Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 39 - 45)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đà Bắc là huyện vùng cao nằm phía Bắc của tỉnh Hòa Bình, có ranh giới hành chính như sau:

- Phia Bắc giáp tỉnh Phú Thọ. - Phía Đông giáp TP. Hòa Bình.

- Phía Nam giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc và Cao Phong. - Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.

Huyện Đà Bắc có tổng diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Hòa Bình với 77.976,81 ha, chiếm 16,88% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính (19 xã và 01 thị trấn). Trung tâm huyện lý là thị trấn Đà Bắc nằm trên tỉnh lộ 433, cách TP. Hòa Bình 20 km.

3.1.1.2. Địa hình

Nằm ở độ cao trung bình 560m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000m so với mực nước biển, Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 350. Địa hình nơi đây mang đặc trưng kiểu địa hình núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, trong đó có những đỉnh núi cao trên 1.000m như: đỉnh Phu Canh 1373m, đỉnh Phu Xúc 1373m, đỉnh Đức Nhân 1320m, đỉnh Biều 1162m, …

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Đà Bắc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10 với những đặc trưng chính như sau:

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình khoảng 23,50C. + Nhiệt độ cao nhất khoảng 38-390C. + Nhiệt độ thấp nhất khoảng 120C.

Số giờ nắng trong năm trung bình khoảng từ 1300-1600 giờ/năm, nhìn chung số giờ nắng trong ngày là thấp, mùa hè từ 5-6 giờ, mùa đông từ 3-4 giờ.

- Chế độ mưa:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1,570 mm, phân bố không đều cả về thời gian lẫn không gian, lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm khoảng 79% lượng mưa cả năm; vào mùa khô lượng mưa ít, chỉ chiếm khoảng 21% tổng lượng mưa cả năm, trong đó ít mưa nhất là vào tháng 12 và tháng 1, trung bình lượng mưa chỉ đạt 20,7 mm. Hàng năm vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét gây ảnh hưởng rất lớn đến đường giao thông và mùa màng.

- Độ ẩm: Huyện Đà Bắc là khu vực có độ ẩm không khí tương đối thấp xuống dưới 82%, đã gây ra tình trạng khô hạn, làm ảnh hưởng đến quá trình

sinh trưởng và phát triển của cây trồng - vật nuôi, những năm hạn nặng nhiều diện tích cây trồng bị chết khô. Vì vậy, việc xây dựng các công trình thủy lợi (hồ chứa nước, đập dâng) để dự trữ và cung cấp nước trực tiếp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đồng thời còn có tác dụng điều hòa khí hậu tiểu vùng.

3.1.1.4. Thủy văn

Đà Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đà. Với chiều dài chảy qua huyện khoảng 70 km có diện tích mặt hồ khoảng 6.000ha, có trữ lượng hàng tỷ m3 nước với lưu lượng thông qua bình quân hàng năm 1.600m3/s.

Trong nội vùng của huyện do địa hình bị chia cắt mạnh nên có một số suối lớn như: Suối Tuồng, suối Chum, suối Trâm, suối Nhạp, suối Láo… Các suối khác thì ngắn, dốc, lưu vực nhỏ, lòng hẹp, sâu, rất ít nước vào mùa khô, phần lớn ít có các địa hình thuận lợi để đắp chắn bãi đập tích nước nhiều vào mùa mưa phục vụ nông nghiệp vào mùa hạn. Từ đó huyện không có hồ chứa nước lớn, mực nước ngầm dồi dào nhưng không ổn định, phụ thuộc vào sự phân tầng, độ đứt gãy, thế nghiêng của địa chất, chủ yếu khi khai thác nước ngầm đủ cho sinh hoạt. Nước phục vụ sản xuất và nước sạch cho khu vực thị trấn huyện lỵ phải có khảo sát kỹ mới có thể tìm ra các điểm có lưu lượng lớn, đáp ứng cho từng nhu cầu cụ thể.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Đà Bắc là vùng có địa chất cổ nhất được tạo thành từ kỷ Đề von cùng hệ tạo sơn Hymalaya. Trải qua nhiều lần chuyển động địa chất, các nham thạch bị xáo trộn, đa trầm tích và đá mắc ma một phần bị biến chất. Đất đai của Đà Bắc có các nhóm sau:

Nhóm đất đỏ vàng:

nước biển, nơi có khí hậu lạnh, ẩm, địa hình bị chia cắt, tập trung chủ yếu ở các đỉnh núi cao như Pu Xúc (xã Đồng Nghê), núi Hêu (xã Tu Lý).

+ Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi: Phân bố ở độ cao 700m (chủ yếu ở độ cao từ 900 - 1000m). Địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, rửa trôi nhiều nên đất thường bị chua. Tập trung chủ yếu ở các đỉnh núi cao như Pu Canh, Pu Bua.

Nhóm đất vàng:

+ Đất nâu đỏ trên đá vôi được hình thành và phát triển trên đá vôi, hàm lượng kali và lân tổng số nghèo, hàm lượng mùn ở mức trung bình, đất thiếu nước, độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt. Phân bố ở độ cao từ 500-700m, ở các xã Mường Chiềng, Đồng Chum, Yên Hòa và Cao Sơn.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét: Tập trung chủ yếu ở xã Toàn Sơn, thị trấn Đà Bắc, Hiền Lương và xã Hào Lý. Được hình thành trên sa phiến, phiến thạch. Hiện trạng có cây lâm nghiệp trên đỉnh cao.

+ Đất đỏ vàng trên đá macma axit: Loại này được hình thành trên đá trầm tích của Granite, đất có màu đỏ, đỏ vàng, đất nghèo dinh dưỡng, chỉ có ở xã Vầy Nưa.

Nhóm đất phù sa:

+ Đất phù sa ngòi, suối được hình thành do sản phẩm bồi tụ của phù sa của ngòi, suối, hiện nay đất được sử dụng để trồng lúa hoặc màu.

+ Đất đỏ vàng được hình thành do sản phẩm phong hóa tại chỗ. Đặc điểm cơ bản của loại này đã hình thành tầng canh tác rõ ràng, hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố ở các chân đồi.

+ Đất thung lũng hình thành do quá trình rửa trôi, xói mòn của các đồi núi hoặc khe dốc. Do địa hình thung lũng, mặt nước thường xuyên bị đọng, làm cho đất bị Glây, đất có độ phì khá, phản ứng chua.

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Đà Bắc tương đối dồi dào, đó là do có diện tích mặt hồ Hòa Bình rộng khoảng 6.000ha, chiều sâu bình quân hàng chục mét

nên có trữ lượng hàng tỷ m3 nước với lưu lượng thông qua bình quân hàng năm 1.600m3/s. Từ khi ngăn đập thủy điện Hòa Bình, mặt nước sông Đà đã dâng cao gần 100m, biên độ dao động mặt nước hồ Hòa Bình trong năm giữa hai mùa vào khoảng 30-40m, mực nước ngầm được dâng cao làm thay đổi môi trường, cảnh quan tạo cho hệ sinh thái động thực vật của Đà Bắc được phục hồi phát triển và ngày càng phong phú. Mặt hồ Hòa Bình rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, cho giao thông đường thủy và dịch vụ thương mại, du lịch.

Các suối lớn đổ ra sông Đà: Suối Tuồng, suối Chum, suối Trâm, suối Nhạp, suối Láo… ngoài việc xây dựng các hồ, bãi giữ nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân còn có thể xây dựng các trạm thủy điện nhỏ như: nhà máy thủy điện Suối Nhạp (xã Đồng Ruộng) để tạo ra năng lượng điện thương phẩm.

c. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, diện tích đất rừng của huyện có 61.874,91 ha (đất rừng sản xuất 27.938,32ha, đất rừng phòng hộ 28.430,79ha, đất rừng đặc dụng 5.505,80ha).

