7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2 Không gian mang ý nghĩa biểu tượng
Không gian chính là môi trường tồn tại của con người: dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, đèo xa, biển cả... Không gian là nơi nhà văn triển khai sự kiện, biến cố, là chỗ cho nhân vật hoạt động. Không gian trong văn học là không
gian nghệ thuật. Không gian đó không phải ngẫu nhiên như trong đời sống mà
do nghệ sĩ chọn để thể hiện ý đồ nghệ thuật.
Khi đọc những tác phẩm thơ ca của Tản Đà, ta thấy rằng không gian trong đó không có sự tĩnh tại mà nó luôn luôn chuyển động, biến đổi.
Con thuyền lênh đênh trên sóng nước cũng là một hình ảnh quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong thơ Tản Đà. Những con thuyền, con đò trôi nổi trên mặt nước ấy gợi cho người đọc sự bấp bênh của cuộc đời:
Thả chiếc thuyền nan bé tẻo teo Cũng buồm, cũng cột cũng dây lèo Nghìn trung sóng gió ba khoang nứa Bốn mặt non sông một mái chèo.
(Sông cái chiếc thuyền nan)
Sông thu ngược gió xuôi thuyền
(Thuyền thì xuôi) Thuyền (thì) xuôi gió ngược cho phiền lòng anh. (Ta chót) đem nhau xuống thác (a) lên ghềnh
Trăn năm đôi chữ “chung tình” (ai) chớ (có) quên.
Nhiều khi hình ảnh những con thuyền, dòng sông lại chở nặng tương tư, sầu muộn của thi sĩ đa cảm:
Cho hay trần lụy đa mang,
Trăm năm duyên nợ văn chương còn nhiều. Thuyền một lá buông liều sông nước, Lái tám năm xuôi ngược dòng sông.
(Xuân sầu) Hình ảnh sông Thương được gợi lên trong nỗi nhớ bạn của Tản Đà. Không gian quen thuộc ấy gắn với nỗi lòng của người thi sĩ, không gian ấy đã có sự xê dịch cùng thời gian, thi sĩ đã ước ao có thể nối lại gần khoảng cách hơn:
Ngồi buồn nhớ bạn sông Thương, Nhớ ai ta nhớ nhưng đường thời xa. Ước sao Thương nối sông Đà, Ta buông chiếc lá lên mà rượu thơ.
(Nhớ bạn sông Thương) Qua những hình ảnh được hiện lên gắn liền với những địa danh cụ thể của đất nước ta thấy được một tấm lòng, một tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ Tản Đà. Đó là một tình yêu chân thành, son sắt, bền bỉ, thủy chung, gắn bó với những điều gần gũi, quen thuộc nhất của non sông.
Hình ảnh con thuyền không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta nữa. Nó có nhiều ý nghĩa khác nhau, nó biểu trưng cho bức tranh thiên nhiên với cuộc sống của người dân hàng chài. Những chiếc thuyền lênh đênh trên sông nước còn biểu trưng cho sự bấp bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước. Hình ảnh con thuyền nhỏ bé trên sông nước bao la ấy gợi cho ta biết bao thân phận con người chìm nổi trong dòng đời xuôi ngược. Không gian sông nước gắn liền với những con thuyền, dòng sông là những biểu tượng xê dịch, dòng nước vẫn cứ chảy trôi, cuộc sống con người vẫn cứ mải miết trên những chuyến đi xuôi ngược…
Rộng hơn nữa, đó là sự di chuyển của không gian bao la, rộng lớn của thiên nhiên đất trời:
Hỏi cùng núi, mây xanh chẳng biết Hỏi cùng sông nước biếc không hay Sông cứ chảy, núi mây bay
Mình ơi, có biết ta đây nhớ mình?
(Thư trách người tình nhân không quen biết) Không gian bao la mênh mông của đất trời không hề tĩnh tại, nó luôn chuyển động theo thời gian. Con sông vẫn chảy trôi, mây cứ bay…và con người cũng hòa trong không gian thiên nhiên ấy cũng sẽ xa cách nhau, li biệt nhau mà có khi không có cơ duyên gặp gỡ.
Không gian trong thơ tác giả còn có sự di chuyển nhiều địa danh cụ thể của đất nước, từ Bắc vào Nam. Những không gian cụ thể như cầu Hàm Rồng, Sơn Tây, con đường Bắc Nam…Tản Đà là một người đi nhiều hiểu rộng, ông luôn di chuyển, xê dịch nhiều nơi. Và trong những tác phẩm của mình, những địa danh, không gian ấy cũng như đang di chuyển theo bước chân ông.
