7. Những đóng góp của luận văn
2.1.1. Tìm hiểu bài toán có nội dung thực tiễn trong chương trình và SGK Toán THPT
2.1 Bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn dựa vào việc khai thác tiềm năng các chủ đề học tập bộ môn toán THPT ban cơ bản thác tiềm năng các chủ đề học tập bộ môn toán THPT ban cơ bản
2.1.1. Tìm hiểu bài toán có nội dung thực tiễn trong chương trình và SGK Toán THPT THPT
Tác giả Trần Thúc Trình có ý kiến: “Hiện nay trong các SGK và bài tập còn quá ít các bài toán thực tế. Điều này cần nhanh chóng khắc phục” [35, tr.37], đó là nhận định đúng.
Qua nghiên cứu chương trình Toán THPT Hiện hành, chúng tôi thấy:
- Các bài tập, ví dụ trong SGK môn Toán [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], chủ yếu có hai loại bài toán, đó là bài toán Toán học thuần túy và bài toán có nội dung thực tiễn. Đặc biệt trong SGK hạn chế hơn so với sách bài tập. Cụ thể:
+ Hình học 10 tổng cộng có 8 bài tập, 9 ví dụ. + Hình học 11, 0 bài tập, 8 ví dụ.
+ Hình học 12, 0 bài tập, 6 ví dụ. + Đại số 10, có 57 bài tập, 18 ví dụ.
+ Đại số và Giải tích 11, có 49 bài tập và 32 ví dụ. + Giải tích 12 có 2 bài tập và 6 ví dụ.
- Những chủ đề kiến thức có nhiều bài toán, ví dụ có nội dung thực tiễn phải kể ra ở đây là: Tập hợp, mệnh đề, Hàm số bậc hai, Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, Bất đẳng thức Cô si, Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, Phương trình, Bất phương trình, Hệ phương trình, Hệ bất phương trình bậc hai, Cấp số, Xác suất và biến cố, Lôgarit, Đạo hàm và cực trị, Hình học không gian.
- Toán học là công cụ tốt để học tốt các môn học khác gần gũi với thực tiễn hơn, chẳng hạn như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Địa lí... Chính vì vậy, để làm rõ vai trò của Toán học với các môn học đó, chúng ta cần tận dụng, liên hệ,
lồng ghép giữa chúng trong những bài toán, điều này không chỉ giúp HS nắm vững kiến thức toán, kiến thức của những môn học đó mà còn có ý nghĩa vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chẳng hạn, Ý nghĩa vật lí của đạo hàm là xác định vận tốc, gia tốc tức thời của chuyển động, cường độ tức thời của dòng điện [10, tr.153].
Có thể nói, bất cứ nội dung nào trong chương trình môn Toán THPT đều ít nhiều có tiềm năng khai thác ứng dụng thực tiễn, tuy nhiên số lượng ví dụ và bài tập còn ít. Đặc biệt là có nhiều phần nội dung rất có tiềm năng khai thác vận dụng kiến thực vào thực tiễn, đồng thời các ví dụ và bài tập thực tiễn cơ bản là những bài toán có tình huống giả định, điều này tạo điều kiện thuận lợi rất lớn để bồi dưỡng năng lực THH cho HS. Ngược lại, một số phần nội dung còn rất hạn chế về bài toán ứng dụng thực tiễn, chẳng hạn là Hình học 10, Hình học 11, kiến thức nội dung của những phần hình học là hết sức thiết thực với cuộc sống, tuy nhiên không có những bài toán thực tiễn phần nào khiến cho Hình học trở lên khó đối với HS, đồng thời cũng đặt ra cho chúng ta vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, đưa vào những bài toán thực tiễn để đưa hình học gần gũi, thân thiện với HS hơn.