Phân tích nhân tố với các biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ thanh toán nhập khẩu tập trung vào sự hài lòng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hồ chí minh (Trang 77 - 80)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 cho 23 biến quan sát độc lập cho thấy 23 biến quan sát này được nhóm thành 5 nhóm với giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1.

Hệ số KMO = 0.841; Kiểm định Bartlett’s Test có mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 nghĩa là các biến có tương quan với nhau xét trên tổng thể và thoả điều kiện phân tích nhân tố EFA. Tổng phương sai trích 65.203% (lớn hơn 50%) thể hiện rằng các nhân tố trích ra giải thích được 65.203% biến thiên của dữ liệu.

Quan sát hệ số tải nhân tố của các biến ta thấy biến PT3 tải lên 4 nhân tố 1,2,3,4; PT6 và PT7 tải lên 3 nhân tố 1,2,3; DU3 tải lên 2 nhân tố 3,5 và cách biệt giữa các hệ số tải đều nhỏ hơn 0.3. Do vậy các biến quan sát này không phù hợp và tiến hành loại biến theo quy tắc loại bỏ lần lượt các biến quan sát có trọng số từ nhỏ đến lớn. Nếu một biến đo lường cho cả hai nhân tố thì ta sẽ chọn trọng số lớn hơn để so sánh với trọng số của biến quan sát khác. Như vậy ta sẽ loại PT3 trước.

Sau khi loại PT3, 22 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích EFA lần 2 cho ra kết quả 5 yếu tố rút trích tại giá trị Eigenvalues >1 với tổng phương sai trích 65.520%. Hệ số KMO = 0.828; Kiểm định Bartlett’s Test có mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA. Ma trận xoay cho thấy biến PT6 và PT7 còn tải lên 3 nhân tố 1,2,3; DU3 tải lên 2 nhân tố 3, 5. Theo nguyên tắc loại biến tiếp tục loại PT7.

21 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích EFA lần 3 cũng cho kết quả 5 nhân tố trích tại giá trị Eigenvalues = 1.522 với tổng phương sai trích 66.431%. Hệ số KMO = 0.816; Kiểm định Bartlett’s Test có mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05, phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu. Tiếp tục với 2 biến PT6 và DU3 (PT6 tải lên 3 nhân tố 1,2,3 và DU3 tải lên 2 nhân tố 1, 5), biến PT6 sẽ bị loại trước.

20 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích EFA lần 4 cũng cho kết quả 5 nhân tố trích tại giá trị Eigenvalues = 1.518 với tổng phương sai trích 67.388%. Hệ số KMO = 0.799; Kiểm định Bartlett’s Test có mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05,

phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu. Ma trận xoay còn lại biến DU3 tải lên 2 nhân tố 1,5, do đó ta tiếp tục loại biến này.

19 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích EFA lần 5 cũng cho kết quả 5 nhân tố trích tại giá trị Eigenvalues = 1.514 với tổng phương sai trích 68.688%, thể hiện rằng các nhân tố trích ra giải thích được 68.688% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.795; Kiểm định Bartlett’s Test có mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 nghĩa là các biến có tương quan với nhau xét trên tổng thể và thoả điều kiện phân tích nhân tố EFA.

Sau lần phân tích thứ 5 nhận thấy tất cả các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 và không có biến quan sát nào cùng tải trên cả 2 nhân tố, do đó, các biến quan sát đều quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi nhân tố.

Bảng 4.8. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến độc lập

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 PT5 0.826 PT2 0.821 PT4 0.814 PT1 0.795 TC1 0.869 TC2 0.787 TC4 0.779 TC5 0.770 NL3 0.861 NL1 0.797 NL4 0.776 NL2 0.705 DC3 0.850 DC1 0.844 DC2 0.724 DC4 0.695 DU1 0.842 DU2 0.821 DU4 0.795 Eigenvalues 4.908 2.642 2.146 1.841 1.514 Phương sai trích (%) 14.755 14.706 14.374 13.924 10.928 Tổng phương sai trích = 68.688% Hệ số KMO = 0.795

Bartlett’s Test of Sphericity với sig = 0.000

Sau khi phân tích nhân tố ta thực hiện kiểm tra lại Cronbach’s Alpha cho hai nhân tố Phương tiện hữu hình và nhân tố Sự đáp ứng ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của 2 nhân tố này lần lượt là 0.851 và 0.767 đều ≥ 0.6; các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng ≥ 0.3. Như vậy sau khi loại bỏ các biến thì hai thang đo này vẫn đảm bảo độ tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ thanh toán nhập khẩu tập trung vào sự hài lòng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hồ chí minh (Trang 77 - 80)