Nghĩa biểu tượng Dư đồ (Địa đồ) trong thơ Tản Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong thơ tản đà (Trang 68 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2 nghĩa biểu tượng Dư đồ (Địa đồ) trong thơ Tản Đà

Dư đồ (Địa Đồ) hay Bản đồ là một biểu tượng tuy không được nhắc đến nhiều lần như những biểu tượng chúng tôi đã khảo sát bên trên, nhưng nó có một sức ảnh hưởng to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thơ Tản Đà. Với số lần xuất hiện chỉ 11 lần trong tập Thơ Tản Đà, tuy nhiên nó lại thể hiện được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhà thơ qua biểu tượng đó. Do đó, chúng tôi vẫn quyết định đi khảo sát ý nghĩa biểu tượng Dư đồ trong thơ Tản Đà để thấy được ý nghĩa lớn lao của nó.

Bản đồ hay trong thơ Tản Đà thường hay gọi là Dư đồ hay Địa đồ đó là một hình ảnh thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có một tấm bản đồ quốc gia trong đó vẽ về sông, núi, đất đai, biển đảo. Bản đồ được coi như tượng trưng cho một quốc gia, dân tộc. Nếu bản đồ được trao cho vua nước khác thì coi như dâng lãnh thổ cho họ, và phải chịu làm chư hầu. Trong thơ Tản Đà, bản đồ thường được nhắc đến như một thăng trầm của lịch sử dân tộc:

Nọ bức dư đồ thử đứng coi Sông sông núi núi khéo bia cười

Biết bao lúc mới công vờn vẽ Sao đến bây giờ rách tả tơi. Ấy trước ông cha mua để lại Mà sau con cháu lấy làm chơi. Thôi thôi có trách chi đàn trẻ Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi.

(Vịnh bức dư đồ rách) “Vịnh bức dư đồ rách mà viết đến thế có khác chi vẽ truyền thần non sông nước nhà? Đọc hết 8 câu thơ, ai cũng có cảm tưởng tác giả có ý nói: Này, thử đứng mà coi: nước nhà cũng sông cũng núi cũng gọi là giang sơn, như giang sơn, như bậy, chẳng bõ làm bài cười cho hoàn cầu. Đã tốn bao nhiêu công trình mới bồi đắp được nên giang sơn mà sao nay chia xẻ tan nát đến thế? Giang sơn này là do ông cha ta tổn hại bao nhiêu huyết hận mới có được để truyền cho con cháu, mà chỉ vì con cháu coi thường nên mới đến nỗi thế này! Nhưng thôi! Con trẻ dại dột thì trách chi! Nói ra cũng sự đã rồi, âu đành để ta sẽ bồi đắp lại vậy. Câu kết” “Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi” tỏ ý tác giả đã mong muốn giành độc lập thống nhất cho đất nước” [11, tr.252-253].

Cám cảnh trước hiểm họa đất nước đang trong nguy cơ bị xâm lăng, Tản Đà đã viết bài thơ đầu tiên diễn tả tâm trạng của mình. Bài thơ in lần đầu trong tập thơ Còn chơi năm 1921, sau đó được tuyển chọn in trong tập thơ Tản Đà.

Tháng 2 năm 1882, thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm thành Hà Nội, quân triều đình Việt Nam phải chịu thất bại dưới sự kìm kẹp của thực dân Pháp. Mất thành, tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết. Thực dân Pháp tạm thời chiếm giữ miền Bắc và bắt đầu chính sách cai trị. Chúng chia Việt Nam thành 3 kỳ: Bắc Kỳ - Trung Kỳ - Nam Kỳ. Trung Kỳ giao cho chính phủ Nam Triều - Vua nhà Nguyễn cai trị. Trung Kỳ là xứ Bảo Hộ nhưng thực

chất Pháp vẫn giám sát và chi phối. Bắc Kỳ thì Pháp đặt một viên toàn quyền để cai trị. Nam Kỳ bị Pháp chiếm trọn và thành thuộc địa, dưới sự cai trị của Toàn quyền Đông Dương.

Sau Hòa Ước Quý Mùi (1883) Việt Nam bị phân chia thành nhiều mảnh. Tản Đà, một sĩ phu yêu nước đã đau đớn, xót xa cho vận nước trước sự bất lực của Triểu đình Huế và nhất là sự thờ ơ của thế hệ dân Việt đối với sự hưng vong của dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ do tổ tiên gây dựng và lưu truyền lại.

Tản Đà đã băn khoăn, xót xa và thao thức:

Biết bao lúc mới công vờn vẽ Sao đến bây giờ tách tả tơi.

