Trong 47 BN với 52 KHTP được thay chúng tôi theo dõi thời gian trung bình là 22 tháng ( ngắn nhất là 6 tháng dài nhất là 3 năm). Đánh giá chức năng khớp háng sau phẫu thuật dựa vào kết quả chụp XQ kiểm tra khi BN đến khám lại và chỉ số HARRIS W.H [82] (phụ lục số1), chúng tôi thu được kết quả như sau:
Rất tốt và tốt có 50/52 KHTP chiếm 96,2%.
Trung bình và kém có 2/52 KHTP (1 trung bình + 1 kém) chiếm 3,8%.
Bảng 4.1. So sánh với một số tác giả khác
Kết quả Rất tốt + tốt Trung bình Kém
Hoàng Văn Dung (2009) [7] 95,5 % 2,7 % 1,8 % Lưu Hồng Hải (2012) [16] 96,15 % 3,85 % 0 % Trần Trung Dũng (2014) [9] 93,3 % 6,7 % 0 % Nghiên cứu của chúng tôi (2015) 96,2 % 1,9 % 1,9 %
Chúng tôi nhận thấy rằng kết quả đánh giá sau nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh với 1 số tác giả khác tuy có sự tương đồng, nhưng đây chỉ là so sánh tương đối bởi vì các mẫu nghiên cứu không thuần nhất về thời gian, đặc điểm BN và các loại khớp được thay. Hơn nữa kết quả của thay KHTP còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng, nếu thời gian theo dõi càng xa thì tỷ lệ kết quả tốt sẽ giảm đi, tỷ lệ xấu sẽ tăng lên, trong khi đó thời gian theo dõi của chúng tôi khác thời gian theo dõi của các tác
64
giả khác, cùng với đó trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có cả 2 loại KHTP có xi măng và KHTP không xi măng, cả BN thay KHTP một bên và thay KHTP 2 bên vì vậy so sánh trên chỉ mang tính ước lệ và tham khảo.
Chức năng khớp háng có phục hồi được tốt sau mổ và lâu dài hay không ngoài việc chỉ định mổ đúng, kỹ thuật tốt, kích cỡ khớp nhân tạo phù hợp với BN thì còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: tuổi, nguyên nhân, thời gian mắc bệnh, các bệnh lý kèm theo, vấn đề phục hồi chức năng sau mổ, chế độ tập luyện, sinh hoạt theo hướng dẫn của thầy thuốc, định kỳ đến khám lại theo kế hoạch hoặc khám lại khi có bất thường xảy ra để kịp thời xử trí các biến chứng thì kết quả mang lại sẽ tốt hơn, vì vậy chúng tôi luôn chú trọng hướng dẫn chế độ luyện tập, phục hồi chức năng, và đặt lịch hẹn khám định kỳ cho BN.
Về biên độ vận động của khớp háng: vận động của khớp háng bao gồm các động tác gấp/duỗi, xoay trong/xoay ngoài, dạng/khép. Trong đó động tác chính của khớp háng là gấp/duỗi, sau khi thay khớp nếu BN làm tốt động tác gấp/duỗi thì sẽ giúp BN trở lại với những sinh hoạt, lao động mà trong thời gian bị bệnh họ không thể làm được. Qua 52 khớp được kiểm tra chúng tôi nhận thấy các BN thường hạn chế chủ yếu động tác khép, gấp và xoay trong, 3 động tác trên chính là tư thế xấu của khớp háng, nếu thực hiện mạnh dễ gây sai khớp, vì vậy BN không dám thực hiện các động tác đó.
Về mức độ đau và độ vững của KHTP được thay trong nghiên cứu của chúng tôi có 50/52 trường hợp không đau hoặc ít đau, đi lại vững hoặc khập khiễng nhẹ không ảnh hưởng đến hoạt động (tỉ lệ: 96,2%). Có 1 khớp đau nhẹ đôi khi phải dùng giảm đau và khập khiễng vừa dáng đi xấu chiếm tỉ lệ 1,9%, 1 trường hợp do bị ngã có vỡ xương, lỏng chuôi, đau vừa, đi lại khó khăn phải dùng khung vịn khi di chuyển và có người hỗ trợ, BN đã được kiểm tra có chỉ định mổ lại, nhưng do khó khăn về kinh tế nên BN chưa có điều kiện để mổ lại (tỉ lệ 1,9%).
Như vậy: với kết quả tốt và rất tốt (96,2%) chúng tôi thấy rằng phẫu thuật thay KHTP đối với bệnh lý THKH, HTVKCXĐ, ở giai đoạn muộn, GCXĐ phức tạp: là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Vì trước khi phẫu thuật những BN bị THKH,
65
HTVKCXĐ đi lại rất khó khăn do đau, hạn chế vận động khớp háng, những BN bị GCXĐ thì đau nhiều và mất vận động khớp háng nhưng sau phẫu thuật BN có thể đi lại và sinh hoạt bình thường, triệu chứng đau hết hoặc còn đau rất ít, biên độ vận động khớp háng tăng lên rõ rệt. Hầu hết các BN đều hài lòng với kết quả phẫu thuật.