Thời gian mang tính biểu tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong thơ tản đà (Trang 89 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1 Thời gian mang tính biểu tượng

Mỗi một hành động, mỗi một sự kiện đều gắn liền với một thời gian cụ thể. Đi liền với không gian đó chính là thời gian nghệ thuật. Tản Đà đã sử dụng thời gian như một dụng ý thể hiện nỗi niềm của mình. Trong những tác phẩm của Tản Đà, ta thấy hiện lên thời gian cụ thể, trực tiếp để thể hiện nỗi niềm của mình:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nửa rồi Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi. Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió, cùng mây, thế mới vui. Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám. Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

(Muốn làm thằng Cuội) Thời gian trong bài thơ là một buổi đêm mùa thu với ánh trăng dịu mát đang soi sáng thế gian. Ngồi dưới khung cảnh nên thơ đó, ta thấy được một nỗi buồn chứa đầy tâm sự không biết tỏ cùng ai, đành giãi bày cùng chị Hằng. Phải

chăng, chính trong thời gian cụ thể vào một đêm thu đó, những lời tâm sự của Tản Đà mới tạo nên một khoảng cách rất gần giữa vũ trụ và thế gian?

Vào thời gian một đêm mà đông lạnh giá, bên ngoài trời gió thổi sương bay, thao thức không ngủ được mà nghĩ đến sự đời, sự người. Trong thời gian đêm khuya lạnh giá đó, nhà thơ lại nghĩ đến cuộc đời ngắn ngủi này, nghĩ về cuộc sống chỉ gang tấc này. Ấy vậy mà, đêm mùa đông lạnh giá đó sao lại dài đến thế! Ở đây ta thấy có sự đối lập giữa thời gian của cuộc đời và thời gian của một đêm đông”

Trăm năm nghĩ đời người có mấy Một đêm đông sao thấy dài thay Lạnh lùng gió thổi sương bay

Chập chờn giấc bướm, canh chầy lại canh

(Đêm đông hoài cảm) Trong thơ Tản Đà, ta thường bắt gặp thời gian nghệ thuật vào ban đêm. Chính thời gian đó, tác giả mới có nhiều nỗi niềm chồng chất muốn được giãi bày, để bớt đi những mối tương tư sầu nặng trong lòng mình.

Đêm qua chẳng biết có hay không Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng Thật hồn! thật phách! Thật thân thể! Thật được lên tiên sướng lạ lùng! Nguyên lúc canh ba, nằm một mình Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh Nằm buồn ngồi dậy, đun nước uống Uống xong ấm nước nằm ngâm văn

(Hầu Giời) Đây là bài thơ mà Tản Đà đang ở thời gian hiện tại để kể về chuyện đêm qua gánh thơ văn đi bán chợ trời. Từ thời gian hiện tại, tác giả quay ngược về thời gian quá khứ là đêm hôm qua, cụ thể là vào canh ba đương lúc nằm buồn

ngồi dậy pha trà, ngâm văn thì được Trời sai tiên nữ xuống mời lên trên thiên đình đọc thơ. Chỉ gói gọn trong vài câu thơ, nhưng ta thấy được thời gian cũng có sự di chuyển từ hiện tại về quá khứ, rồi lại quay về thời gian hiện tại, được đánh dấu bằng tiếng gà gáy báo hiệu trời sáng:

Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi Một năm ba trăm sáu mươi đêm Sao được mỗi đêm lên hầu Giời!

Dường như trong những tác phẩm của mình, thời gian nghệ thuật thường hướng về quá khứ rồi quay lại hiện tại

Hôm xưa chơi ở Dương Quỳ

Trắng phau ngựa trắng, xanh rì rừng xanh Hàm Rồng nay lại qua Thanh

Dưới cầu nước biếc in hình thi nhân Người đâu sương tuyết phong trần Non xanh nước biếc bao lần vãng lai Dư đồ còn đó chưa phai

Còn non, còn nước, còn người nước non

(Qua cầu Hàm Rồng hứng bút) Hình ảnh non sông, đất nước ngày xưa hiện lên với những địa dạnh cụ thể đẹp đẽ là vậy. Nhưng dường như trải qua thời gian hiện nay nó đã có sự thay đổi. Quá khứ tươi đẹp, nhưng hiện tại lại không được nguyên vẹn. Tấm dư đồ vẫn còn đó, nhưng thế hệ trẻ ngày nay đang mải mê với những thú vui hiện tại mà quên đi nhiệm vụ của mình, bảo vệ và xây dựng đất nước mà ông cha ta đã bao đời gây dựng. Nhưng ông vẫn luôn hi vọng, vẫn tin tưởng sẽ có ngày chúng ta sẽ bồi vá được tấm dư đồ đó.

Trong thơ Tản Đà, không chỉ có thời gian trực tiếp mà còn có thời gian biểu tượng. Nhà thơ không trực tiếp nói ra thời gian, nhưng thông qua những

hình ảnh, biểu tượng đó ta lại thấy hiện ra hình ảnh thời gian trong đó, đó là những biểu tượng mang tính ước lệ:

Lá thu rơi rụng đầu ghềnh,

Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly. Nhạn về én lại bay đi,

Đêm thì vượn hót ngày thì ve ngâm Lá sen tàn tạ trong đầm,

Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa Sắc đâu nhuộm ố quan hà,

Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương. Nào người cố lý tha hương,

Cảm thu ai có tư lường hỡi ai...