Từng tấc đất, tấc vàng của dân tộc Việt Nam đã được cha ông ta từ xưa bảo vệ, giữ gìn, đổ biết bao mồ hôi xương máu để lại non sông nguyên vẹn cho con cháu sau này. Từ xa xưa, dân tộc ta đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh xâm lược, từ những câu truyện cổ tích xa xưa đã nói về quá trình hình thành, dựng nước và giữ nước. Vậy mà bao nhiêu công sức đã bỏ ra đến bây giờ lại rơi vào tay quân xâm lược. Tản Đà đã trách rằng:

Ấy trước ông cha mua để lại Mà sau con cháu lấy làm chơi.

Công sức của ông cha đã bỏ ra, chịu hy sinh bản thân mình để giữ gìn từng lũy tre, cây cỏ, từng mái nhà yên ấm cho thế hệ sau này. Nhưng công lao to lớn ấy thế hệ người dân Việt Nam sau này không biết trân trọng và bảo vệ, mà để rơi vào tay thực dân Pháp một cách dễ dàng. Qua đây, tác giả muốn lên án, phê phán thế hệ trẻ mải mê chạy theo những thói hư tật xấu mà quên đi nhiệm vụ chính là giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Các thế hệ con dân nước Việt lấy bức dư đồ ra để lấy làm chơi có nghĩa là không coi trọng di sản của những bậc tiền nhân để lại.

những bài thơ để họa lại. Cụ thể đó là bài họa của Phan Bội Châu, một sĩ phu yêu nước đã tìm đường Đông Du, qua Nhật học hỏi phương thức Phục quốc:

Hóa rách ra lành thế mới hay Trời giăng khắp giấy, đất hồ đầy Non sông sẵn vóc thêu hoa gấm Gan óc ghe phen trổ gió mây Trắng úa, hồng tươi tùy thợ ý Bột rền, keo dẻo cốt thầy tay Người đà mới mới, ta nên mới Bồi vá mà chi, khéo khuấy rầy!

Đối với cụ Phan Bội Châu học hỏi theo phong trào Duy Tân của Nhật, do vậy cụ quyết qua Nhật để học phong trào Đông Du để canh tân lại hết đất nước. Vì vậy cụ nhất quyết muốn đổi mới đất nước theo một phương pháp mới chứ không muốn “Bồi vá mà chi, khéo khuất rầy”.

Khi được các sĩ phu yêu nước hưởng ứng nhiệt tình cho sự yêu nước, cũng như những bài thơ họa lại bài Vịnh bức dư đồ rách,cho Tản Đà có những cảm hứng để viết tiếp bài họa thứ 2 Vịnh bức dư đồ rách 2:

Thôi rồi ta sẽ liệu bồi

Ta bồi cho chúng chị em coi Giận cho con cháu đà hư thế Nghĩ đến ông cha dám bỏ hoài. Còn núi còn sông: Nhìn vẫn rõ Có hồ có giấy dễ mà chơi, Bởi chưng hồ giấy ta chưa có Đành chịu ngồi trông rách tả tơi.

(Tiếp theo bài “Vịnh bức dư đồ rách”) Bài thơ này Tản Đà đã dùng câu cuối của bài thơ thứ nhất để làm câu đầu của bài thơ thứ hai này. Tản Đà vẫn còn hi vọng sẽ có những nhân tài, những bậc quân tử có tinh thần yêu nước, trách nhiệm với đời đứng ra bảo vệ, giữ gìn

non sông, đất nước này. Nhưng cuối cùng ông cũng nhận ra thực tại: Bởi chưng

hồ giấy ta chưa có/ Đành chịu ngồi trông rách tả tơi. “Hồ giấy” ở đây có nghĩa

là những nhân tài, nhưng hiện tại lúc bấy giờ không có nhân tài, không có tài năng nào đứng ra gánh vác trách nhiệm. Cuối cùng đành bất lực nhìn đất nước bị chia cắt, giày xéo trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Câu cuối cùng không hẳn là bi quan trước thực tại mà ông còn có ngụ ý kích động vào lòng dân nước Việt một tình yêu quê hương, đất nước.

Sau đó, Tản Đà lại có cảm hứng viết thêm bài Dư đồ rách thứ ba, Tản Đà cũng vẫn dùng câu cuối của bài thơ thứ hai làm câu đầu của bài thơ thứ ba này:

Đành chịu ngồi trông rách tả tơi Buồn chăng? Hỡi các chị em ơi! Nghĩ cho lúc trước thương người vẽ Ngó lại xung quanh hiếm kẻ bồi Hồ giấy bây giờ mua kiếm khó Non sông ai hỡi đợi chờ ai? Còn núi còn sông còn ta đó Có lúc ta bồi chúng bạn coi.

