Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT ban cơ bản​ (Trang 28 - 32)

7. Những đóng góp của luận văn

1.3.3. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THPT

trong các tình huống thực tế dưới dạng đã được phát biểu sẵn thành một bài toán thực tế. Như vậy, mặc dù vẫn được coi là rèn luyện kỹ năng Toán học hoá tình huống thực tế, nhưng thực chất chỉ là rèn luyện bước (b2). Các tình huống thực tế để rèn luyện bước (b1) ít được quan tâm xây dựng và khai thác [26].

1.3.3. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THPT THPT

Mối quan hệ biện chứng giữa Toán học và thực tiễn được xác định đó là Toán học bắt nguồn từ thực tiễn và trở về phục vụ thực tiễn. Mối quan hệ đó cũng biểu hiện quy luật nhận thức: “Từ tư duy trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng để nhận thức chân

lý” [19]. Một yêu cầu quan trọng đối với việc dạy Toán trong nhà trường phổ thông là làm sáng tỏ nguồn gốc thực tiễn của Toán học và đặc biệt là ứng dụng đa dạng, phong phú của nó vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Biết và có thể ứng dụng các kiến thức lĩnh hội được vào thực tiễn trở thành một đòi hỏi tất yếu đối với HS. Chính vì vậy, trong chương trình Toán phổ thông ở nước ta từ trước đến nay yêu cầu tăng cường ứng dụng được đặt ra ngày càng rõ ràng và cụ thể.

Trong phương pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động “Dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “Học” được cuốn hút vào các hoạt động do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức kỹ năng đó, không dập theo một khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này, GV không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia, năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho HS.

- Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học ?

Phương pháp dạy học là con đường để đạt mục đích dạy học. Ở Việt Nam, thực trạng dạy và học theo lối mòn thụ động nội dung không sát với thực tế. Đổi mới không có nghĩa là bỏ cái cũ mà phải dựa trên cái cũ và khai thác các ưu điểm phù hợp với yêu cầu mục đích mới. Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ

động. Chỉ có thế đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể tạo lớp người lao động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.

- Những đổi mới về mục tiêu, nội dung giáo dục THPT:

THPT là bậc học cuối cùng của bậc phổ thông, chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. HS THPT phải có những giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống phù hợp với mục tiêu luật giáo dục, có những kiến thức phổ thông cơ bản gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương, có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống bản thân, gia đình và cộng đồng.

Để phục vụ mục tiêu trên, nội dung chương trình THPT được thiết kế theo hướng giảm lý thuyết kinh viện, tăng tính thực tiễn thực hành, bảo đảm vừa sức, khả thi, giảm số tiết học trên lớp, tăng thời gian tự học và hoạt động ngoại khoá. Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW), đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay (dẫn theo [7]) là tích

cực hoá hoạt động học tập của HS, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho HS tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo; nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.

Theo định hướng trên, cần kế thừa và phát triển những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống đồng thời áp dụng những phương pháp hiện đại thích hợp. Để thực hiện định hướng trên đòi hỏi người GV cần phải :

1.Xác lập vị trí chủ thể của người học, đảm bảo tính tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo của hoạt động học tập được thể hiện độc lập.

2.Tri thức được cài đặt trong những tình huống có dụng ý sư phạm. 3.Dạy việc học, dạy tự học thông qua toàn bộ quá trình dạy học.

4. Tự tạo và khai thác những phương tiện dạy học để tiếp nối và gia tăng sức mạnh của con người.

5.Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học.

6. Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết kế, uỷ thác, điều khiển và thể chế hoá.[7]

1.3.4. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tăng cường bồi dưỡng năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn ở trường THPT

Với chương trình đổi mới, yêu cầu tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn tiếp tục được đặt ra và nhấn mạnh hơn. Nghị quyết của Quốc hội (Khóa 13, kỳ họp thứ 8) về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong phần mục tiêu của đổi mới có nêu yêu cầu: “...tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống...”. Mục tiêu của giáo dục phổ thông trong chương trình mới có yêu cầu: “... HS có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống bản thân và cộng đồng...”. Một số yêu cầu đối với việc xây dựng chương trình mới các môn học trường THPT cũng có nêu: "Tăng cường thực hành ứng dụng, chú trọng hơn tới việc rèn luyện năng lực thực hành, ứng dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tiễn học tập và cuộc sống cho HS".

Trong các yêu cầu đặt ra cho việc biên soạn SGK mới THPT mới cũng nêu: “Tăng cường các kiến thức có nhiều khả năng ứng dụng, coi trọng thực hành thực nghiệm, chú ý các mối quan hệ giữa kiến thức lí thuyết với thực hành...”.

Việc đổi mới giáo dục phổ thông đã và đang được thực hiện với một quyết tâm và cố gắng lớn. Các cơ quan nhà nước quan trọng như Quốc hội, Chính phủ đều đưa ra những văn bản chỉ đạo; nhiều tổ chức chuyên trách được thành lập để thực hiện các công việc chủ chốt (như các dự án: Dự án giáo dục Phổ thông, dự án phát triển giáo dục THPT… C h ư ơ n g trình, nội dung SGK mới được rất nhiều nhà Toán học, nhà khoa học giáo dục có uy tín quan tâm. Những yếu kém trong chương

được cố gắng khắc phục trong các SGK mới. Tác giả Tôn Thân - chủ biên SGK Toán cũng nêu lên rằng: “Học toán và ứng dụng Toán học ngay trong đời sống hàng ngày là vấn đề được chúng tôi chú ý khai thác. Chẳng hạn khi học về “Tỉ số phần trăm” các em giải thích được thế nào là tiền lãi, tiền vốn của người bán hàng ; lãi suất tiết kiệm khi gửi ngân hàng ; phần trăm học sinh khá giỏi cuối năm học; tăng giảm dân số của phường, xã…

Với những quan điểm về đổi mới giáo dục môn Toán THPT đã nêu ở trên, tập thể tác giả SGK Toán THPT đã biên soạn sách theo các định hướng sau:

- Bám sát chương trình môn toán do Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Hỗ trợ hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS theo hướng chủ động, tự nhận thức, tự giải quyết. Coi trọng yếu tố phương pháp trong cách trình bày, chú ý tạo tình huống có vấn đề, hướng dẫn để HS tự mình tìm ra kiến thức, góp phần rèn luyện năng lực tự học cho HS;

- Về nội dung: Giảm hẳn tính kinh viện, tăng những nội dung gần gũi với đời sống hiện đại và thực sự có ích đối với đa số học sinh;

- Về thực hành và giải toán: Chú trọng rèn luyện cho HS khả năng thực hành, khả năng giải quyết những bài toán có nội dung thực tiễn, nâng cao kĩ năng giải toán và ứng dụng toán học vào các môn học khác; rèn luyện cho HS biết cách giải quyết các tình huống; cân nhắc các giải pháp cũng như xét đoán tính hợp lí của giải pháp và của lời giải; tăng cường việc sử dụng máy tính bỏ túi để giảm nhẹ những khâu tính toán không cần thiết;

- Về hình thức trình bày: Dễ học hơn, hấp dẫn hơn, phù hợp hơn với tâm lí của lứa tuổi HS THPT, tạo điều kiện cho HS có thể tự học. Do đó sách có nhiều sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh minh hoạ, câu đố vui, bài toán thực tiễn ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT ban cơ bản​ (Trang 28 - 32)