7. Cấu trúc của luận văn
2.4.1 nghĩa gốc của biểu tượng Dư đồ (Địa đồ)
Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới không có nói đến biểu tượng Dư đồ, Địa đồ như các biểu tượng chúng tôi vừa khảo sát trên. Tuy nhiên, biểu tượng Dư đồ, Địa đồ là biểu tượng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng không thể không nhắc đến khi đi khảo sát, phân tích. Do đó, chúng tôi đã tiến hành đi tìm hiểu nghĩa của biểu tượng Dư đồ, Địa đồ theo từ điển tiếng Việt để làm rõ nghĩa của từ.
Tại sao trong thơ Tản Đà có lúc nhà thơ lại sử dụng từ Dư đồ, lúc lại sử dụng từ Địa đồ? Vậy Dư đồ và Địa đồ có giống nhau không?
Muốn hiểu được, chúng ta phải đi tìm hiểu ý nghĩa của từ Dư, Địa trong
từ điển Tiếng Việt [42].
Dư có nhiều nghĩa. 1. Dư là đất - cái xe - cái kiệu chở người - quần chúng; 2. Dư là cái còn lưu lại trong không gian, trong tâm trí khi biến cố hay sự kiện đã đi qua (dư âm, dư vị…); Dư là đất đất đã khai khẩn trên hai năm; Địa dư: đất rộng chở cả vạn vật; Dư là số đông người (dư luận); Dư là cung nhiều hơn cầu tức là dôi ra, thừa. (nông hữu dư túc: người làm ruộng có thóc thừa); Dư là nhàn rỗi (trà dư tửu hậy); Dư: số lẻ ra (số dư); tiếng Hán Việt “Dư nguyệt” là tháng tư âm lịch.
Nghĩa của chữ “Đồ”: 1.- cái tranh vẽ (họa đồ); địa đồ: vẽ hình mặt đất; 2.-toan tính làm một cái gì, mong muốn (đồ mưu); 3.- lấp, xóa đi, bôi mầu lên, chép lại một hình vẽ; 4.- đồ: mổ, giết…(đồ tể); 5.- đồ: bè lũ (đồ đảng); 6.- đồ: tội khổ sai, bị làm nhục (một trong năm danh tội xưa (ngũ hình); Suy, Trượng, Đồ, Lưu, Tử; 7.- Đồ: đường lối (sĩ đồ, hoạn đồ: đường làm quan); 8.- Đồ: lúa nếp (đồ xôi); 9.- Đồ: vật dụng.
Nghĩa của chữ “Địa”: 1.- đất nói chung; 2.- ngôi vị mà người tu hành đạt tới (thập địa trong Phật pháp); 3.- chất nền của một bức tranh vẽ, có nền rồi mới tô màu lên; 4.- khu đất; 5.- chỗ mà ý chí mình tới được (tâm địa); 6.- tán tỉnh để vòi tiền một người nào đó…(bắt địa).
Về giá trị kho bản đồ cổ, một mặt có thể nói đây là biểu tượng của truyền thống xây dựng, bảo về tổ quốc của dân tộc ta. Cái mà ngày nay gọi là “bản đồ”, thì người xưa gọi là “dư đồ”. Chữ “dư” trong Đại nam nhất thống dư đồ còn được viết theo kiểu TRIỆN, một lối viết cổ xưa, gồm 2 đôi bàn tay vin đỡ một cỗ xe 2 bánh:
“Dư” vừa là vật chở (chiếc xe), vừa là chuyển dịch, phát triển (xe lăn đi). Đồng thời lại có nghĩa là bảo vệ, kiến tạo 4 bàn tay đỡ 4 góc xe. “Dư đồ”, bản đồ đất nước, mang tất cả những nội dung đó [20].
Tóm lại, Dư đồ là bản vẽ những vùng đất đã khai khẩn và Địa đồ là bản vẽ những vùng đất rộng lớn bao gồm mọi thứ. Dựa theo nghĩa của từ điển thì có thể hiểu Dư đồ, Địa đồ trong thơ Tản Đà chính là bản vẽ, là tấm bản đồ của đất nước, dân tộc Việt Nam ta.