Về kết quả sớm sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 70 - 72)

* Thời gian mổ:

Thời gian mổ trung bình là 91,92 phút, thời gian ngắn nhất là 60 phút, thời gian dài nhất là 120 phút.

Trong quá trình phẫu thuật chúng tôi áp dụng đường mổ phía sau ngoài (đường Gibson) với đường mổ nhỏ nhằm tiết kiệm máu và thời gian, việc rút ngắn thời gian mổ là rất cần thiết, nó sẽ tránh được các tai biến trong mổ, hạn chế việc nhiễm trùng vết mổ đây cũng là quan điểm của nhiều tác giả khi tiến hành thay KHTP [8], [10], [41].

Tuy nhiên để thực hiện được việc này đòi hỏi phẫu thuật viên phải thành thạo, phải có kinh nghiệm và có sự phối hợp tốt với người phụ, kíp gây mê, cùng với đó công tác chuẩn bị trước mổ phải thật tốt.

* Diễn biến sau phẫu thuật:

51/52 trường hợp vết mổ liền sẹo tốt ở kỳ đầu. 1 trường hợp sau mổ bị nhiễm khuẩn nông vết mổ ngày thứ 3 được xử trí phối hợp kháng sinh, dung dịch sát khuẩn, thay băng, rửa sạch vết mổ hàng ngày, ngày thứ 8 sau mổ vết mổ bình thường. Tất cả các trường hợp trên đều cắt chỉ vết mổ sau 12 ngày.

Thời gian điều trị trung bình sau phẫu thuật 9,52 ngày ngắn nhất là 4 ngày, dài nhất là 16 ngày, Các trường hợp điều trị dài ngày là do phải điều trị ổn định các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, tim mạch… trước và sau mổ.

Việc sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật cũng rất quan trọng, chúng tôi thường dùng hai loại kháng sinh Cephalosporin thế hệ II, III kết hợp với một nhóm khác như Gentamycin hoặc Metronidazol… kháng sinh được dùng trước mổ 30 phút được truyền trong suốt cuộc mổ và tiếp tục dùng trong vòng một tuần sau mổ.

Dẫn lưu vết mổ được chúng tôi rút vào ngày thứ 3 sau mổ, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào chảy máu qua dẫn lưu sau mổ.

62

Chụp XQ sau mổ: chúng tôi cho BN chụp XQ kiểm tra vào ngày thứ 2 – 3 sau mổ khi BN ổn định. Kết quả chụp 52/52 chuôi thẳng trục, đúng hướng, 52/52 ổ cối đúng vị trí, đúng hướng.

1 BN bị trật khớp: Nguyên nhân trật khớp là do BN không thận trọng khi đi lại, bị ngã nên dẫn đến trật khớp ngày thứ 16 sau mổ, sau ngã BN vào viện được khám, chụp XQ kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết và chỉ định mổ đặt lại khớp vào ngày thứ 6 sau trật khớp, diễn biến sau mổ đặt lại khớp BN ổn định.

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 5 BN thay KHTP hai bên. 3 BN có thời gian mổ giữa 2 lần thay khớp là 7 tuần, 1 BN 6 tuần, và 1 BN mổ thay khớp thứ 2 sau 5 tháng. Theo tác giả Hoàng Văn Dung [8] và một số tác giả khác, thì thời gian mổ giữa 2 lần thay khớp háng nên sau 4 tuần để tránh các biến chứng như toác vết mổ chảy máu, trật khớp đã mổ trước đó khi kê tư thế mổ lần 2.

* Chăm sóc và phục hồi chức năng trước và sau mổ:

Tất cả các BN đều được chúng tôi hướng dẫn và tập luyện trước và sau mổ: Trước mổ với những BN thay KHTP 2 bên ở lần mổ thứ 2 chúng tôi giải thích kỹ cho BN và người nhà, hướng dẫn phương pháp tập luyện phục hồi và sử dụng nạng, tránh những động tác ảnh hưởng đến khớp được thay.

Ngay sau phẫu thuật chúng tôi giữ 2 chân BN ở tư thế dạng khớp háng 400

bằng nẹp tam giác hoặc gối vải giữa 2 chân, đặt 1 gối mềm ở khoeo chân bên phẫu thuật để giữ cho khớp háng gấp khoảng 100. Những ngày sau, khi ngủ BN vẫn phải sử dụng nẹp tam giác tránh thói quen bắt chéo chân.

Ngày thứ nhất bất động tại giường, hướng dẫn BN tự căng cơ tứ đầu đùi và cử động bàn chân ngay buổi chiều sau phẫu thuật.

24 giờ sau mổ tiếp tục lên gân cơ tứ đầu đùi, luyện tập các khớp tự do và tập ngồi dậy vào chiều ngày thứ 2 hoặc sáng ngày thứ 3 sau khi có kết quả XQ.

Ngày thứ 3 tập đứng dậy, tập đi với sự trợ giúp của 2 nạng nách, đi giày vải có buộc dây. Đi trong buồng bệnh khoảng cách từ 10 -15m và 2, 3 lần trong ngày. Với BN thay khớp đầu tiên chúng tôi hết sức chú ý đến tập và cho tập đứng, tập đi muộn hơn do chân chưa thay còn đau, yếu, khả năng tập luyện kém.

63

Sau 3 - 4 tuần bỏ 1 nạng, trong 8 tuần đầu tập đi bộ từ ngắn đến dài, khi ngủ không nằm nghiêng về phía chân lành, sau 2 - 3 tháng bỏ nạng, có thể bước lên cầu thang, sau 3 tháng có thể tự lái ô tô, đi xe đạp, xe máy .

Không ngồi xổm, không ngồi bắt chân chữ ngũ, không gấp háng quá 900 đi vệ sinh hố xí bệt cao, không đứng trên một chân được thay khớp, tránh ngã.

Việc cho BN ngồi dậy sớm và tập đi sau mổ giúp BN thoải mái dễ chịu tránh được các biến chứng toàn thân do nằm lâu như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét các điểm tì đè…

Vấn đề hướng dẫn BN luyện tập phục hồi chức năng sau mổ đúng quy cách đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao kết quả của phẫu thuật thay khớp háng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 70 - 72)