7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. nghĩa biểu tượng Giời (Trời) trong thơ Tản Đà
Qua quá trình khảo sát biểu tượng Trời trong thơ Tản Đà, chúng tôi nhận thấy biểu tượng Trời giữ một vị trí quan trọng trong thơ của ông. Trên tất cả 304 bài thơ thì có đến 158 lần nhà thơ nhắc đến từ trời, như vậy chỉ xếp sau biểu tượng nước. Cụ thể chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu, phân tích một số bài thơ tiêu biểu để xem ý nghĩa biểu tượng trời là gì.
Trời được xem là một năng lực siêu nhiên, có uy lực tối cao đối với con người. Điển hình là trong bài thơ Hầu Trời:
…
Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng Ra sân cùng bóng đi tung tăng Trên trời bỗng thấy hai cô xuống Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng:
“Trời nghe hạ giới ai ngân nga, “Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà, “Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng, “Có hay lên đọc Trời nghe qua”.
(Hầu Trời) Bài thơ nói về thi sĩ đêm khuya thanh vắng, lúc canh ba đương nằm buồn dậy ngâm thơ. Tiếng ngâm thơ của thi sĩ làm “vang cả sông Ngân Hà” khiến Trời mất ngủ, bực mình. Hai tiên nữ xuống truyền lệnh, Trời đòi thi sĩ lên trời ngâm thơ. Thi sĩ được đón tiếp trọng vọng, được mời đọc văn thơ. Trời hỏi danh tính, lai lịch, thi sĩ kể hoàn cảnh khốn khó của người thi sĩ dưới hạ giới. Được Trời cảm kích, an ủi, khuyên nhủ, thi sĩ lạy tạ và ra về. Qua đó ta cũng
thấy được cái tôi cá nhân in đậm trong phong cách thơ của Tản Đà. Có lẽ các tôi độc đáo của Tản Đà ở chỗ vào đề rất tự nhiên, hấp dẫn nhưng lại có duyên. Để thế gian thấy được tài năng của mình đã khó, vậy mà tài năng đó lại được cả Trời say mê, các vị tiên thích thú. Vậy mới thấy được cái ngông của Tản Đà qua bài thơ Hầu Trời.
Trong bài thơ, Trời giữ một vị trí vô cùng quan trọng, đây là một vị Thượng Đế nắm giữ chức vụ cai quản trời đất, bốn phương trời. Chỉ trong bài thơ Hầu Trời đã có 36 từ “Trời” được nhắc đến. Vì vậy mà khi nói chuyện với Trời, mặc dù Tản Đà bộc lộ cái ngông, cái tôi cá tính của mình. Nhưng khi nói chuyện với Trời vẫn phải giữ ý bằng những câu Dạ, bẩm lạy Trời…
-“Dạ, bẩm lạy Trời con xin đọc” “Bẩm con không dám man cửa Trời” -“Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa” …
Trời là một vị Thượng Đế tối cao nhất, dưới Trời là các vị tiên đồng, tiên nữ, chư tiên, bà tiên, tiên ông, Hằng Nga, Chức Nữ… mỗi người sẽ có một nhiệm vụ riêng. Tản Đà là một người phàm trần, khi được lên trời để ngâm thơ cho Trời nghe là một điều rất lớn lao. Là một thi sĩ mang đậm cái tôi cá nhân, nên khi được vinh dự lên ngâm thơ cho nhà Trời, Tản Đà không khỏi bộc lộ cái ngông của mình. Thi nhân đọc rất cao hứng, sảng khoái và có phần tự đắc:
Đọc hết văn vần sang văn xuôi Hết văn thuyết lư lại văn chơi
Thi nhân còn kể tường tận, chi tiết về các tác phẩm của mình cho Trời nghe. Còn thái độ của Trời khen rất nhiệt thành văn rất tuyệt, văn chuốt như sao băng, văn trần được thế chắc có ít. Các vị chư tiên thì hâm mộ, xúc động và tán thưởng: tâm nở dạ, cơ lè lưỡi…
Cả đoạn thơ trong bài thơ mang một phong cách lãng mạn, với tư tưởng thoát li khỏi thực tại để bay lên trời tâm sự cùng các vị thần thánh. Trời được
xem như một vị thần đem lại cho con người sức sống, niềm hi vọng. Đặc biệt là một con người trần gian đang mang nhiều nỗi buồn, tâm sự muốn được chia sẻ nhưng không biết giãi bày cùng ai. Vì vậy, chán chường với nhân thế, thi sĩ đã gánh thơ lên bán chợ Trời. Đây chính là nơi tác giả muốn tìm đến để thoát khỏi những ồn ào, thị phi, bất công nơi cõi trần. Thi nhân kể về cuộc sống của mình nơi trần gian, đó là một cuộc sống nghèo khó, túng quẫn, thân phận nhà văn bị coi thường, rẻ rúng. Nơi đó ông không tìm được tri âm, nên phải lên tận cõi trời để thỏa nguyện nỗi lòng:
“Bẩm trời hoàn cảnh con thực nghèo khó” “Trần gian thước đất cũng không có” “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” “Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu”
Đó cũng là hiện thực cuộc sống người nghệ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ, hoàn cảnh khốn khó, không mảnh đất cắm dùi, văn chương không được coi trọng, cuộc sống mãi cơ cực, làm bao nhiêu chẳng đủ ăn. Cuối cùng Trời an ủi và khuyên nhủ:
“Trời định sai con một việc này: “Là việc thiên lương của nhân loại “Cho con xuống thuật cùng đời hay”. …
-“Rằng con không nói Trời đã biết, Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết. Cho con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết, Cố xong công việc của Trời sai
Trời sẽ cho con về đế khuyết”.
