Một số đề xuất lựa chọn chính sách cổ tức hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 63)

d. Chính sách chi trả cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thƣởng thêm vào cuố

5.3. Một số đề xuất lựa chọn chính sách cổ tức hợp lý

5.3.1. Duy trì ổn định chính sách cổ tức

Theo kết quả của nghiên cứu này, chính sách cổ tức trong quá khứ tác động rất lớn đến chính sách cổ tức hiện tại của các công ty niêm yết. Tức là các công ty có xu hƣớng duy trì ổn định chính sách cổ tức. Trong quá trình xây dựng chính sách cổ tức, các công ty có thể sử dụng một hoặc kết hợp đồng thời một số cách sau nhằm ổn định số cổ tức chi trả, đó là:

5.3.1.1. Duy trì mức trả cổ tức ổn định hằng năm

Chính sách duy trì mức trả cổ tức ổn định cho phép công ty trả một số tiền cố định trên mỗi cổ phiếu trong một khoản thời gian dài và rất ít khi thay đổi nó cho dù lợi nhuận của công ty có bị giảm, nếu xét thấy hiện tƣợng này chỉ mang tính chất tạm thời thì công ty vẫn duy trì mức trả cổ tức nhƣ các năm trƣớc đó.

Với chính sách này các nhà đầu tƣ dài hạn thƣờng xem xét mức trả cổ tức của công ty để tính toán nguồn thu nhập của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Một chính sách cổ tức ổn định sẽ đảm bảo một mức thu nhập kỳ vọng tối thiểu và ít tác động lên sự dao động giá trị của cổ phiếu. Còn đối với những nhà đầu tƣ cá nhân khi cổ tức đƣợc duy trì ổn định sẽ mang lại một khoản thu nhập cố định hàng năm và luôn hấp dẫn họ.

5.3.1.2. Xây dựng tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu

Với một công ty nhất định, tỷ lệ trả cổ tức tối ƣu là một hàm số của các biến số:

Biến số thứ nhất: Các cơ hội đầu tƣ của công ty. Phân tích các công ty trên Sàn Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh thông qua các yếu tố vi mô và vĩ mô, chúng ta thấy rằng nền kinh tế của đất nƣớc đang ở mức tăng trƣởng nhanh.Các công ty phần lớn là những công ty vừa và nhỏ, quy mô của các công ty là còn nhỏ hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Nhƣng các doanh nghiệp đã tận dụng đƣợc các điều kiện kinh tế thuận lợi của đất nƣớc để đạt đƣợc các tốc độ tăng trƣởng ngày càng cao. Theo chiến lƣợc phát triển kinh tế đến năm 2020, nƣớc ta sẽ cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp hiện đại, do vậy, các cơ hội tăng trƣởng dành cho các doanh nghiệp ngày càng nhiều.

Nhƣ vậy, có thể nói cơ hội đầu tƣ cho sự tăng trƣởng của các công ty là rất cao, đặt biệt là ngành công nghệ thông tin. Do đó, các công ty nên giữ lại lợi nhuận để sẵn sàng đáp ứng cho các nhu cầu đầu tƣ này. Nghĩa là tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức thấp nên đƣợc các doanh nghiệp áp dụng trong thời gian tới.

Biến số thứ hai: Cơ cấu vốn mục tiêu của công ty, tính sẵn có và chi phí sử dụng vốn bên ngoài. Cấu trúc vốn mục tiêu của các công ty là khác nhau tuỳ theo đặc điểm của công ty và của ngành mà công ty đó đang hoạt động. Nhƣng do chi phí sử dụng vốn từ nguồn vốn bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn vay trong nhiều thời kỳ là tƣơng đối cao, cụ thể là trong những năm mà chính phủ thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát. Chẳng hạn nhƣ năm 2011, chính phủ đang thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 7%, lãi suất ngân hàng đã tăng lên cao, làm cho các doanh nghiệp không thể vay đƣợc vốn cho hoạt động kinh doanh cũng nhƣ huy động vốn trên thị trƣờng trái phiếu. Nhƣ vậy, xu hƣớng về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam nên thiên về vốn cổ phần thƣờng, trong đó nguồn vốn giữ lại phải mang ý nghĩa chiến lƣợc cho các doanh nghiệp. Nghĩa là các doanh nghiệp nên ƣu tiên giữ lại lợi nhuận ở mức cao và chi trả cổ tức thấp để đáp ứng yêu cầu cấu trúc vốn này.

