7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. nghĩa biểu tượng Nước trong thơ Tản Đà
Nước là một trong bốn biểu tượng mà chúng tôi đưa vào khảo sát trong thơ Tản Đà. Với tần số xuất hiện 198 lần cho thấy nước chiếm một vị trí khá
quan trọng trong thơ ông. Tuy nhiên từ ý nghĩa biểu tượng gốc khi đi vào trong thơ nó có sự biến thể như thế nào ta sẽ đi nghiên cứu vào một số bài thơ cụ thể.
Chùa Hương trời điểm lại trời tô Một bức tranh tình trải mấy thu Xuân lại xuân đi không dấu vết Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.
Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt Đá hỏm hang đen tối tối mò
Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối Phàm trần chưa biết, nhắn nhe cho
(Chơi chùa Hương Tích) Bài thơ hiện lên là hình ảnh chùa Hương Tích như một bức tranh mùa thu thật đẹp và thơ mộng. Thời gian cứ trôi đi, xuân đến rồi lại đi không để lại một chút dấu vết. Khách đến thăm cảnh chùa vẫn còn vấn vương cảnh cũ, nơi đây dòng nước tuôn trong vắt, với những hang đá đen tối tối mò gợi cho khách vãn cảnh biết bao điều bí ẩn vẫn còn muốn khám phá. Dòng nước ở đây như là nguồn sống vẫn tuôn chảy muôn đời, đem lại sức sống cho nơi cảnh chùa yên tịnh này. Tuy nhiên trong những câu thơ “Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt”, “Đá hỏm hang đen tối tối mò” của Tản Đà lại làm cho người ta nhớ đến những câu thơ của Hồ Xuân Hương “Nước trong leo lẻo một dòng thông”, “Xoi ra một lỗ hỏm hòm hom”. Có thể thấy rằng thơ Tản Đà cũng chịu sức ảnh hưởng của thơ Hồ Xuân Hương. Mặc dù những câu thơ của Tản Đà có một ý nghĩa sâu xa hơn hay chỉ miêu tả cảnh sắc chùa Hương, nhưng người đọc cũng nhận thấy được phong cảnh hữu tình của non nước.
Hình ảnh thiên nhiên, con đường cũ hiện lên với bao nhiêu kỉ niệm, cảnh vật vật vẫn nguyên vẹn nhưng người xưa nay còn đâu?
Này con đường cũ chỗ này đây Kìa khúc sông kia đỉnh núi này
Cảnh vật còn nguyên sông với núi Người như hơi lạ nước cùng mây Núi cao sông rộng là quê quán. Nước chảy mây bay mấy tháng ngày. Cảnh cũ người xưa thơ lại cũ
Đường đi vô hạn khách đông tây.
(Chơi con đường cũ) Hình ảnh con đường cũ, khúc sông, đỉnh núi…tất cả hiện lên gợi cho lòng người biết bao nhiêu cảm xúc bồi hồi, xúc động. Thời gian thắm thoắt đưa thoi, sau bao năm quay trở lại đây cảnh vật vẫn như cũ.. Cảnh vật vẫn như cũ, người vẫn như xưa nhưng con đường đó lại trở nên dài ra, xa hơn với những dòng người xuôi ngược khắp nơi. Chỉ có mây vẫn bay, dòng nước là vẫn chảy trôi theo thời gian, vẫn đem lại sức sống cho nơi này…
Ngày xuân uống rượu ngâm thơ là một thú vui tao nhã của thi sĩ Tản Đà, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu như không có thơ, không có rượu:
Trời đất sinh ta rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa. Công danh hai chữ mùi men nhạt Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ
(Ngày xuân thơ rượu) Cuộc đời của thi sĩ đã là một nỗi niềm bất hạnh, từ gia thế, tình yêu đến sự nghiệp vẫn còn dang dở. Mọi thứ diễn ra đều không suôn sẻ, thuận lợi. Có lẽ tất cả những nỗi niềm đó Tản Đà không biết san sẻ cùng ai, chỉ mượn ngòi bút và trang giấy để trải niềm tâm sự. Công danh, sự nghiệp như một nét mực mờ, mùi men nhạt đầy cay đắng. Hình ảnh quê hương, đất nước lại hiện lên trong cơn say của nhà thơ:
Mạch nước sông Đà tim róc rách Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ.