Trời giao cho thi sĩ nhiệm vụ truyền bá thiên lương, nhiệm vụ đó chứng tỏ nhà thơ lãng mạn nhưng chưa hề có ý định thoát li hiện thực dù cuộc sống có nghèo khổ, bần cùng đến đâu. Ông vẫn ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đời để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
Bài thơ kể về cuộc gặp gỡ, chuyện trò, ngâm thơ giữa thi sĩ Tản Đà với Trời cùng các vị tiên trên trời. Tuy nhiên đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ bình thường, đó là cuộc gặp gỡ để giãi bày tâm sự về cuộc đời, số phận mình. Thi nhân khao khát được gánh vác trọng trách lớn lao của một đấng quân tử gánh vác việc đời. Đó cũng là một cách để khẳng định mình trước thời cuộc.
Vào ngày 23 tháng chạp hàng năm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng Đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua, những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian. Phương tiện để Táo Quân lên chầu trời là cá chép:
Hăm ba tháng chạp tiễn ông Công Thường tục từ xưa có phải không? Chẳng biết hoàn cầu đâu cũng thế Hay chỉ người Nam lễ tục chung? Cùng trong đất nước xin theo chúng Gọi có hương vàng cúng tiễn ông Ngựa cá ông lên chầu Thượng Đế Trần gian xin nhớ có tôi cùng
(Tiễn ông Táo lên chầu trời) Ông Công, ông Táo là những vị thần cai quản đất đai, bếp núc trong nhà. Cứ đến hai ba tháng chạp các vị thần sẽ cưỡi cá chép lên trên thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong năm qua. Nhưng ngụ ý của Tản Đà trong bài thơ này chưa dừng hẳn ở việc nói về phong tục hàng năm của người dân Việt Nam. Mà thông qua việc ông Táo lên chầu Trời, Tản Đà muốn nhắc đến việc mình đã từng được tiếp chuyện, ngâm thơ với Trời. Mong rằng chuyện đó ông Trời sẽ không quên đến mình.
Tản Đà đã từng được Trời an ủi, động viên về hoàn cảnh éo le của cuộc đời mình. Và giao cho thi sĩ một việc thiên lương, nhưng trải qua bao mùa đông, đến nay nhà thơ vẫn chưa thực hiện được trọng trách của mình:
Trời có sai tôi một việc nặng Đến nay tôi vẫn chưa làm xong
Trong lần lên hầu Trời, được Trời giao trách nhiệm cao cả gánh vác trách nhiệm của đời, làm một đấng quân tử có ích cho non sông, đất nước. Thế nhưng công việc đó vẫn còn đang dang dở vì một lẽ thường tình:
Cũng vì cảnh riêng thật bối rối Ở không yên ổn chạy lung tung …
Tản Đà đã kể về nguyên nhân của việc chưa hoàn thành nhiệm vụ:
Trần gian thước đất vẫn không có Bút sắt chẳng hơn gì bút long Ngày xanh như ngựa đầu xanh bạc Chán cả giang hồ, hết cả ngông …
Văn chương quẩn mãi cùng thân thế Sự nghiệp mong gì với núi sông
Với một cá tính mạnh mẽ, khao khát ước mơ được làm việc có ích cho đời, mong muốn được gánh vác việc đời. Nhưng đôi khi sự đời lại không được như mong muốn. Con đường công danh, sự nghiệp vẫn còn dang dở, sự nghiệp văn chương bèo bọt, đến nỗi Tản Đà đã từng thốt lên câu Tài cao phận thấp chí
khí uất. Với một con người có phong cách cá nhân mạnh mẽ như Tản Đà,
nhưng lại sinh ra không hợp thời thế, dù có tài nhưng lại không được trọng dụng. Văn chương không đủ sống đã làm nhà thơ chán nản. Đó cũng chính là những lí do mà công việc thiên lương do Trời giao phó cho tới nay Tản Đà vẫn chưa thực hiện được.