Rừng có giá trị kinh tế, lại có ý nghĩa bảo vệ môi sinh, môi trường. Rừng của Đà Bắc phong phú, đa dạng, ở đây đã cung cấp nguồn lâm sản đáng kể như gỗ, tre, luồng, nứa, keo,… đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương cũng như khai thác các sản phẩm lâm thổ sản để sử dụng tại chỗ và cung ứng cho các tỉnh miền xuôi.

Thực hiện chỉ thị số 38/2005/TTr của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát lại quy hoạch 03 loại rừng, rừng ở Đà Bắc đã được sử dụng theo đúng mục đích, sử dụng đất rừng bước đầu đã mang lại hiệu quả, diện tích đất rừng đã có chủ. Các tổ chức, hộ gia đình yên tâm sản xuất trên diện tích được giao, cụ thể: đã giao cho Ban quản lý rừng Pu Canh 5.647 ha, cho 05 doanh nghiệp 7.511,17 ha, cho hộ gia đình và cộng đồng 51.846,37 ha.

d. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Đà Bắc có chủng loại và trữ lượng khoáng sản thấp. Một số mỏ lộ thiên được khai thác thủ công nhỏ lẻ dạng tận thu như: mỏ sắt Suối Chuồng (Tu Lý, Cao Sơn) có trữ lượng khoảng 1,1 triệu tấn; mỏ sắt Tân Pheo, Đoàn Kết khoảng 3,0 triệu tấn, một số mỏ chì tận thu có mật độ phân tán, không tập trung chỉ khai thác tận dụng nhỏ lẻ… Ngoài ra huyện còn có nguồn đá để sản xuất vật liệu xây dựng nhưng chỉ đủ khai thác phục vụ tại địa phương do không có mỏ trữ lượng lớn và do cự ly vận chuyển xa nên không tạo được sản phẩm hàng hóa trao đổi.

e. Tài nguyên du lịch

Là vùng mũi phía Tây Bắc của tỉnh Hòa Bình, Đà Bắc có rất nhiều yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thời tiết có tính đặc thù của một số vùng núi non hùng vĩ, nhưng rất sơn thủy hữu tình do liền kề với vùng hồ sông Đà rộng lớn. Nhiều đảo nổi, đảo chìm, cả đảo đá và đảo đất. Có nhiều đảo nửa chìm nửa nổi do hai mùa khô mưa và do việc điều tiết nước của đập thủy điện Hòa Bình. Có nhiều bán đảo, nhiều cửa suối tạo ra nhiều cảnh quan tự nhiên thơ mộng. Suối Tuồng, suối Chum, suối Trâm, suối Nhạp, suối Láo… tất cả đều đổ ra sông Đà tạo ra rất nhiều các vũng vịnh cửa suối có cảnh quan hấp dẫn, là nơi tạo ra các bến thuyền trú ngụ khi mưa bão, ngày thường là các hoạt động dịch vụ thương mại, du lịch.

f. Tài nguyên nhân văn

Có thể xem đồng bào Mường là chủ nhân đầu tiên của mảnh đất Đà Bắc, sống định cư thành từng làng ven sông, ven suối lớn, canh tác ở những bãi đất bằng ven núi hoặc các thung lũng. Người Tày đến Đà Bắc vào khoảng thế kỷ XIX, giỏi làm ruộng và làm nương. Người Dao đến Đà Bắc vào khoảng thế kỷ XV, gồm hai thành phần là Dao Tam Đào và Dao Tiền. Đồng bào Kinh đến Đà Bắc muộn hơn cả, vào năm 1963. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế miền núi, nhân dân các tỉnh Thái Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Hải Hưng

đã lên đây cùng với các dân tộc Tày, Dao, Mường khai phá tự nhiên, xây dựng bản làng.

Đến nay tất cả các dân tộc anh em trên địa bàn huyện Đà Bắc đoàn kết xây dựng huyện ngày càng phát triển cùng với việc bảo tồn giá trị văn hóa của mỗi dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)