Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 61)

d. Chính sách chi trả cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thƣởng thêm vào cuố

4.2.6. Kết quả nghiên cứu

Thông qua kết quả nghiên cứu chính sách chi trả cổ tức của các công ty niên yết trên HOSE trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 thì chính sách cổ tức năm trƣớc tác động thuận chiều đến tỷ lệ chi trả cổ tức năm nay. Điều này chứng tỏ các công ty có xu hƣớng duy trì chính sách cổ tức tƣơng quan so với các năm trƣớc (thuận chiều) nhằm mục đích tạo tâm lý cổ tức ổn định cho các cổ đông. Các công ty có xu hƣớng tăng chi trả cổ tức chỉ khi họ tin chắc rằng có thể duy trì mức tăng đó trong nhiều năm tiếp theo với điều kiện kinh tốt khởi sắc hoặc nhận thấy các yếu tố tạo điều kiện cho nhà quản lý tài chính có niềm tin vào sự tăng trƣởng của công ty. Một trong những chức năng quan trọng của chi trả cổ tức là tác động phát tín hiệu nên các nhà quản lý quyết định tăng cổ tức khi muốn báo hiệu cho thị trƣờng về sự triển vọng tích cực của công ty trong thời gian tới. Ngƣợc lại, cắt giảm cổ tức đƣợc các nhà đầu tƣ xem là sự suy thoái kinh doanh, công ty đang gặp khó khăn tài chính nên sẽ thực hiện các giao dịch bán tháo quá mức làm ảnh hƣởng lớn đến giá cổ phiếu và hình ảnh công ty. Mối quan hệ thuận chiều giữa cổ tức năm trƣớc và cổ tức năm nay cũng đƣợc khẳng định trong các nghiên cứu của Lintner (1956), Ahmed và Javid (2009), Musa (2009), Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cƣờng (2014)...và nghiên cứu này một lần nữa làm sáng tỏ rằng có mối quan hệ thắt chặt giữa cổ tức năm này và năm trƣớc.

Lợi nhuận có tác động thuận chiều đến tỷ lệ cổ tức của các công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận tác động rất lớn tới chính sách cổ tức của một công ty với hệ số bêta bằng 4.1933. Các công ty niêm yết có lợi nhuận sau thuế càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao. Khi công ty đạt đƣợc lợi nhuận cao, các chủ sở hữu sẽ đƣợc chia cổ tức nhiều hơn. Với việc tăng chi trả cổ tức, ngoài việc thỏa mãn lợi ích của các cổ đông hiện hữu còn là một tín hiệu cho các nhà đầu tƣ rằng ban quản lý đang lạc quan về thu nhập trong tƣơng lai của công ty, điều này cũng có tác động tích cực tới giá cổ phiếu của công ty. Kết quả này phù hợp với lập luận của Lintner (1956), Mehta (2012), Leon và Putra (2014)...

Mối quan hệ thuận chiều giữa đòn bẩy nợ với tỷ lệ cổ tức chi trả của các công ty niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh đƣợc tìm thấy ở nghiên cứu này, các công ty có đòn bẩy nợ càng cao thì tỷ lệ trả cổ tức càng cao. Điều này có thể đƣợc giải thích bằng Lý thuyết Tín hiệu: các công ty có đòn bẩy nợ

cao sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ cho các dự án đầu tƣ kinh doanh thay vì giữ lại phần lớn lợi nhuận để trả nợ và bù đắp đầu tƣ thì ban quản trị công ty thay quyết định sẽ tăng chi trả cổ tức cho cổ đông. Điều đó nhằm giữ vững lòng tin của các chủ nợ rằng công ty luôn đủ khả năng trử nợ đúng hạn, theo lý thuyết Tín hiệu, dù công ty vay nợ nhiều nhƣng với mức trả cổ tức cao chứng tỏ công ty vẫn hoạt động rất tốt, có triển vọng tích cực, làm tăng sự tin tƣởng về cổ phiếu nhà đầu tƣ đang nắm giữ. Chi trả cổ tức ở mức cao khi công ty có triển vọng không tốt thực sự tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cấu trúc tài chính của công ty làm tăng nguy cơ phá sản, với chính sách cổ tức này không phù hợp với các nhà đầu tƣ ngại rủi ro. Tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Mehta (2012), Leon và Putra (2014), Trƣơng Đông Lộc và Phạm Phát Tiến (2015)...

Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về chính sách cổ tức của các công ty có cổ đông Nhà nƣớc nắm từ 50% vốn cổ phần trở lên với các công ty còn lại. Với mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ chia cổ tức nên các công ty có sở hữu nhà nƣớc càng nhiều thì tỷ lệ trả cổ tức càng cao. Sở hữu nhà nƣớc là một yếu tố quan trọng của quá trình ra quyết định cổ tức, khi quy định bảo vệ cổ đông còn hạn chế, bởi vì nhà nƣớc là một nhà đầu tƣ có ảnh hƣởng, có thể thực hiện các bƣớc để bảo vệ cổ đông thiểu số bằng cách buộc các cổ đông nội bộ chi ra tiền mặt và đƣa ra các quyết định trong quá trình đầu tƣ vì nhằm mục đích cơ bản của các doanh nghiệp nhà nƣớc trong quá trình kinh doanh là thực hiện các mục tiêu chính trị của Chính Phủ và bảo toàn vốn trong quá trình đầu tƣ, vì vậy các công ty này không thực hiện các đầu tƣ mạo hiểm. Để từ đó các công ty niêm yết bị áp lực phải chi trả cổ tức cao hơn khi nhận đƣợc vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc. Kết quả này tƣơng tự với nghiên cứu của Gugler (2003), Chen, Jian và Xu (2009), Trƣơng Đông Lộc (2003)...

Nghiên cứu này chứng minh đƣợc rằng quy mô công ty không tác động đến chính sách cổ tức. Nhƣ vậy trên thực tế, cổ tức chi trả ít hay nhiều không thể hiện đƣợc rằng quy mô công ty đó lớn hay nhỏ. Có một số nghiên cứu cũng đƣa ra kết luận tƣơng tự nhƣ: Sim và Appannan (2011), Mehta (2012), Trƣơng Đông Lộc và Phạm Phát Tiến (2015)…

Ngoài ra, ta cũng nhận thấy rằng không có bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ tức và các yếu tố vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng GDP, lạm phát, lãi suất. Điều này chứng minh rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô tuy có tác động tới chính sách

chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch TPHCM nói chung và các doanh nghiệp khác nói riêng chỉ trong ngắn hạn tuy nhiều về mặt dài hạn thì các yếu tố này không tác động đến chính sách cổ tức của công ty, thay vào đó là các yếu tố bên trong của doanh nghiệp.

Joseph Tagne Talla (2013), mối quan hệ giữa lạm phát và chứng khoán có thể là tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào việc nền kinh tế đang phải đối mặt với lạm phát bất ngờ hoặc lạm phát dự kiến. Do đây là dự kiến của các DN, tăng giá cũng sẽ tăng thu nhập của họ mà có thể dẫn đến họ trả cổ tức nhiều hơn, từ đó đó làm tăng giá cổ phiếu.

Mặt khác, khi lạm phát là bất ngờ, một sự gia tăng trong giá cả sẽ dẫn đến sự gia tăng trong chi phí sinh hoạt và điều này sẽ chuyển các nguồn lực từ đầu tƣ để tiêu thụ, làm giảm giá trị hiện tại của thu nhập ròng dẫn đến giá cổ phiếu thấp. Còn theo Faris Nasif AL - Shubiri (2010), có mối quan hệ có ý nghĩa tiêu cực của lạm phát đến giá cổ phiếu nhƣng kết quả không có ý nghĩa trong một số năm.

Lãi suất ngân hàng trên thị trƣờng có tác động ngƣợc chiều với tỷ suất cổ tức của doanh nghiệp theo nghiên cứu của Chu Thị Hậu (2016) đã chứng minh trong nghiên cứu của mình. Điều này phù hợp với lý thuyết đặt ra, khi nền kinh tế đang tăng trƣởng nhanh thì lãi suất ngân hàng cao, lúc này các doanh nghiệp sẽ ƣu tiên giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho cơ hội đâu tƣ mới hơn là chi trả cổ tức.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Thông qua kết quả nghiên cứu của mô hình định lƣợng, tác giả đã đƣa ra các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2010/2014 khá phù hợp với các lý thuyết kinh tế dã đề cập trong phần lý thuyết đề ra. Kết quả cho thấy, Chính sách cổ tức năm nay chịu tác động rất lớn của lợi nhuận và đòn bẩy tài chính của công ty, ngoài ra chính sách cổ tức còn chịu ảnh hƣởng của chính sách cổ tức năm trƣớc và hình thức sở hữu của công ty. Cụ thể, các công ty có lợi nhuận cao, có vốn nhà nƣớc càng lớn thì chi trả cổ tức càng nhiều.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ĐỀ TÀI VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Chương 5 sẽ tóm tắt cho người đọc kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cổ tức phù hợp với thực nghiệm thị trường HOSE nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Và từ đó đề xuất lựa chọn chính sách chi trả cổ tức phù hợp nhất đối với các nhà quản trị tài chính. Cuối cùng đề tài cũng đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho các học giả sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)