Ai xui ta nhớ Hàm Rồng
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây Từ ta trở lại Sơn Tây
Con đường Nam Bắc ít ngày vãng lai Sơn cầu còn đỏ chưa phai?
Non xanh còn đối? sông dài còn sâu? Còn thuyền đánh cá buông câu? Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa? Lấy ai viếng cảnh bây giờ?
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau? Ước sao sông cứ còn sâu
Khung cầu còn cứ như tranh Hoả xa cứ chạy, bộ hành cứ đi! Xuân sang cỏ cứ xanh rì!
Thuyền ai chài lưới con chì cứ tung! Sơn Tinh, Hà Bá hay cùng
Giữ nguyên phong cảnh Hàm Rồng đợi ta
(Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng) Trong không gian xê dịch ấy, dường như nhân vật cũng cảm nhận được nỗi đau đang hiện hữu, tồn tại Trong thơ ca của Tản Đà, không gian đó không giới hạn, nhỏ bé mà nó bao la, vô tận. Trong không gian đó, con người trở nên nhỏ bé, đơn độc và chơi vơi…
Con đường vô hạn, khách đông tây Ta nhớ ai mà đứng mãi đây?
Nước rợn sông Đà con cá nhẩy Mây trùm non Tản cái diều bay Nặng như quả đất mà xoay được Cao đến ông giời khó với thay! Giời, đất, cá, chim đều tự đắc Ở đời ai dễ chẳng vung tay!
(Quê nhà chơi mát cảm hứng) Tản Đà luôn có một trái tim, một tình yêu hướng về quê nhà tha thiết, sâu sắc. Là một người đi nhiều nơi, đến nhiều chỗ nhưng trong lòng ông vẫn luôn hướng về quê nhà. Trong không gian quê hương gắn với những địa danh cụ thể như non Tản, sông Đà ta vẫn thấy có sự di chuyển, vận động của vạn vật. Nước sông Đà vẫn chảy, đàn cá bơi lội tung tăng, trên đỉnh núi Tản, những đám mây vẫn bao phủ, cánh diều vẫn bay…khung cảnh đó thật thơ mộng, nhưng trong khung cảnh đó ta không thấy sự tĩnh lặng mà luôn luôn biến đổi.
trong một không gian rộng lớn, mênh mông. Trong hành trình khám phá, tìm kiếm vẻ đẹp của non sông, quê hương, đất nước, không gian luôn luôn chuyển được, vận động, biến chuyển, do đó không gian trong thơ Tản Đà chính là biểu tượng cho hành trình xê dịch của nhà văn.
Không gian mang ý nghĩa biểu tượng chính là một đặc sắc nghệ thuật trong thơ Tản Đà. Trong không gian đó, vạn vật vẫn luôn biến chuyển không ngừng cùng thời gian. Đó là một không gian mênh mộng, vô tận gắn liền với một con người mang nặng mối tương tư. Trong không gian rộng lớn đó, con người dường như quá nhỏ bé, chơ trọi, lẻ loi…
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3 này, chúng tôi tập trung đi nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ Tản Đà qua ngôn ngữ và thời gian, không gian nghệ thuật. Về ngôn ngữ ta thấy được tính giản dị, trong sáng, tự nhiên. Ngôn ngữ trong thơ Tản Đà giàu tính tạo hình, thông qua những ngôn ngữ giàu tính tạo hình đó giúp cho những tác phẩm thơ của ông có những nét đặc trưng riêng, góp phần làm nên sức hấp dẫn cho những sáng tác của mình. Thời gian nghệ thuật trong thơ Tản Đà không chỉ có thời gian cụ thể, mà còn có thời gian gián tiếp mang ý nghĩa biểu tượng. Không gian luôn có sự biến đổi, xê dịch chứ không hề tĩnh tại, nó trở thành biểu tượng trong hành trình xê dịch của nhà văn. Chính những đặc sắc nghệ thuật này đã góp phần làm nên thành công cho những tác phẩm của Tản Đà.