Biến số cuối cùng: Quan điểm của ban quản trị về nhu cầu thu nhập của nhà đầu tƣ, hay các ƣu tiên của cổ đông về mức cổ tức cao hay thấp. Các ƣu tiên này của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán là chƣa rõ ràng. Các nhà đầu tƣ đều có tâm lý thích chi trả cổ tức ở mức cao. Tuy nhiên, ở nhóm các nhà đầu tƣ dài hạn, xu hƣớng lựa chọn mức chi trả cổ tức vừa phải để dành vốn cho tái đầu tƣ vẫn cao hơn ở nhóm các nhà đầu tƣ ngắn hạn. Nhƣng có một mâu thuẫn ở đây, các nhà đầu tƣ ngắn hạn là các nhà đầu tƣ tiến hành giao dịch nhiều để hƣởng lãi vốn, nguồn thu

nhập chủ yếu của họ vẫn đƣợc xem là lãi vốn, thì các cổ phiếu có cổ tức cao dẫn đến mức biến động giá lớn thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ này chú trọng. Họ muốn cổ phiếu có mức cổ tức cao là để đạt đƣợc các mức lãi vốn hấp dẫn. Nhƣng, cũng phải nói rằng, xu thế này là không tồn tại mãi mãi khi thị trƣờng chứng khoán ngày càng phát triển, nhà đầu tƣ ngày càng có trình độ đầu tƣ cao. Vậy, mức cổ tức với tỷ lệ chi trả thấp vẫn là mức phù hợp nhất đối với các nhà đầu tƣ hiện nay.

Tổng quát các biến số trên, chúng ta có thể thấy rằng chính sách cổ tức với tỷ lệ chi trả thấp hoặc có thể không chi trả cổ tức là phù hợp với các doanh nghiệp trên thị trƣờng chứng khoán, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trƣởng nhanh.

5.3.2 Cân đối giữa lợi ích cổ đông và cơ hội đầu tƣ của công ty 5.3.2.1. Thỏa mãn nhu cầu cổ đông, thu hút nhà đầu tƣ 5.3.2.1. Thỏa mãn nhu cầu cổ đông, thu hút nhà đầu tƣ

Hành vi cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh có thể đƣợc giải thích bởi lý thuyết Tín hiệu. Do đó, để những tín hiệu công ty phát ra mang về những phản hồi tích cực nhƣ mong muốn của công ty thì các nhà quản lý phải có những thông tin về khách hàng tiềm năng và cố gắng để đƣa thông tin đến nhóm khách hàng này. Tức là khi xây dựng chính sách cổ tức, công ty nên xem xét đến mong muốn của cổ đông về thu nhập hiện tại so với thu nhập tƣơng lai.

Trên thực tế, quan điểm của nhà đầu tƣ về cổ tức là hết sức phức tạp. Có những nhà đầu tƣ thích nhận đƣợc khoản cổ tức cao và ổn định; ngƣợc lại, có những nhà đầu tƣ lại cho rằng đầu tƣ vào công ty với những dự án có khả năng mang lại lợi nhuận trong tƣơng lai hoặc những công ty tăng trƣởng tạo ra giá trị cổ phiếu lớn hơn, phần lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức ở mức thấp, phần lớn lợi nhuận giữ lại dùng để tái đầu tƣ. Theo lý thuyết hiệu ứng khách hàng cho rằng, nhà đầu tƣ khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau và có xu hƣớng thích mua cổ phiếu của các công ty thực hiện những chính sách cổ tức đáp ứng đƣợc nhu cầu cụ thể của mình. Điều này xảy ra do sự khác biệt về thuế suất đối với cổ tức và chênh lệch giá cổ phiếu.

Có nhà đầu tƣ thích nhận cổ tức bằng tiền mặt, xem đó là nguồn thu nhập ổn định sử dụng cho mục đích chi tiêu hàng ngày. Cũng có những nhà đầu tƣ nhận thấy công ty có khả năng phát triển trong tƣơng lai, rất cần vốn đầu tƣ, và họ sẽ ủng hộ

công ty phát hành cổ phiếu mới chi trả cổ tức thay vì nhận tiền mặt, khoản tiền giữ lại để công ty đầu tƣ vào những dự án mang lại lợi nhuận. Nếu công ty làm ăn hiệu quả, điều đó đồng nghĩa với việc giá trị công ty tăng lên, giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng sẽ tăng và nhà đầu tƣ sẽ thu đƣợc những khoản lợi vốn khi họ bán cổ phiếu.

