Biến chứng sớm sau mổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 51 - 52)

* Trật khớp nhân tạo sớm sau mổ

Trật khớp nhân tạo là một biến chứng có thể gặp sớm sau thay khớp háng toàn phần. Thường xảy ra trong vòng 3 tuần đầu sau mổ. Theo Lim HF (2014) tỷ lệ trật khớp là 1 – 6% [65].

Có nhiều nguyên nhân của trật khớp nhân tạo sớm sau mổ: khi mổ đặt khớp nhân tạo không đúng trục, khối cơ mông yếu, tư thế của khớp háng… Có tác giả cho rằng đường mổ phía trước có tỉ lệ trật khớp ít hơn đường mổ phía sau. Bỏ qua những yếu tố so sai sót trong khâu vận chuyển bệnh nhân sau mổ, về mặt kỹ thuật, Jesse C. Delle đưa ra một số yếu tố có ảnh hưởng [53]:

+ Ổ cối quá ngửa, hướng ra sau.

+ Vị trí của chỏm quá nghiêng ra trước hoặc ra sau.

+ Cắt bỏ bao khớp phía sau nhưng không được phục hồi lại chắc. + Do gấp hoặc xoay ở tư thế khép háng sau mổ.

Chẩn đoán xác định bệnh nhân trật khớp nhân tạo khi thấy hình ảnh trên XQ, chỏm nhân tạo không nằm đúng vị trí so với ổ cối. Về lâm sàng, bệnh nhân có ngắn chi và hạn chế vận động khớp háng so với kiểm tra trong mổ.

Điều trị trật khớp nhân tạo cần phải được gây mê để nắn, một số trường hợp khó phải mổ để đặt lại khớp.

* Chảy máu sau mổ

Nguyên nhân của biến chứng này là do những sơ suất trong quá trình phẫu thuật, phạm vào những mạch máu quanh khớp háng. Dẫn lưu ổ mổ ra máu tươi, nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ gây rối loạn đông máu thì càng nặng nề. Ở mức độ nhẹ hơn, những chảy máu sau mổ gây ứ đọng dịch trong ổ mổ, nếu không được dẫn lưu ra ngoài kịp thời sẽ là điều kiện thuận lợi của nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến sự liền vết mổ.

* Nhiễm khuẩn

43

Nhiễm khuẩn nông: thường dễ chẩn đoán, sau mổ bệnh nhân có sốt cao, sưng nóng đỏ đau vùng mổ, tại chỗ có thể thấy vết mổ viêm tấy, nề, ứ đọng dịch. Có thể chảy dịch mủ qua dẫn lưu. Điều trị bằng cách mở rộng vết mổ, dẫn lưu mủ và dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Nhiễm khuẩn sâu: chẩn đoán khó khăn hơn, nhất là khi xuất hiện muộn bởi triệu chứng nghèo nàn. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Về điều trị nhiễm khuẩn sâu cũng phức tạp hơn nhiều vì rất khó khăn để kháng sinh có thể thâm nhập vào vùng nhiễm khuẩn.

Biến chứng nhiễm khuẩn nếu xảy ra sẽ có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả điều trị. Do vậy vấn đề phòng tránh nhiễm khuẩn luôn được đặt ra trong mọi trường hợp phẫu thuật nói chung và đặc biệt trong thay khớp nhân tạo nói riêng. * Liệt thần kinh hông to

Trong quá trình phẫu thuật, nhất là ở những bệnh nhân có sử dụng đường mổ tối thiểu, để bộc lộ phẫu trường cần có những dụng cụ chuyên biệt. Tuy nhiên, nếu sử dụng không chính xác các dụng cụ này, động tác quá thô bạo… có thể gây tổn thương đến thần kinh hông to ở phía sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 51 - 52)