Một số bất cập trong lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 63)

d. Chính sách chi trả cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thƣởng thêm vào cuố

5.2. Một số bất cập trong lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết

Sử dụng chính sách cổ tức như là một công cụ để gây ấn tượng tốt về hình ảnh của công ty (yếu tố phát tín hiệu được quan tâm quá mức): Ở Việt Nam, giá tham chiếu của ngày giao dịch không hƣởng quyền sẽ đƣợc điều chỉnh giảm đi tƣơng ứng với số cổ tức trên mỗi cổ phần để đảm bảo rằng cổ đông mới không có cổ tức sẽ có lợi thế giá tƣơng ứng bằng số cổ tức mà cổ đông cũ đƣợc trả. Nhƣng trên thực tế thời gian qua, khi công ty công bố chính sách cổ tức thì giá cổ phiếu có xu hƣớng tăng lên. Các công ty đã tận dụng điều này nhƣ một sự phát tín hiệu đến các nhà đầu tƣ về tình hình, triển vọng phát triển của công ty. Khi đã có đƣợc cái nhìn đầy thiện cảm của nhà đầu tƣ, họ tiếp tục phát hành cổ phần mới với mức sẵn lòng trả giá cao hơn của các nhà đầu tƣ. Có lẽ đây là cách ứng xử thích hợp đối với tình trạng bất cân xứng thông tin của thị trƣờng Việt Nam cộng thêm việc thị trƣờng chứng khoán còn mới mẻ, non trẻ.

Chính vì vậy, các công ty luôn dùng mọi cách để có thể truyền đạt thông tin đến các nhà đầu tƣ. Và việc dùng chính sách cổ tức nhƣ là một công cụ phát tín hiệu hay hơn nữa là công cụ đánh bóng hình ảnh công ty là hợp lý. Có thể xem chi phí cho việc chi trả cổ tức nhƣ một chi phí quảng cáo hợp lý, bởi vì những lợi ích mà nó mang lại là vô cùng to lớn nhƣ: công ty sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, nhiều đối tác làm ăn hơn, nhiều cổ đông sẽ đóng góp, thúc đẩy vào việc quản lý hiệu quả hoạt động của công ty,… Ngoài ra, việc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ sẽ làm tăng giá cổ phiếu; qua đó, tạo thuận lợi cho việc phát hành cổ phần mới nhằm tận dụng nguồn vốn với giá rẻ nhằm hạ chi phí sử dụng vốn, nâng cao lợi nhuận.

Mức cổ tức cao đƣơng nhiên cổ đông đƣợc hƣởng lợi, nhƣng còn tiềm năng phát triển của công ty trong dài hạn sẽ bị ảnh hƣởng. Đối với một công ty “rỗng túi” thì cơ hội tăng trƣởng là rất thấp, thậm chí bị gánh rủi ro vỡ nợ.

Chính sách cổ tức hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư ngắn hạn hơn là sự phát triển bền vững trong tương lai: Ở Việt Nam, nhà đầu tƣ thƣờng thích cổ tức hiện tại cao xuất phát từ tâm lý “ăn chắc mặc bền” cộng với các e ngại về rủi ro, lạm phát, lãi suất… Các công ty cũng cố gắng đáp ứng nhu cầu đó nhằm giữ đƣợc sự thu hút đối với nhà đầu tƣ, qua đó, giữ giá cổ phiếu. Việc trả tiền mặt ở mức cao sẽ tạo sức ép cho doanh nghiệp phải hoạt động năng động, sáng tạo, hiệu quả hơn; đồng thời, có điều kiện đào thải những nhà quản lý kém. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp để tái đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ trọng vốn vay tăng lên và có khả năng mất cân đối các nguồn tài trợ nếu công ty không thận trọng trong việc vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)