Với một số công ty mới niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán, giá cổ phiếu còn không quá cao so với giá phát hành ban đầu. Quan điểm của các cổ đông sáng lập, những nhà đầu tƣ đơn lẻ cũng nhƣ những nhà quản lý công ty thƣờng có khuynh hƣớng thích trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao ngay trong những năm đầu tiên nhằm thu hồi nhanh chóng vốn đầu tƣ ban đầu.

Nhƣ vậy, các nhà đầu tƣ luôn có những quan điểm khác nhau về một chính sách cổ tức của công ty. Làm thế nào để duy trì và ổn định một chính sách cổ tức trong một thời gian cụ thể mà thỏa mãn đƣợc yêu cầu của tất cả các nhà đầu tƣ luôn là điều khó khăn với công ty. Trong một chừng mực nào đó, chính sách cổ tức của công ty không nên thay đổi thƣờng xuyên, cần tập trung vào những vấn đề mà những cổ đông lớn hiện tại quan tâm và hƣớng tới các nhóm nhà đầu tƣ tiềm năng của công ty.

5.3.2.2. Cơ hội đầu tƣ của công ty

Một số công ty thu về lƣợng tiền thu nhập song có rất ít cơ hội đầu tƣ, điều này đúng với những công ty đang kin doanh có lời song lại trong một ngành công nghiệp đã bão hòa, tức có ít cơ hội tăng trƣởng. Những công ty nhƣ vậy thƣờng phân phối phần lớn thu nhập của mình cho cổ đông, bằng cách đó thu hút các nhóm nhà đầu tƣ ƣa thích cổ tức cao. Những công ty khác tạo ra ít hoặc không có tiền mặt dƣ thừa song lại có nhiều cơ hội đầu tƣ tốt. Những công ty này thƣờng phân chia ít hoặc không chia tiền mặt nhƣng hƣởng thu nhập và giá cổ phiếu tăng lên, do đó thu hút các nhà đầu tƣ ƣa thích lãi vốn cổ phần.

Các nhà đầu tƣ luôn mong muốn nhận những khoản lợi nhuận, lợi tức cao và ổn định. Nhƣng việc công ty phải dùng phần lớn lợi nhuận để chi trả cổ tức sẽ không phải là phƣơng án tối ƣu. Trong nhiều trƣờng hợp, với những dự án đầu tƣ mới, phần tích lũy đầu tƣ thấp, không cũng cấp đủ vốn cần thiết cho dự án, nguồn vốn chính công ty sẽ phải huy động từ bên ngoài làm cho công ty phải trả thêm một khoản chi phí cao hơn so với vốn có sẵn. Nhƣ vậy, công ty sẽ phải cân nhắc nhiều

hơn khi lựa chọn phƣơng án đầu tƣ, và rất có thể sẽ phải từ bỏ các dự án có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tƣơng lai cao vì vấn đề vốn.

Bên cạnh khả năng tự tài trợ cho các dự án mới, với nguồn tích lũy lớn, nếu chƣa đƣợc dùng để đầu tƣ cho các dự án của chính mình, công ty có thể sử dụng để mua cổ phiếu của các công ty khác có khả năng phát triển hoặc trong những trƣờng hợp cần thiết, công ty có thể dùng nguồn tích lũy đó để mua lại cổ phiếu của chính mình trên thị trƣờng. Điều này sẽ mang lại cho công ty một số lợi ích nhất định nhƣ: giảm sự phân tán cổ phiếu đang lƣu hành, mang lại lợi nhuận từ thặng dƣ vốn cho cổ đông, tăng phần thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tăng giá cổ phiếu trên thị trƣờng. Quan trọng hơn, điều này sẽ hỗ trợ công ty tái cấu trúc lại nguồn vốn của công ty, tăng độ tín nhiệm tài chính. Khi cần thiết, công ty có thể phát hành trở lại cổ phiếu này ra thị trƣờng để lấy tiền mặt đầu tƣ cho các dự án của mình.