(Cảm thu) Thông qua những hình ảnh “chim én” (biểu tượng cho mùa xuân), hay tiếng “ve ngâm”, (biểu tượng cho mùa hè) và hình ảnh lá sen đã tàn báo hiệu cho mùa hạ đã hết…thời gian vẫn cứ trôi đi và chẳng mấy chốc mùa thu lại sắp đi qua. Trong khung cảnh ấy, nhà thi sĩ lại chợt thấy buồn bã, thấy cô đơn, trống trải. Quy luật thời gian vẫn cứ chảy trôi, con người cũng bị cuốn theo quy luật tàn khốc của tự nhiên đó.

Tin xuân đến ngọn cây đào

Bảo cho hoa biết ra chào Chúa Xuân Mỗi năm xuân đến một lần

Thiều quang chín chục xoay vần chẳng sai Ngày xuân còn mãi không thôi

Tuổi xuân ai dễ xanh rồi lại xanh Đường mây những khách công danh Mày râu cụ lớn thay hình thanh niên Thành sầu mấy ả Khâm Thiên

Én oanh dẫn lối con thuyền Tần Dương Làng văn mấy bạn văn chương

Bút hoa án tuyết, hơi sương mái đầu Tiểu thư ai đó tựa lầu

Thơ đào chưa vịnh, mai hầu bảy ba

(Vui xuân) Một bài thơ khác, ta lại thấy hình ảnh hoa sen nở, sen tàn trên hồ Hoàn Kiếm:

Hồ Gươm sen mới ra hoa

Cả hương cả sắc ai là không chơi Sen tàn lá rách tả tơi

Quanh hồ lai vãng, ai người tiếc thương

(Vịnh sen hồ Hoàn Kiếm) Hoa sen là loài hoa chỉ nở vào mùa hè. Ở miền Nam, sen thường nở sớm hơn vào tháng 3, nhưng ở ngoài Bắc, sen thường vào tháng 5, tháng 6 sẽ nở rộ và tàn lụi dần chỉ sau 1, 2 tháng sau. Loài hoa thanh khiết, đẹp đẽ này có thời gian nở rất ngắn. Không cần phải nói đến thời gian cụ thể là vào mùa hè, nhưng khi nói về loài hoa sen, ta có thể hiểu được ngụ ý của tác giả. Nhưng sâu xa hơn nữa, ta còn thấy thấp thoáng bóng dáng người phụ nữ. Còn trẻ, còn thanh xuân thì nhiều người ngấp nghé, nhưng đến khi tàn phai nhan sắc thì chẳng ai đoái hoài.

Ai khuyên con quốc nó đừng kêu, Xuân đã qua rồi cứ gọi theo... Sao cứ lo co trong bụi rậm, Lại còn eo óc với giời cao!

(Mắng con cuốc tiếc xuân) Một hình ảnh biểu tượng mang tính ước lệ đó là hình ảnh con cuốc kêu. Tiếng cuốc kêu báo hiệu một mùa hè mới lại đến, xuân đã trôi qua. Ở đây, Tản

Đà đã mượn hình ảnh con cuốc kêu để nói lên sự nuối tiếc mùa xuân của chính bản thân mình.

Một bài thơ khác, đó là tiếng kêu của con chẫu chuộc và con cuốc kêu. Đây là hai loài vật kêu vào mùa hè, một con sống trên cạn, một con sống nơi ẩm ướt. Tác giả không cần nói đến thời gian mùa hè, chỉ cần nói đến con chẫu chuộc, con cuốc kêu là ta biết được thời gian cụ thể:

Bờ ao trên bụi có con quốc Ở dưới lại có con chãu chuộc Hai con cùng ở, cùng hay kêu Một con kêu thảm, con kêu nhuốc Chuộc kêu đắc ý gặp tuần mưa Quốc kêu đau lòng thương xuân qua Cùng một bờ ao, một bụi rậm

Phong cảnh không khác, tình khác xa

(Con cuốc cùng con chẫu chuộc) Hình ảnh con cuốc được Tản Đà nhắc đến khá nhiều trong các bài thơ. Tiếng con cuốc kêu như ám chỉ thời gian mùa hạ đến, nó như biểu tượng cho thời gian mùa hạ trong thơ Tản Đà:

Mình chẳng thấy kêu sầu mùa hạ? Con quốc kia ròng rã nắng mưa Ấy hồn Thục Đế khi xưa

Bởi đâu thương tiếc, hồn chưa hoá hồn? Lại chẳng thấy kêu buồn con mối? Tắc lưỡi kêu, khơi nỗi não nùng

(Vợ chồng người đốt than trên núi) Nếu thời gian trong truyện cổ tích luôn mang tính khép kín: tính cách con người là bất biến, người ta có thể trẻ mãi không già, thời gian không làm

ảnh hưởng tới hạnh phúc mà con người đạt được. Với thơ cổ điển, thời gian mang tính tuần hoàn, vĩnh viễn. Trong thơ Tản Đà ta luôn thấy được thời gian luôn luôn biến chuyển, vận động không ngừng, thời gian luôn có sự thay đổi từ quá khứ, hiện tại. Có cả thời gian trực tiếp, nhưng cũng có thời gian gián tiếp được Tản Đà sử dụng những biểu tượng để gọi thời gian. Đó cũng chính là một nét đặc sắc trong nghệ thuật trong thơ Tản Đà. Thông qua những thời gian biểu tượng đó, ta thấy ẩn sâu trong đó là cả một tâm hồn đa sầu, đa cảm, nuối tiếc dòng chảy của thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong thơ tản đà (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)