Còn thơ còn rượu còn xuân mãi Còn mãi xuân còn rượu với thơ
(Ngày xuân thơ rượu) Núi Tản sông Đà được biết nhà thơ nhắc đến với một tình yêu quê hương, non sông tha thiết. Chính vì thế mà thi sĩ đã lấy bút danh là Tản Đà. Dù có xa quê hương, xa nơi thân thuộc gần gũi nhưng cảnh vật nơi đó vẫn mãi hiện hữu trong tâm hồn thơ mộng của người thi sĩ. Mạch nước sông Đà vẫn chảy trôi cùng năm tháng, ngàn mây núi Tản vẫn in hình trong đôi mắt lơ mơ. Mạch nước đó như một nguồn sống, một thực thể ngàn năm cứ tuôn trào ra mãi. Nay trong dịp uống rượu mùa xuân quê hương lại hiện lên trong những trang thơ Tản Đà với một nỗi nhớ thương thầm lặng.
Hãy cùng ngó qua bóng dáng của Núi Tản sông Đà trong thơ ông thêm:
Con đường vô ngạn khách đông tây, Ta nhớ ai mà đứng mãi đây.
Nước dợn sông Đà con cá nhảy, Mây trùm non Tản cái diều bay.
(Quê nhà chơi mát cảm hứng) Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ được hiện lên trong thơ ca của ông rất nhiều lần. Thượng Khê là nơi gắn bó với cuộc đời của Tản Đà, vừa là nơi mạch nguồn gợi trong lòng ông biết bao nhiêu cảm xúc. Bài thơ Tản Đà viết về quê hương mình, nhưng ẩn sâu trong đó là nói đến nỗi băn khoăn, nỗi cô đơn của mình. Là một con người có hoài bão, có ước mơ lớn, muốn mang trong mình trọng trách gánh vác cuộc đời nhưng đến giờ vẫn chưa làm được gì:
Nặng như quả đất còn quay được, Cao đến ông trời khó với thay!
Có lẽ khi nhìn thấy dòng nước sông Đà chảy trôi bao la vô tận với những ảnh con cá trên sông một cách tự do, thỏa sức vùng vẫy, cánh diều
bay trên đỉnh núi vi vu cùng cơn gió… Chính cái sự bay, nhảy của thiên nhiên ấy đã làm cho cái khối tình chứa đầy tâm sự chất chứa trong lòng bấy lâu nay của nhà thơ bùng lên, muốn thoát ra ngoài. Tản Đà nhìn cảnh mà nghĩ đến mình, nghĩ đến cuộc đời thăng trầm của mình chứ đôi khi không phải là chỉ để vịnh cảnh.
Cuộc đời dù có nhiều biến đổi, nhưng những nguồn nước ấy qua năm tháng vẫn chảy trôi như một nguồn sống bất tận:
Rung rinh nước chảy qua (thì) đèo
(Thuyền thì ai) thuyền ai một lá, dậm chèo quanh non Đá trơ trơ mãi thì mòn,
Khối tình bóp bẹp vo tròn lại nguyên
…
(Đò đưa) Biểu tượng nước cứ được trở đi trở lại trong thơ Tản Đà như một sự sống không bao giờ cạn kiệt. Cuộc sống vẫn cứ tiếp tục, thời gian vẫn cứ trôi đi mãi. Dòng nước này là dòng chảy tự nhiên hay định mệnh đang trôi? Tính chảy trôi của dòng nước đem đến hình dung sắc nét về số phận, cuộc đời con người. Mọi thứ theo thời gian có thể thay đổi, nước chảy đá mòn. Nhưng khối tình duyên đó dù có thay đổi, có méo mó thì vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim của con người.
