa, ô nhiễm đất, huỷ hoại môi trường đất,... Chính vì vậy cần xây dựng mô hình sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Để đạt được mục đích này cần tiến hành đánh giá các hệ thống sử dụng đất của từng địa phương. Những nghiên cứu đánh giá cụ thể về các hệ thống sử dụng đất sẽ làm rõ mức độ thích nghi, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất, tiềm năng đất đai, từ đó đưa ra được định

hướng quy hoạch sử dụng đất bền vững.

Nhiều công trình nghiên cứu được hội đồng khoa học đánh giá cao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dụng trong sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao.

Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước khác phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1993). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Trần An Phong (1995). Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1991). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2006).

Trong một nghiên cứu khác, Võ Đại Hải và cộng sự (2003) cho thấy việc cải tiến các hệ thống canh tác nương rẫy, theo hướng sử dụng đất bền vững chính là việc thiết lập các hệ thống nông lâm kết hợp và hiệu quả do nó mang lại là cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi, thời hạn sử dụng đất kéo dài, năng suất cây trồng ổn định.

Qua nhiều năm nghiên cứu, TS Nguyễn Đình Kỳ cùng các cộng sự đã đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu về suy thoái tài nguyên môi trường đất tại các tỉnh miền Trung như nghiên cứu điều tra đánh giá hiện trạng, nguyên nhân suy thoái tài nguyên - môi trường đất - nước vùng Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh; nghiên cứu năm 2009 về thực trạng thoái hoá đất và khả năng xuất hiện hoang mạc hoá miền Trung Việt Nam, nghiên cứu năm 2010 về Quản lý đất theo lưu vực sông nhằm ngăn ngừa thoái hoá đất và hoang mạc hoá miền Trung,…

tiêu chí cho đánh giá đất đai bán - định lượng trên 02 vùng sinh thái khác nhau nhằm xác định các tiêu chí cho các kiểu sử dụng đất đai thông qua một số tiêu chí kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn huyện Tam Bình, Vĩnh Long và huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Thông qua kết quả điều tra, phân tích tình hình kinh tế - xã hội và môi trường có 4 mục tiêu được chọn để đánh giá định lượng cho các kiểu sử dụng đất đai là: i) An toàn lương thực; ii) Gia tăng lợi nhuận; iii) Hiệu quả xã hội; và iv) Môi trường bền vững. Kết quả cho thấy huyện Tam Bình có 94 đơn vị đất đai với 06 kiểu sử dụng và loại hình đạt hiệu quả nhất là 02 lúa - cá. Huyện Hồng Dân thì có 19 đơn vị đất đai với 05 kiểu sử dụng và loại hình mang lại hiệu quả nhất là tôm - (lúa/cá), 01tôm - 01lúa, 02 lúa - cá.

Nguyễn Minh Thanh, Trần Thị Nhâm (2015) nghiên cứu đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất tại Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn đã đánh giá 2 mô hình trồng mơ và Keo lai với giá trị sản phẩm 48,59 triệu đồng/ha và 63,67 triệu đông/ha, giá trị ngày công tương ứng là 195.000đ/công và 156.000đ/công. Nghiên cứu cũng đề xuất định hướng sản xuất theo hướng hiệu quả và bền vững.

Hoàng Thị Thái Hòa, Lý Thị Duyên (2018) nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy vùng đồi núi thấp có 4 loại hình sử dụng đất và có 5 kiểu sử dụng đất chính. Hiệu quả sử dụng đất cao nhất tại kiểu sử dụng đất lạc đông với tổng thu 40.500 nghìn đồng/ha. Ở vùng đồi núi cao trung bình có 2 loại hình sử dụng đất và 2 kiểu sử dụng đất chính. Tổng thu đạt cao nhất tại kiểu sử dụng đất lúa đông xuân là 24.600 nghìn đồng/ha; NPVcủa cây keo lai thu được là 51.346,60 nghìn đồng/ha, cây quế là 126.548,20 nghìn đồng/ha; BCR của cây keo lai là 2,1 đồng, đối với cây quế là 7,6 đồng; IRR đối với cây keo lai là 34,0% cây quế là 28,6%.

nông nghiệp trước và sau quá trình tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy đất chuyên lúa, đất chăn nuôi tổng hợp và đất nuôi trồng thủy sản là các loại hình sử dụng đất điển hình. Mô hình lúa - cá - vịt cho giá trị gia tăng đạt 81,27 triệu đồng/ha/năm, hay mô hình cá - vịt đạt 64 triệu đồng/ha/năm. Đất chuyên lúa có giá trị gia tăng tăng gấp 1,97 lần so với trước tích tụ và tập trung đất. Mô hình nuôi cá cho thu nhập 860 nghìn đồng/công, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Như vậy, quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp đã tạo nên các loại hình sử dụng đất mới mang lại hiệu quả cao.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm, thực hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Chú trọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp cho từng vùng sinh thái, định hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường).

- Tham khảo cán bộ quản lý đất đai, nông nghiệp tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

- Khảo sát ý kiến người dân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

+ Điều kiện tự nhiên. + Điều kiện kinh tế xã hội.

+ Đánh giá chung thuận lợi và khó khăn ảnh hướng đến quá trình sản xuất nông nghiệp tại huyện Đà Bắc, tình Hòa Bình.

- Phân tích hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đà Bắc, xác định các loại hình (LUT) sử dụng đất nông nghiệp phổ biến trên địa bàn.

- Phân tích cơ cấu cây trồng trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến được lựa chọn nghiên cứu và hiệu quả sử dụng đất của các loại hình phổ biến trên theo các tiêu chí về:

+ Hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả xã hội. + Hiệu quả môi trường. + Đánh giá chung.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

hành thu thập các tài liệu, số liệu sau:

- Số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

- Số liệu về đặc điểm đất đai, địa hình, phân loại đất, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

- Số liệu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đà Bắc và điển hình là 3 xã tại điểm nghiên cứu.

Ngoài ra còn thu thập các tài liệu, bài báo, bài viết có liên quan được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để thuận lợi cho việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tác giả tiến hành chọn điểm nghiên cứu là những xã đại diện cho vùng sinh thái của huyện cụ thể: xã Tu Lý, xã Mường Chiềng và xã Yên Hòa làm địa điểm nghiên cứu vì một số lý do sau:

- 3 xã trên là các xã phát triển nông nghiệp và là 3 xã đại diện cho các tiểu vùng sinh thái của huyện Đà Bắc.

- Hiện nay việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa được đề cập, chưa có báo cáo và kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ dân trên địa bàn huyện.

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Căn cứ vào đặc điểm tình hình, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của các xã để triển khai nghiên cứu, điều tra phỏng vấn các hộ dân trực tiếp sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)