KẾT LUẬN
1. Với 3 chương của đề tài, trước tiên chúng tôi muốn khái quát lại những vấn đề về biểu tượng, biểu tượng trong văn hóa và biểu tượng trong văn học. Trong mỗi nền văn hóa, mỗi quốc gia mỗi biểu tượng lại có cách nghĩ, cách hiểu, cảm nhận khác nhau. Việc vận dụng những biểu tượng này vào trong các tác phẩm văn học sẽ giúp cho nó trở nên sâu sắc, mang ý nghĩa triết lí hơn. Những biểu tượng đó nhiều khi đi vào những tác phẩm văn học nó lại có những biến thể để làm cho tác phẩm trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Đặc biệt khi những biểu tượng này đến với độc giả mỗi người lại có cách cảm nhận riêng, mở ra một số ý nghĩa phái sinh hướng đến nền nghệ thuật đa chiều.
2. Với luận văn này, chúng tới hướng đến nghiên cứu những biểu tượng điển hình và tiêu biểu nhất, tần số xuất hiện cũng khá lớn trong thơ Tản Đà là: Đất, Nước, Trời, Dư đồ (Địa đồ) để thấy được những giá trị nhân văn sâu sắc, những suy nghĩ nội tâm thầm kín ẩn giấu sau những biểu tượng đó. Đó là một tinh thần yêu nước, yêu non sông,quê hương sâu sắc và da diết, ẩn sau vẻ ngoài ngông nghênh với một cái tôi cá tính. Một tâm hồn đa sầu đa cảm, muốn gánh vác trách nhiệm để xứng đáng là một đấng quân tử nhưng cũng đành bất lực trước thực tại tàn nhẫn. Thông qua việc khảo sát những biểu tượng tiêu biểu của Tản Đà, ta thấy hiện lên trên những trang thơ đó là một cảnh sắc quê hương, đất nước bình dị, thân thuộc mà cũng rất đẹp, rất nên thơ. Tình yêu đất nước đó được nhà thơ gửi gắm vào những trang viết, bộc lộ qua từng câu chữ. Qua đó, cũng giáo dục cho cả các thế hệ sau phải biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã dày công bảo vệ và gây dựng đất nước, đồng thời phải tu dưỡng đạo đức, biết góp sức xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.
3. Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, giản dị, ngôn từ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày giúp cho nhiều tác phẩm của Tản Đà dễ đi sâu vào lòng người đọc, đặc biệt phù hợp với tầng lớp nhân dân lao động. ông đã tạo ra một
giọng điệu thơ giản dị nhưng cũng sâu sắc qua việc nâng cao các giá trị biểu tượng trong tác phẩm của mình. Tản Đà cũng là một trong những nhà thơ sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giúp tác phẩm của ông trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Trong thơ ông, ta không chỉ thấy được thời gian trực tiếp mà còn có thời gian mang nghĩa biểu tượng. Việc lựa chọn những thời gian mang nghĩa biểu tưởng đã làm cho tác phẩm của nhà thơ trở nên đặc sắc hơn, hấp dẫn hơn. Qua đó thể hiện được những tâm tư, tình cảm của mình. Không gian trong thơ bao la, mênh mông rộng lớn không hề tĩnh tại, nó luôn luôn vận động cùng với quỹ đạo của thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huệ Chi (1984), Từ điển văn học - Tập 2, Nxb Khoa học xã hội, HN.
2. Công an nhân dân (2014), Hình ảnh thi sĩ Tản Đà trong ký ức hậu duệ,
http://www.baomoi.com, ngày 24/09/2014.
3. Xuân Diệu (1987), Bình luận các nhà thơ cổ Việt Nam, Nxb Văn học, HN. 4. Xuân Diệu (2002), Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm, Nxb Phổ
thông, HN.
5. Xuân Diệu (1982), Lời giới thiệu thơ Tản Đà, Nxb Hà Nội.
6. Trần Thị Thùy Dung (2007), Bi kịch người nghệ sĩ trong thơ Tản Đà, Khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Ngữ văn, trường Đại học Vinh.
7. Nguyễn Tuấn Dũng (2014), Tác gia Tản Đà, http://jostuandung.blogspot.com/ ngày 05/01/2014.
8. Tầm Dương (1964), Tản Đà - khối mâu thuẫn lớn, Nxb Khoa học Hà Nội. 9. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào thơ mới (1932-1945), Nxb Khoa học
xã hội.
10. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam 1900 - 1945, Nxb Giáo dục.
11. Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Đức Mậu (2003), Tản Đà về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
12. Hà Minh Đức (1987), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, HN.
13. Hà Minh Đức (2000), Thời gian và trang sách, Nxb Văn học, HN.
14. Hà Minh Đức, Bùi Văn Nguyên (2006), Thơ ca Việt Nam, hình thức và
thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục, HN.
16. Nguyễn Văn Hậu, Về tính hình tượng và tính biểu tượng trong tác phẩm
17. Nguyễn Thu Hiền (2012), Tản Đà - Thơ và đời, Nxb Văn học, HN. 18. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
19. Nguyễn Ái Học (2012), Thi pháp thơ Tản Đà, Luận án tiến sĩ ngành Lí luận văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Hồng (2013), Tản Đà và sự hình thành loại hình ký giả - văn
nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, NxbVăn hóa thông tin. 22. Khuất Thị Hương (2008), Cái tôi cá nhân trong thơ Tản Đà, Khóa luận tốt
nghiệp Đại học khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
23. Trần Thị Thu Hương (2014), Thú “chơi” của Tản Đà từ góc nhìn tư duy
nghệ thuật, Luận văn Thạc sĩ Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Trần Đình Hượu - Lê Chí Dũng (1998), Văn học Việt Nam giai đoạn giao
thời 1900 - 1930, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN.
25. Nguyễn Lệ Huyền (2012), Đặc điểm thơ thất ngôn của Tản Đà, Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ văn, Khoa Đại học xã hội và Nhân văn, trường Đại học Cần Thơ.
26. Nguyễn Thị Thu Huyền (2014), Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu
Xuân Quỳnh, Khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Ngữ văn, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2.
27. Jean Chevalier (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (bản dịch của Nxb Đà Nẵng, trường viết văn Nguyễn Du).
28. Đinh Gia Khánh (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Hà Nội.
29. Nguyễn Xuân Kính (2007), Thi pháp ca dao Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HN.
30. Trần Thảo Linh (2014), Tản Đà - Ngôi sao sáng trên văn đàn Việt Nam
đầu thế kỷ XX, http://www.nxbhanoi.com.vn, ngày 05/07/2014.
31. Nguyễn Văn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ VIII đến hết
thế kỷ XIV, Nxb Giáo dục.
32. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1986), Lí luận văn học tập 1, Nxb Khoa học xã hội.
33. Phương Lựu (Chủ biên) (2002), Lí luận văn học, NxbGiáo dục.
34. Hồng Mây, Ngọc Sương, Minh Mẫn (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thống kê.
35. Trần Nghĩa (2015), Bản đồ cổ Việt Nam, https://www.vannghesontay.com, ngày 20/09/2015.
36. Trần Thị Ngoan (2010), Biểu tượng tiêu biểu trong “Báu vật của đời”, Luận văn Thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội.
37. Khiêm Nguyễn (2015), Tản Đà và sự hình thành loại hình ký giả - văn
nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời, http:///www.solitary2009.blogsport.com,
ngày 21/06/2015.
38. Trần Ánh Nguyệt (2009), Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tản Đà, Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ văn, Khoa Sư Phạm, Đại học Cần Thơ. 39. Nhiều tác giả (2005), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, TP. HCM. 40. Nhóm tri thức Việt (2012), Tản Đà thơ và đời, Nxb Văn học.
41. Nguyễn Nhược Pháp - Tương Phố (1997), Phê bình, bình luận văn học
Tản Đà, Nxb Văn nghệ, TP.HCM.
42. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, HN.
43. Lê Thị Phương (2011), Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản
Đà, Trần Tuấn Khải, Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại
học Đà Nẵng.
44. Vũ Tiến Quỳnh (1997), Tản Đà, Nguyễn Nhược Pháp, Tương Phố, Nxb Văn nghệ.
45. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử (1998), Về con người cá nhân trong văn
học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
46. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, HN. 47. Lu Mai Tâm (2007), Mộng và thực trong thơ Tản Đà, Khóa luận tốt
nghiệp Đại học khoa Ngữ Văn, trường Đại học Vinh.
48. Phạm Xuân Thạch (2000), Tản Đà, những lời bình, Nxb Văn hóa - thông tin.
49. Phạm Xuân Thạch (2004), “Quá trình cách tân và giới hạn trong sự nghiệp sáng tác văn xuôi của Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu”, Tạp chí nghiên cứu
văn hóa, tháng 09/2014.
50. Hoài Thanh, Hoài Chân (2012), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học.