7. Những đóng góp của luận văn
3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Sau quá trình tiến hành Thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính:
* Từ phía HS:
Việc tăng cường hệ thống bài toán thực tiễn, xây dựng kiến thức mới trên cơ sở phân tích các ví dụ và tình huống thực tiễn giúp khơi dậy ở HS hứng thú học tập môn học. Các HS sau khi tham gia học tập giáo án thực nghiệm đều phát biểu rằng hệ thống bài toán thực tiễn và cách xây dựng kiến thức mới từ các tình huống thực tiễn giúp các em nhìn nhận rõ hơn giá trị thực tiễn trong các kiến thức môn học, giảm tải tính hàn lâm khi tiếp cận kiến thức môn học. Đặc biệt, các bài toán thực tiễn được tiếp cận ở trường là dạng khái quát của các bài toán thực tiễn tương ứng trong thực tế cuộc sống được các em tiếp cận và khai thác một cách tích cực. Các em nhận thấy rằng nhờ việc THH các bài toán thực tiễn, họ nắm vững kiến thức cơ bản hơn, thấy được tính ứng dụng của toán trong cuộc sống quan trọng như thế nào,
đồng thời cũng tạo cho HS cách làm việc khoa học. Do đó tạo được ở HS thói quen thực hiện tuần tự các bước vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đặc biệt, việc xây dựng mô hình Toán học cho các bài toán thực sự xuất phát từ thực tiễn như các bài toán chuyển động, làm chung làm riêng, kinh tế, đo đạc khoảng cách, …được HS nhóm thực nghiệm thực hiện tích cực. Ngoài ra, việc khai thác bài toán thực tiễn dựa trên một kiến thức có tiềm năng đã giúp các em nắm kiến thức chắc hơn, thấy được ý nghĩa của toán học đối với thực tiễn xung quanh và đặc biệt các em có ý thức sẵn sàng THH tình huống thực tiễn gặp phải. Kết quả là từ một bài toán ban đầu các em có thể sáng tạo ra khá nhiều bài toán thực tiễn có mô hình toán học là bài toán này, nội dung các bài toán phong phú, phản ánh nhiều tình huống trong nhiều lĩnh vực khác nhau của thực tiễn. HS hưởng ứng cao cách thức đánh giá năng lực toán học qua các hình thức đề thi và các bài thi, các em tích cực thực hiện các công việc của GV về tìm hiểu cách thức xác định năng lực toán học phổ thông, cách thức khảo sát năng lực toán học THPT của HS. HS tích cực tham gia xây dựng theo những chủ đề được giao với mong muốn được tham gia công việc tạo ra năng lực THH cho HS với thang đánh giá mang tầm quốc tế.
* Từ phía GV dạy thực nghiệm
Chúng tôi đã xin ý kiến của giảng viên dạy thực nghiệm về chất lượng giáo án thực nghiệm, sự tích cực học tập của HS trong quá trình học tập, khả năng có thể tiến hành các biện pháp đã đề xuất trong dạy học
Tóm lại qua dạy học thực nghiệm như đã trình bày, về mặt định tính chúng tôi thấy rằng đã bước đầu trang bị cho người học một số cách thức khai thác nội dung thực tiễn khi tiếp cận kiến thức môn học để gắn những hiểu biết của bản thân về môn học vào những tình huống thực tiễn thích hợp với họ. Các cách thức thực hiện việc khai thác nội dung thực tiễn được người học tiếp cận một cách say sưa, tích cực. Việc khai thác các bài toán thực tiễn trong môn học theo tuyến các bài toán thực tiễn được thể hiện trong chương trình Toán lớp 10 hiện hành được HS quan tâm hơn trước.
Như vậy, qua quá trình quan sát trên các giờ học, các buổi thảo luận của HS, qua các phiếu điều tra sơ bộ HS về hứng thú của họ trong học tập toán với việc tăng cường vận dụng kiến thức môn này vào thực tiễn, chúng tôi thấy rằng hứng thú, sự
hiểu biết của HS về vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn bộc lộ rõ. Đây là một trong những thành công bước đầu trên con đường thực hiện những yêu cầu cần đạt trong học Toán cho HS lớp 12 theo định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn.