7. Những đóng góp của luận văn
3.3.2. Các hình thức triển khai nội dung thực nghiệm
Hiệu quả của việc dạy học môn toán lớp 10, 12 theo vận dụng năng lực toán học vào thực tiễn chúng tôi đánh giá theo cơ sở:
- Sự hiểu biết của HS về kiến thức của tiết học.
- Khai thác mối liên hệ giữa Toán học và thực tiễn được lồng ghép trong dạy học chính khoá, thường được thực hiện khi đặc biệt hoá kiến thức, chữa bài tập cho HS.
- Hứng thú của HS đối với các hoạt động khai thác các ứng dụng của kiến thức môn học.
- Sự tham gia tích cực của HS trong các hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt động tìm tòi mô hình toán học của tình huống thực tiễn.
Để đánh giá các nội dung trên, chúng tôi sử dụng các công cụ:
+ Kiểm tra: Nhằm đánh giá mức độ lĩnh hội bài học của HS qua các tiết học. Kiểm tra kiến thức của từng cá nhân lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra tự luận. Nội dung bài kiểm tra dựa vào các bài tập trong SGK và có thêm một số câu hỏi để HS thể hiện suy nghĩ trong đầu bằng hình ảnh liên quan đến ý nghĩa của các kiến thức được học.
+ Quan sát trong lớp học: Được sử dụng nhằm mục đích tiếp nhận thông tin phản hồi của HS về việc tiếp thu kiến thức và những tương tác giữa GV - HS , HS - HS và HS với các kiến thức về năng lực toán học. Xem xét các tư liệu đã tập hợp để
có cái nhìn bao quát về các dữ liệu, có bức tranh chung về cách HS học tập, giao tiếp với GV, bạn bè... Dữ liệu thu thập trong quan sát được phân tích cùng với các dữ liệu thu được qua phiếu hỏi.
+ Phỏng vấn: Để có thông tin về tác động của việc dạy học môn toán lớp 10 theo vận dụng năng lực toán học vào thực tiễn, thực hiện phương pháp phỏng vấn. Những phỏng vấn này được tiến hành theo cách trò chuyện hoặc hỏi qua phiếu với những câu hỏi định hướng, kết hợp quan sát những biểu hiện bên ngoài của đối tượng. Kết quả phỏng vấn được xử lý và được phân tích định tính.
+ Để xử lý số liệu sử dụng phương pháp thông kê toán học
+ Đánh giá kết quả thực nghiệm về các mặt: định tính, đinh lượng, giải thích kết quả và làm rõ nguyên nhân.