7. Những đóng góp của luận văn
2.2.1. Sử dụng bài tập tình huống thực tiễn để gợi động cơ học tập
Khi làm bất kỳ việc gì con người đều có động cơ để thực hiện. Trong học tập cũng vậy, muốn cho HS quan tâm, chú ý, lĩnh hội kiến thức người thầy phải làm thế nào đó thu hút được sự chú ý của HS, để HS thấy được sự quan trọng, cần phải học kiến thức hôm nay. Do đó, muốn HS phát triển năng lực THH tình huống thực tiễn, người thầy phải cho HS tiếp cận với tình huống thực tiễn. Bao giờ thực tiễn cũng hấp dẫn HS bởi ý nghĩa của thực tiễn là làm gì, học gì cũng phải phục vụ cho thực tiễn. Theo Nguyễn Bá Kim thì động cơ là một trong bốn thành tố của phương pháp dạy học [22, tr.123]; có thể nói động cơ là "chất xúc tác" cho "phản ứng" hoạt động. Do đó, việc khêu gợi động cơ, ý thức tham gia hoạt động là vấn đề được đặt ra hàng đầu trong quá trình hình thành và phát triển năng lực THH tình huống thực tiễn cho người học.
* Ý nghĩa của hoạt động:
Dùng để kích hoạt và thúc đẩy hoạt động THH tình huống thực tiễn ở HS, từ đó hình thành và phát triển năng lực THH tình huống thực tiễn của người học. * Đề xuất cách sử dụng biện pháp:
Trong chương trình môn Toán trường THPT, các tri thức có nguồn gốc từ thực tiễn thường là các khái niệm, các định lý toán học. Khai thác nguồn gốc thực tiễn của
các tri thức này sẽ gợi được động cơ trực tiếp cho việc tiếp thu các tri thức toán học cần truyền thụ. Mặt khác, thông qua đó giúp cho HS thấy được “địa hạt” ứng dụng thực tế của các tri thức toán học. Từ đó, dần dần hình thành cho HS động cơ hoạt động vận dụng toán học vào thực tiễn đời sống.
Ví dụ 2.11: Chẳng hạn, khi dạy về Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số, chúng
tôi thiết kế bài toán gợi động cơ như sau:
Công ty vận tải hành khách Triệu Phố, Thanh Miện chuyên tuyến Bến xe Bến Trại-Bến xe Gia Lâm đi từ Thanh Miện, Hải Dương lên Gia Lâm, Hà Nội và ngược lại. Giá vé được niêm yết là 50000 đồng/ lượt người. Mỗi tháng công ty chuyên chở khoảng 10000 lượt khách. Do chi phí tăng cao, công ty dự định tăng giá vé, tuy nhiên, nếu tăng giá vé thêm 10 000 đồng thì số lượt hành khách giảm khoảng 500 người. Hỏi công ty phải tăng giá vé thêm bao nhiêu để lợi nhuận thu về là lớn nhất?
Tình huống được đưa về bài toán: “Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
2 8
7500 5.10 20
x
P x x ” . (Đáp số: x75000)
Bài toán trên mô tả một tình huống thực trong cuộc sống hiện nay và rất hấp dẫn. HS thấy được diễn biến xung quanh, tò mò tìm cách giải quyết, và tin rằng có thể giải quyết được bằng cách nào đó. GV dễ dàng thu hút HS về phía mình để truyền thụ kiến thức về giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, về tam thức bậc hai. Mặt khác, sau bài toán tình huống này, HS sẽ áp dụng tính toán từ những tình huống hay gặp như bán hàng, kinh doanh, ...Chúng tôi dự kiến sử dụng bài toán để gợi động cơ khi HS học về tam thức bậc hai ở lớp 10, hoặc giá trị lớn nhất nhỏ nhất ở lớp 12 THPT.
Ví dụ 2.12: Khi dạy về Bất đẳng thức Cô si, chúng tôi mở bài bằng tình huống như sau:
“Tan học, An vừa đi học về đến sân đã thấy bố An ngồi trầm tư trước đống lưới quây ở giữa sân. Chào bố xong, An liền hỏi: “Bố có việc gì vậy ạ?” Bố An vừa chỉ tay ra mảnh vườn bên trái nhà vừa nói: “Bố vừa mua 40 mét lưới, định quây thành một quây hình chữ nhật để nuôi gà, nhưng không biết quây thế nào để được diện tích là lớn nhất”. Chợt nhớ ra bài học chiều nay của cô giáo, An nhanh nhảu: “Bố yên tâm để con tính cho ạ!” Đố em bạn An đã làm như thế nào?
Rõ ràng đây là một tình huống thực, tình huống đã đặt HS vào vị trí cần phải giải quyết. Bằng kiến thức trước đó HS chưa giải quyết ngay được, nhưng bằng linh cảm, họ nghĩ rằng có thể giải quyết được, bằng cách nào đó, cái cách mà bạn An trong tình huống làm được. Nếu giải quyết được tình huống thì HS sẽ cảm thấy việc học tập có ích trong cuộc sống. Mặt khác, HS sẽ tìm tòi lời giải đáp.
Sau khi hướng dẫn HS định lí Cô si, HS sẽ chuyển hóa được tình huống về mặt Toán học: Tìm hai số dương x,y, có tổng x y 20 sao cho tích xylà lớn nhất. (Đáp số x y 10)
Động cơ của tình huống thể hiện ở nhiều mặt, thứ nhất, tình huống là tình huống có thật ngoài đời sống của chúng ta, thứ hai, tình huống đặt ra vấn đề có thể giải quyết được, thứ ba, giải quyết được tình huống khiến cho HS thấy được ý nghĩa của toán học trong cuộc sống của mình. Ngoài ra, tình huống góp phần củng cố cho việc nhớ và nắm chắc kiến thức.
Nếu cài đặt được nhiều tình huống như trên, sẽ gây được hứng thú cho hoạt động THH của HS, và nếu duy trì được một cách thường xuyên thì đến một lúc nào đó, sẽ hình thành năng lực THH một cách tự nhiên.
Theo chúng tôi, cách gợi động cơ hiệu quả nhất là phải thiết kế những tình huống phù hợp với bài dạy, hấp dẫn cả về hình thức và cuốn hút về nội dung.