(Dư đồ rách thứ ba) Trong bài thơ này, Tản Đà có ý tác động vào quần chúng nhân dân. Non sông đất nước Việt Nam là do công lao to lớn của ông cha ta muôn đời này đã bảo vệ và giữ gìn để có ngày hôm nay. Từ ngàn xưa, tinh thần yêu nước của các sĩ phu rất mạnh mẽ, từ bao triều đại nhân tài nhiều như lá mùa thu. Nguyễn Trãi đã từng nói đến rất nhiều trong Bình Ngô đại cáo:

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Đến Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

Nguyễn Trãi đã nói đến từng triều đại của Việt Nam đặt ngang hàng với các triều đại của triều đình Trung Quốc, điều đó cho ta thấy niềm tự hào dân tộc mãnh liệt của ông. Hào kiệt của đất nước bao giờ cũng có, cho dù có những lúc lịch sử dân tộc có những biến chuyển, thăng trầm. Câu thơ có sức răn đe đối với những kẻ nào muốn thôn tính đất nước ta.

Tuy nhiên, khi nhìn thực tại đất nước ta bị chia cắt, bị giày xéo, bức dư đồ bị xé rách bởi tay quân xâm lược nhưng ý thức quốc gia dân tộc lại không một ai có trách nhiệm, ông cảm thấy thất vọng, xót xa. Tản Đà có nói đến sự vận động của quốc gia và ý thức của mỗi người nhưng chỉ nói ngụ ý khôn khéo chứ không đi hẳn vào vấn đề chính. Tuy nản lòng đối với thời cuộc, hoàn cảnh, nhưng ông vẫn tin vào tương lai, lòng tự hào ý chí của dân tộc. Nhất định đất nước ta sẽ hưng thịnh lại, nếu như tất cả nhân dân ta ai cũng chung sức chung lòng bồi đắp lòng yêu nước.

Cuối cùng, Tản Đà tổng kết cuộc họa thơ do ông khởi xướng bằng bài thơ Vịnh bức dư đồ rách thứ tư:

Có lúc ta bồi chúng bạn coi Chị em nay hãy tạm tin lời Dẫu cho tài có cao là thánh Chưa dễ tay không vá nôi trời Hồ giấy muốn mua, tiền chẳng sẵn Non sông đứng ngắm lệ nhường rơi Việc nhà chung cả ai ai đó

Ai có cùng ta liệu sẽ bồi?

(Bức dư đồ rách thứ tư) Đây như một lời kêu gọi của Tản Đà yêu nước, mọi người cùng nhau góp sức để xây dựng và bảo vệ đất nước này. Và liệu rằng công cuộc bồi vá lại tấm dư đồ này sẽ có ai cùng chung tay làm? Đó cũng là một dấu chấm hỏi chưa có câu trả lời.

Vịnh bức dư đồ rách đã trở thành một sự kiện lịch sử, nó có ý nghĩa rất lớn tác động đến tình yêu nước của dân tộc, cũng như được sự hưởng ứng nhiệt tình của các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ. Tản Đà được biết đến khi chìm đắm trong Giấc mộng lớn, giấc mộng con, với một tâm hồn lãng mạn, thoát khỏi thực tại để gánh thơ lên bán chợ trời, hỏi Trời nguyên cớ vì sao lại đày con xuống trần gian. Nên khi Tản Đà sáng tác những bài thơ thể hiện lòng yêu nước, yêu dân tộc thì những nhà thơ, nhà văn khác không khỏi giật mình. Có lẽ đó là do công việc thiên lương Trời giao phó cho ông, sứ mệnh ý thức đạo đức, cải tạo cho đời sống con người được ấm no hạnh phúc đã làm thay đổi suy nghĩ, tâm tư của nhà thơ. Để từ đó, ta thấy được những trang viết thấm đượm tinh thần yêu nước, xót xa cho dân tộc, gắn bó với hiện thực của một nhà thơ lãng mạn.

Thơ Tản Đà ngoài giá trị nghệ thuật còn mang đầy tính nhân văn, giá trị lịch sử dân tộc. Những bài thơ đó đã tác động rất lớn đến tinh thần yêu nước của nhân dân ta, được hưởng ứng và người đọc dành cho ông một sự yêu mến, ngưỡng mộ. Nhưng sau một thời gian im ắng vắng bóng trên văn đàn, những độc giả đã trăn trở chờ đón những vần thơ mới của ông. Có thông tin lại cho rằng Tản Đà đã chết nên không còn xuất hiện trên văn đàn nữa. Điều đó đã làm nên một giai thoại khá thú vị: Mai Lâm là một thầy giáo dạy học ở Cao Bằng khi nghe tin tờ An Nam Tạp Chí do Tản Đà làm chủ bút đình bản, nghe tin đồn Tản Đà đã chết, người thầy giáo đó vô cùng đau lòng, xót xa. Ông đã viết một bài thơ chan chứa tình cảm của một con người mến mộ khiến người đọc cùng đồng cảm:

