7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1 Ngôn ngữ có tính giản dị, trong sáng, tự nhiên
Ngôn ngữ trong thơ Tản Đà có tính giản dị, mang tính khẩu ngữ đời thường. Do đó những bài thơ ông sáng tác tạo cho người đọc cảm giác quen thuộc, gần gũi vừa mang hơi thở cuộc sống dễ đi sâu vào lòng người. Những câu thơ khi đọc lên, ta cảm thấy rất bình dị, tự nhiên, nó đi thẳng vào tâm hồn người Việt Nam chúng ta.
Nếu như hô ngữ chỉ được sử dụng trong đời sống hàng ngày thì ta lại thấy xuất hiện trong thơ Tản Đà cùng với những từ cảm thán mà ít nhà thơ nào sử dụng.
Ối trời ôi! Ối đất ôi!
Cái áo sao mày rách tả tơi Rách đành mặc vậy,
Nào dám sợ ai chê! Nào dám sợ ai cười!
Chỉ sợ nỗi an hem chúng bạn
Gần chán, xa quên, chẳng đoái hoài!
(Áo rách) Những từ ngữ mang tính giản dị, đời thường đi vào trong thơ một cách tự nhiên. Chỉ một chiếc áo đã sờn rách mà Tản Đà làm nên một bài thơ thật sinh động.
“Ngôn ngữ trong thơ Tản Đà là một thứ ngôn ngữ dân tộc, bình dị, trong
sáng, duyên dáng, giàu khả năng gợi cảm, đạt tới mức điêu luyện” [11, tr.340]
Cái sự say sưa trong men rượu kể cũng là một thú vui để quên đi nỗi buồn hiện thực. Khi say, nhìn vạn vật đất trời cũng trở nên thú vị, hài hước. Cả trời, đất đi vào trong thơ Tản Đà một cách tự nhiên, gần gũi:
Đất say đất cũng lăn quay
Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười?
(Lại say) Hình ảnh “đất”, “trời” cũng trở nên quen thuộc biết bao, bởi trong cơn say đó, mọi thứ như tri âm tri kỷ. Biết bao nhiêu nhà thơ nói về cái say, lý sự cho việc say, nhưng với Tản Đà, cái lý sự say sưa đó mang tầm vũ trụ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để làm cho những câu thơ của mình trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn nhưng không làm mất đi tính tự nhiên trong đó.
Tình yêu vốn mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho con người, đặc biệt đó lại là tình yêu đơn phương, mối tình không có hậu. Một chút sầu, một chút cô đơn ấy được thi sĩ viết nên một bài thơ tình thật tự nhiên nhưng cũng thật gần gũi. Bài thơ bắt đầu bằng hai câu thơ bình dị, biểu lộ nỗi nhớ thương người tinh xa của thi sĩ nhưng lại pha chút hóm hỉnh trong đó.:
Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu! Bốn phương mây nước, người đôi ngả Hai chữ tương tư, một gánh sầu
(Tương tư) Trong nhiều bài thơ, Tản Đà sử dụng những từ ngữ hết sức bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân:
Ào ào tiếng suối bên tai
Lợn kêu eng éc bên ngoài cửa phên Đầu nhà sương xuống từ trên
Vách phên gió lọt bốn bên lạnh lùng
(Một đêm ngủ nhà người Mán Xiềng) Từ “eng éc” của những chú heo tạo cho người đọc thấy quen thuộc, không còn xa lạ, đặc biệt là những người nông dân lao động. Những từ ngữ như vậy hiếm khi được các nhà thơ mang vào trong thơ ca của mình, mà được biến
hóa đi, gọt giũa đi, nhưng Tản Đà áp dụng ngay vào trong thơ của mình một cách tự nhiên.
Nhiều bài thơ khác, thi sĩ sử dụng những từ ngữ mang tính bình dân, chân thực :
Nhớ em khi chửa có chồng
Sớm trưa gương lược tối nằm không Ngực chưa đẹp
Bụng chưa phồng
Hai má hây hây một sắc hồng Từ khi em đã có chồng
Ngồi lẫn ăn đôi, tối ngủ chung Vú ngày xếch
Lưng ngày cong
Con mang con bế lại con bồng
(Lời đàn bà con gái ngồi buồn nghĩ buồn) Bài thơ viết về sự thay đổi của người con gái trước và sau khi lấy chồng. Sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ, tác giả đã miêu tả lại sự thay đổi ngoại hình của cô gái. Những bộ phận trên cơ thể cô gái “ngực”, “bụng, “hai má” thay đổi theo thời gian từ ngực “đẹp” thành “xếch”, bụng eo thon “thắt đáy lưng ong” giờ đã thành “lưng cong”… Với một ngôn từ tự nhiên, giản dị, không cần dùng những từ ngữ hoa mĩ để diễn tả, Tản Đà đã cho người đọc thấy được sự thật trần trụi của hiện thực con người, số phận của những người con gái trong xã hội.
Ngôn ngữ trong thơ Tản Đà là ngôn ngữ của dân tộc, bình dị, trong sáng, tự nhiên. Thơ ông luôn gợi cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thuộc, nhiều khi sử dụng những từ ngữ không cần gọt giũa mà gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Chính vì vậy, thơ ông dễ đi sâu vào lòng người, đặc biệt đối với quần chúng nhân dân lao động. Không cần phải dùng nhiều từ hoa mỹ, điêu luyện nhưng vẫn tạo khả năng gợi cảm cho thơ.