Gãy cổ xương đùi (GCXĐ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 25 - 28)

GCXĐ là loại gãy nằm ở giữa chỏm và khối mấu chuyển, hay gặp ở người cao tuổi (trên 60 tuổi), nữ gặp nhiều hơn nam tỷ lệ: 3/1. Nguyên nhân GCXĐ thường do chấn thương, do bệnh lý loãng xương, và do điểm yếu ở cổ xương đùi trong cấu tạo giải phẫu [14], [29].

Trong một nghiên cứu của Karl O. Nakken (2015) trên một BN 47 tuổi bị gãy cổ xương đùi có nguyên nhân do co giật cơ trong cơn động kinh [69].

Có nhiều cách phân loại gãy cổ xương đùi tùy theo các tác giả. Hiện nay hay sử dụng cách phân loại như sau:

17

* Phân loại theo Pauwels: dựa vào độ chếch của đường gãy [14], [37].

Theo đó mà Pauwels chia ra ba loại, dựa vào góc α là góc tạo bởi diện gãy với mặt phẳng nằm ngang

Hình 1.8. Phân loại gãy cổ xương đùi theo Pauwel [37]

Pauwels 1: α < 300 Trọng lực còn ép nhiều vào diện gãy tiên lượng tốt. Pauwels 2: 300 ≤ α ≤ 700 Tập hợp lực rơi một phần ra ngoài diện gãy, tiên

lượng dè dặt.

Pauwels 3: α > 700 Đường gãy gần như đứng dọc, rất khó liền.

Góc α càng lớn thì tiên lượng càng nặng, điều trị gặp khó khăn và thường để lại di chứng. Pauwels cho rằng: khi bệnh nhân đứng, góc lớn sẽ không tạo nên sức nén ép giữa hai đầu xương gãy và có xu hướng làm toác diện gãy. * Phân loại theo Garden:dựa vào sự di lệch ổ gãy [14], [19], [37].

Năm 1961, Garden đã đưa ra cách phân loại chia làm 4 độ chủ yếu dựa vào hình ảnh Xquang:

- Garden 1: Gãy một phần cổ - gãy cài nhau. Các bè xương phía dưới của cổ còn nguyên.

- Garden 2: Gãy hoàn toàn nhưng không di lệch, các bè xương không rời nhau, hướng vẫn như cũ.

- Garden 3: Di lệch nhiều nhưng diện gãy còn dính vào nhau.

- Garden 4: Gãy hoàn toàn di lệch, chỏm không còn dính vào cổ, chỏm quay tự do.

18

Hình 1.9. Phân loại gãy cổ xương đùi theo Garden [14].

Trong 4 loại gãy trên thì Garden 3, 4 là hai loại gãy nặng nhất do đầu xương di lệch làm tổn thương gần như hoàn toàn các nguồn cung cấp máu tới chỏm (kể cả động mạch cổ lên - nguồn cấp máu quan trọng nhất). Điều trị loại gãy Garden 1, 2 tương đối đơn giản, ít biến chứng.

Gãy cổ xương đùi có thể có các điều trị bảo tồn, kết hợp xương, với các trường hợp trẻ tuổi gãy di lệch ít (Pauwels 1 Garden 1,2), hoặc thay khớp háng trong các trường hợp gãy di lệch nhiều (Pauwels 3, Garden 3,4) và người cao tuổi.

Các phương pháp điều trị bảo tồn (bó bột, xiên đinh kéo liên tục) cho tỷ lệ liền xương thấp 30%, gây nhiều biến chứng toàn thân (Viêm phổi, viêm đường tiết niệu…) và loét các vùng tỳ đè do phải bất động lâu, kết hợp xương bằng nẹp vít hoặc vít xốp ở người cao tuổi cũng có tỷ lệ liền xương thấp gây khớp giả hoặc hoại tử tiêu chỏm xương đùi ảnh hưởng rất lớn đến chi phí điều trị cũng như sinh hoạt của bệnh nhân . Vì vậy các phương pháp bảo tồn và kết hợp xương ít được sử dụng [10], [27], [32].

Phẫu thuật thay khớp háng có thể giúp bệnh nhân vận động sớm, tránh các biến chứng do nằm lâu đồng thời có thể phục hồi sớm khả năng đi lại của bệnh nhân. Theo Christial Ossendorf (2010) thay khớp háng là phương pháp lý tưởng để điều trị gãy cổ xương đùi ở người già trên 60 tuổi [51].

19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)