Nhân dịp ông Táo lên chầu trời, Tản Đà muốn nhắn nhủ đôi lời với Thượng Đế về việc Trời giao phó ông vẫn khắc ghi trong lòng, không bao giờ quên. Chỉ thấy hổ thẹn khi công việc còn đang dang dở, nhưng sẽ quyết tâm làm cho trọn vẹn.
Trong bài thơ Tiễn ông Táo lên chầu trời có thể thấy rằng, ông Trời có một sức mạnh uy lực đối với Tản Đà. Đây là một đấng quyền năng tối cao có sức ảnh hưởng to lớn đến nhà thơ. Những lời căn dặn, động viên, an ủi cũng như công việc Trời giao phó thi sĩ vẫn đang quyết tâm thực hiện mặc dù cuộc sống vốn dĩ gặp rất nhiều khó khăn. Đó quả là một con người có cá tính, một con người có cái ngông kiêu ngạo, muốn thể hiện tài năng của chính mình.
Trời cho ta mưa thuận gió hòa, cho mùa màng tươi tốt, cây cối sinh sôi nảy nở. Nhưng đôi khi, Trời lại quên mất nhiệm vụ của mình, cho mưa lâu quá làm ngập lụt nhân gian:
Này những ai, này những ai, Ai có nghe rằng việc thủy tai:
Tỉnh Bắc, tỉnh Đông cùng tỉnh Thái, Ruộng ngập nhà chìm, thây chết trôi.
Thây chết trôi, thôi thời thôi, Ai người tìm vớt lúc thiên tai! Những mạng chết ai đành đã thế, Người còn sống sót nghĩ thương ôi!
(Khuyên người giúp dân lụt) Bài thơ được Tản Đà viết nói về thảm cảnh lụt đồng bằng Bắc Bộ năm kỷ tỵ - 1929. Thái Bình đổ tới 118.539 nhà và bỏ 119.159 ha ruộng; Nam Định đổ 74.860 nhà và bỏ 10 vạn ha ruộng. Khung cảnh thật thảm hại, mùa màng hoa màu bị mất trắng hàng nghìn, hàng vạn ha. Không dừng lại ở đó, những căn nhà bị đổ nát, chìm trong nước lũ. Người chết trôi thây nổi trên mặt nước… Tất cả thảm họa này diễn ra quá nhanh khiến người dân không kịp đối phó, nhân dân phải chịu cảnh màn trời chiếu đất.
Ngẫm thân phận người dân thật bất hạnh, tất cả đều phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Chẳng thế mà Tản Đà đã thở than trách trời:
Nghĩ thương ôi! Ai những người, Trời làm tai vạ biết kêu ai? Đói thời chịu đói, rét chịu rét, Đầy vơi nước mắt, lệ đầy vơi. …
Con bồ côi, tình thương ôi! Trời làm tai vạ phải chia phôi. …
(Khuyên người giúp dân lụt) Cuộc sống người dân, đặc biệt người dân nông nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Chẳng thế mà trong cao dao Việt Nam đã có những câu thơ cầu mong mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu: Ơn trời mưa nắng phải thì/ Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu/ Công lênh chẳng quản bao lâu/ Ngày nay nước
bạc, ngày sau cơm vàng. Thời tiết luôn luôn là nỗi lo cho người dân, năm nào
thời tiết thuận lơị, nhân dân vui vẻ, thóc lúa đầy nhà. Nhưng nếu thời tiết phụ lòng người, năm hạn hán, năm ngập lụt, công sức người bỏ ra đổ mồ hôi sôi nước mắt mà tay không mất trắng.
Theo truyền thuyết, Thần Mưa theo lệnh của ông trời (Ngọc Hoàng) đi phân phát nước cho khắp nhân gian. Thần Mưa là thần hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời phun nước làm mưa cho thế gian có nước uống, cỏ cây tươi tốt, cho cày cấy… Tuy nhiên, Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó, có lần hạ giới phải lên kiện ông Trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày.
Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam đã có những loài vật từng kéo nhau lên trời để kiện Trời vì đã không đem mưa xuống trần thế, để hạn hán léo dài đến ba năm, làm cho muôn loài, vạn vật vô cùng khổ sở. Như vậy có thể thấy, Trời nhiều khi đã quên mất nhiệm vụ của mình, không nhắc nhở, quản
thúc các vị thần khác hoàn thành tốt công việc được giao. Để nơi thì bị lũ lụt nghiêm trọng, nơi thì hạn hán suốt quanh năm. Làm cho nhân dân, muôn loài, cỏ cây hoa lá bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong bài thơ, Tản Đà đã kêu than Trời đã quên không tắt nước mưa làm cho vùng đồng bằng Bắc Bộ bị ngập lụt, gây tai họa cho mùa màng, nhân dân. Chỉ có nhân dân là phải chịu mọi cực khổ, mùa màng mất trắng, nhà ngập chìm trong nước lũ, đói rét, con mồ côi cha mẹ… Tuy là những đấng tối cao có quyền uy, nhưng đôi khi các vị thần đã quên mất nhiệm vụ của mình, gây tai họa cho nhân dân. Đó là lời kêu than liệu có thấu đến tận trời xanh?
Nhân dân ta thường có câu Trời sinh voi, trời sinh cỏ, điều đó nói đến sự sinh sôi, này nở của muôn loài đều do tạo hóa sinh ra, vì vậy cứ thuận theo lẽ tự nhiên. Trong thơ Tản Đà cũng đã từng có những câu thơ nói rất hay nói về lẽ tự nhiên này:
Năm nay em đã lên ba
Em đừng quấy khóc, mẹ cha lo phiền Chị ru em ngủ cho yên
Mai sau em lớn bút nghiên học hành. Mẹ cha công đức sinh thành
Mai sau em học thông minh nhờ trời. Trời cho tai mắt ở đời
Nhớ công cha mẹ nhớ lời chị ru. …
(Ru em) Dân Việt Nam là dân hữu thần, sinh ra đã rất gần gũi với trời, đất. Từ khi chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, người ta nói rất nhiều đến trời xanh, trời cao ở trên đầu mình. Việt Nam có rất nhiều đạo, nhưng người Việt ta tin ở ông Trời, tin có Trời mà người ta gọi là Ngọc Hoàng.
Khi nghe thấy tiếng chim hót, khi nhìn thấy núi cao, sông sâu…người ta tin rằng có đấng tối cao tạo ra chúng:
Con chim nó hót trên cành
Nếu Trời không có, làm sao có mình? Con chim nó hót trên cao
Nếu Trời không có làm sao có mình?
Do đó, dù trong hoàn cảnh nào, người ta cũng ngửa mặt lên trời xanh để ông Trời thấu hiểu. Tin sự có mặt của ông Trời và tạo ra vạn vật trên trái đất này đã ăn sâu vào nếp nghĩ của những con người Việt Nam.
Trong bài thơ Ru em, Tản Đà vẫn nói đến công lao sinh thành của cha mẹ. Nhưng trong một khía cạnh khác, Tản Đà vẫn nhắc đến Trời với tư cách tạo ra tính cách con người, cũng như cho ta sự hiểu biết những điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, sau những câu thơ đó, thi sĩ muốn nhắc nhở con người sự vất vả sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, của người thân đối với người con. Thế nên, cho dù có lớn khôn, có tài năng, thông minh, nhạy bén và có công danh rạng rỡ về sau thì cũng không được quên đi công lao to lớn của bố mẹ, của gia đình.
Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Bởi thế mà trong thơ ca Tản Đà cũng có những bài thơ nói về điều này:
Thân em tên gọi cây đào
Đẹp tươi hoa thắm, ngọt ngào quả xanh. Lá non mơn mởn trên cành
Cành non yểu điệu như hình gái tơ. Từ khi em bé đến giờ
Bắt sâu vun gốc cũng nhờ tay ai. Em trông con gái những người Khôn ngoan đã sẵn có trời phú cho. …
(Cây đào) Bài thơ được rút ở bài Thì con gái trong tập Đài gương 1918. Hình ảnh cây đào đẹp đẽ, kiêu sa với thiên nhiên, hoa tươi thắm, quả xanh ngọt ngào, lá non mơn mởn, cành non yểu điệu… Vẻ đẹp ấy nói lên sức sức căng tràn của