Biểu tượng nước khi đi vào thơ ca Tản Đà cũng đã có những biến thể, nó vẫn là một dạng của nước nhưng dưới một hình thức khác:
Cùng nong, cùng lá những mong chờ Cái ruột con tằm bối rối tơ
Trả nợ cho dâu là sự thế
Thương tình bạn đến cũng buồn như! Bồi hồi chín khúc cơn mưa lạnh Đòi đoạn năm canh bong nguyệt mờ
Gớm nỗi không chồng đau đớn lạ Đố ai đêm vắng dễ mần ngơ
(Cái ruột con tằm, Em ơi, bối rối mà vò tơ) Trong bài thơ là hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm lạnh. Hình ảnh người phụ nữ ấy làm cho ta liên tưởng đến thi sĩ Hồ Xuân Hương Đêm khuya
văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non (Tự tình II). Thời
gian chìm sâu vào trong bóng tối, chỉ có tiếng trống điểm canh nổi bật trong không gian tĩnh mịch ấy. Âm thanh dồn dập, gấp gáp ấy như hối thúc vào lòng người. Người phụ nữ quá lứa lỡ thì ấy lẻ loi, trơ chọi với một nỗi bẽ bàng buồn tủi trong không gian rộng lớn mênh mông.
Người phụ nữ trong bài thơ Tản Đà cũng trong đêm vắng cô liêu, một mình lẻ bóng. Thời gian cứ qua đi chỉ còn lại bóng dáng lẻ loi ấy trong đêm vắng. Hình ảnh mưa lạnh ở đây chính là mưa ở trong lòng người. Nước mưa biểu hiện cho sự thanh khiết, cho sức sống của vạn vật, cỏ cây hoa lá, cho sức sống trong tâm hồn của con người, nhưng nó lại trở thành lạnh lẽo đến đáng sợ. Ruột gan rối bời, bối rối như tơ vò chứng tỏ rằng tâm trạng của người phụ nữ đó đang hoang mang, dao động. Hình ảnh đó gợi cho ta một sự thương cảm đến lạ.
Cơn mưa như một sự tái sinh cho con người, nó mang lại cho cuộc đời chút dư vị của cuộc sống thêm tươi tắn, đẹp đẽ hơn. Nhưng dường như mong một con mưa rào tháng ba trở nên quá khó khăn:
Tháng ba thiên hạ đợi mưa rào Đợi mãi mưa mà chẳng thấy nao. Kinh tế khó khăn trời tiếc nước Văn minh hào nhoáng ếch trông sao
…
(Tháng ba không mưa) Mưa là một biến thể của nước, nó là một vòng tuần hoàn của tự nhiên. Nước bốc hơi lên ngưng tụ thành mây, khi tích lũy được cả những điều kiện
cần và đủ, mây sẽ lại tạo thành mưa từ trên cao rơi xuống mặt đất. Những hạt mưa tinh khiết ấy sẽ chảy về những đầm, hồ, sông, suối, biển tạo thành những giọt nước trên khắp trái đất này. Tuy nhiên, thời tiết không chiều theo lòng người, mong một cơn mưa thanh khiết vào tháng ba quả thật là rất khó. Con người cứ trông chờ, đợi mà mãi không có một hạt mưa nào. Những hạt mưa đó như nguồn sống của con người, như giải thoát cho con người khỏi những ngột ngạt, bức bối.
Trong bài thơ, một mặt tác giả nói đến mưa của thiên nhiên, nhưng mặt khác Tản Đà cũng có những ngụ ý riêng được trải lòng qua những dòng thơ. Thời buổi kinh tế khó khăn, người dân phải chịu bao nhiêu khốn khó, vật lộn bươn trải với cuộc sống cơm áo gạo tiền. Nhưng xã hội đó lại càng đẩy người dân đến chỗ khó khăn, bần cùng nhất, cuộc sống cứ mãi vất vả, gian nan… Nước, mưa rào ở đây có lẽ còn mang một ngụ ý, ẩn ý về những chính sách của xã hội đương thời. Dù cuộc sống của nhân dân có nghèo khổ, cùng cực nhưng chính quyền vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.
Trong từ điển nước biểu tượng cho nguồn sống, trung tâm tái sinh và phương tiện thanh tẩy. Khi đi vào thơ ca Tản Đà, nước không chỉ mang đúng nghĩa là dòng nước mà có những biến thể riêng của nó. Qua khảo sát một số bài thơ của Tản Đà, chúng tôi nhận thấy nước hầu như được coi là nguồn sống của con người, là sự thanh khiết, sự hồi sinh. Điều đó góp phần thể hiện những tâm tư suy nghĩ của tác giả. Từ đó chúng tôi đi đến kết luận nước là biểu tượng cho nguồn sống.