Ôi thôi! Hỡi bác Tản Đà

Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời Xa trông mây ngước ngậm ngùi

Tấm lòng thương nhớ mấy lời viếng thăm

Ôi thôi hỡi bác Tản Đà

Có phen run rủi hai ta tương phùng… Ôi thôi hỡi bác Tản Đà

Chí cao nghiệp lớn ai người nối theo Bức Dư đồ rách ai bồi

Báo An Nam nghỉ ai rồi lại ra…

(Viếng thi sĩ Tản Đà) Tuy nhiên, sau đó ít lâu khi thấy thi sĩ Tản Đà xuất hiện lại trên văn đàn, ông Mai lâm vô cùng vui mừng tất tả vượt hơn 300 cây số để về Hà Nội tìm thi sĩ. Hai người gặp nhau hàn huyên tâm sự, bình về thơ của Mai Lâm và Tản Đà có sửa lại một số chỗ cho Mai Lâm. Nhưng Tản Đà lại mang một tâm trạng thất vọng về sự trạng thái tiêu cực của người thầy giáo, và đã đáp lại bài thơ đó như sau:

Nực cười với bác Mai Lâm

Thương nhau chi sớm mà lầm khóc nhau! Cõi đời đã lánh xa đâu,

Mà cho ai nhớ, ai sầu hỡi ai!

Suối vàng ai đã vội đâu Mà cho ai tiếc ai sầu hỡi ai! Bức dư đồ rách ai bồi

Báo An Nam nghỉ biết đời nào ra.

Dưới trên còn đất còn trời

Còn non còn nước, còn người nước non. Đà chưa cạn, Tản chưa mòn,

Còn ai thi sĩ lại còn tri âm…

Tình cảm mến mộ của thầy giáo Mai Lâm khiến Tản Đà vô cùng cảm kích. Nhưng Tản Đà cảm thấy buồn cho một suy nghĩ tiêu cực trước thời cuộc. Bởi khi đọc đến câu: Chí cao nghiệp lớn ai người nối theo/ Bức Dư

đồ rách ai bồi… Bởi cho đến bây giờ vẫn chưa có ai đứng ra lo nghiệp lớn,

đất nước trong hiểm họa chia cắt mà ai ai cũng chỉ lo nghĩ cho bản thân mình. Vì thế, Tản Đà đã đáp lại rằng: Còn non còn nước, còn người nước

non/ Đà chưa cạn, Tản chưa mòn… Khi nghiệp lớn ấy vẫn chưa ai nối tiếp,

chưa ai đứng ra gánh vác thì nhà thơ không thể làm ngơ được, cũng như chưa thể đi về nơi suối vàng yên nghỉ.

Non sông đất nước Việt Nam ta thật tươi đẹp và thơ mộng. Cây cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) đã được đi vào trong thơ của rất nhiều thi sĩ từ xưa cho đến nay. Từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã có những thi phẩm viết về câu cầu này như “Vịnh cảnh Hàm Rồng”, “Đi thuyền trên sông Mã”, “Đêm trăng qua núi Hàm Rồng”…của Sầm Phố, Nguyễn Huy Khởi, Lê Đình Thực… Năm 1932, nhà thơ Tản Đà cũng viết về cây cầu này với một niềm cảm hứng cao độ:

Hôm xưa chơi ở Dương Quỳ,

Trắng phau ngựa trắng, xanh rì rừng xanh. Hàm Rồng nay lại qua Thanh,

Dưới cầu nước biếc in hình thi nhân.

(Qua cầu Hàm Rồng hứng bút) Cầu Hàm Rồng cũ là do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1904 là cầu vòm thép không có trục ở giữa. Trong những năm kháng chiến quyết liệt của dân tộc, cây cầu này đã từng bị phá hủy nặng nề và được khởi công xây dựng lại. Đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của thời xưa, cũng là một địa danh ghi lại dấu ấn lịch sử oai hùng của dân tộc ta. Nó đã trở thành biểu tượng anh hùng của người dân Thanh Hóa.

điểm. Khi đi qua những địa danh lịch sử của dân tộc, ông đều có những câu thơ viết về nơi đó. Những chuyến đi đó đã hun đúc trong ông tình yêu quê hương, đất nước ngày càng sâu đậm. Khi đi qua địa danh lịch sử cây cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biểu tượng trong thơ tản đà (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)