Quyết định chi trả cổ tức của công ty phụ thuộc vào lợi nhuận, tỷ lệ chi trả cổ tức năm trƣớc và tỷ lệ giữ lại để tái đầu tƣ. Nếu công ty chi trả càng nhiều cổ tức bằng tiền mặt thì giá trị cổ phiếu có xu hƣớng tăng. Tuy nhiên, lƣợng tiền chi trả càng lớn thì càng có nhiều khả năng dẫn đến sự thiếu hụt về tiền để tích lũy tái đầu tƣ và do đó tỷ lệ tăng trƣởng kỳ vọng trong tƣơng lai sẽ giảm, và điều này làm giảm giá cổ phiếu trên thị trƣờng. Một chính sách tối ƣu của công ty phải có sự cần bằng giữa thu nhập cổ tức hiện tại và khả năng phát triển trong tƣơng lai.

Nhƣ vậy, chính sách cổ tức của công ty phải gắn liền với những chiến lƣợc đầu tƣ cụ thể của công ty trong tƣơng lai. Khi xây dựng chính sách cổ tức, công ty cần cân đối giữa lợi nhuận hiện tại và phần giữ lại để tái đầu tƣ đảm bảo cho sự phát triển ổn định của công ty trong những năm tiếp theo. Trên đây chỉ là một vài vấn đề phát sinh nổi bật trong việc chi trả cổ tức của các công ty niêm yết thời gian qua. Việc khắc phục những vấn đề này đòi hỏi sự nhận thức tích cực của các nhà đầu tƣ, các công ty, các cơ quan chức năng. Về phía nhà đầu tƣ, đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn về cổ tức trong việc đánh giá công ty. Về phía công ty, đòi hỏi một cơ chế chi trả cổ tức chuyên nghiệp, có mục tiêu dài hạn. Về phía nhà nƣớc, đòi hỏi sự khéo léo vừa giám sát chặt chẽ vừa không can thiệp quá sâu vào tình hình chi trả cổ tức của từng công ty. Và điều đó đòi hỏi một quá trình lâu dài để chính sách cổ tức có chỗ đứng xứng đáng, góp phần tạo sự phát triển bền vững của từng doanh nghiệp nói riêng, tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trƣờng nói chung.

5.4. Hạn chế của đề tài và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Sự giới hạn về không gian và thời gian của mẫu nghiên cứu là một hạn chế lớn, cụ thể, số lƣợng công ty đƣợc chọn chỉ có 129 công ty niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh và phạm vi thời gian từ năm 2010 đến 2014 nên chƣa thấy đƣợc sự khác biệt giữa các công ty niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh so với HÀ Nội và tổng thể thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Dữ liệu trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, tuy đƣợc thu thập từ những nguồn đáng tin cậy nhƣng không thể đảm bảo sự chính xác hoàn toàn. Các biến đƣợc lựa chọn nghiên cứu chƣa thể bao quát hết tất cả các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức của các công ty.

Trong tƣơng lai, nghiên cứu có thể mở rộng ra khi xem xét đến các yếu tố định tính nhƣ chất lƣợng quản lý, chất lƣợng công ty kiểm toán..., nghiên cứu mở rộng ra trên Sàn Chứng Khoán Hà Nội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Vấn đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp luôn là một trong những vấn đề rất nhạy cảm trong quản lý tài chính của các doanh nghiệp vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể tham gia phân chia kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thực tế trên thị trƣờng chứng khoán thế giới cho thấy chính sách cổ tức của các công ty có ảnh hƣởng lớn đến giá cổ phiếu cũng nhƣ sự tăng trƣởng của công ty niêm yết. Trong khi đó, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, vấn đề này còn khá mới và một số công ty niêm yết cũng nhƣ nhiều nhà đầu tƣ chƣa hiểu biết hết tầm quan trọng của nó.

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu lý luận về cổ tức và chính sách cổ tức, xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức, phân tích thực trạng và những bất cập nổi bật trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết tại Việt Nam thời gian qua. Từ đó, các công ty sẽ có những đánh giá rõ ràng hơn về chính sách cổ tức hiện tại của công ty mình và có những định hƣớng cho tƣơng lai. Đề tài cũng đƣa ra những gợi ý giúp các công ty niêm yết có những bƣớc đi bàn bản, chuyên nghiệp và phù hợp trong việc đƣa ra những quyết định chính sách cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)