Khảo sát thực trạng Bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT ban cơ bản​ (Trang 32 - 35)

7. Những đóng góp của luận văn

1.4. Khảo sát thực trạng Bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn ở

tiễn ở trường THPT

Toán học có nguồn gốc thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, việc vận dụng Toán học vào thực tiễn luôn được xác định là có vai trò quan trọng và rất cần thiết. Luật Giáo dục năm 2005, điều 28.2 đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn...”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trong một thời gian dài trước đây và cũng như ở thời điểm hiện tại, việc tăng cường liên hệ kiến thức môn Toán với thực tiễn ở các cấp học nói chung và ở cấp THPT nói riêng chưa được quan tâm chu đáo và thể hiện đúng mức; chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tình hình chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề liên hệ, vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn trong dạy học Toán đã được nhiều nhà giáo dục chú ý. Hai tác giả Phạm Văn Hoàn, Trần Thúc Trình cho rằng việc giảng dạy toán còn thiên về sách vở, hướng việc dạy toán về việc giải nhiều loại bài tập mà hầu hết không có nội dung thực tiễn [18]. Tác giả Trần Kiều thì nhận xét rằng việc dạy và học toán trong nhà trường hiện nay ở nước ta đang rơi vào tình trạng quá coi nhẹ thực hành và ứng dụng Toán học vào cuộc sống [21]. Trong quá trình nghiên cứu việc xây dựng chương trình tiểu học đã có ý kiến: “Các khâu thực hành ứng dụng, nhất là ứng dụng vào các vấn đề thực tiễn chưa được coi trọng đúng mức. Nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống ít có cơ hội để rèn luyện”. Giáo sư Hoàng Tụy cũng có nhận xét là trong dạy học toán ở nước ta hiện nay có tình trạng chuộng cách dạy nhồi nhét, luyện trí nhớ, dạy mẹo vặt để giải những bài tập khó, chẳng giúp ích gì mấy để phát triển trí tuệ mà làm cho HS thêm xa rời thực tế, mệt mỏi và chán nản.

Trong thực tế giảng dạy toán ở trường THPT, chúng tôi có nhận định rằng hiện nay việc liên hệ vận dụng Toán học vào thực tiễn trong quá trình dạy học toán hầu như các GV ít quan tâm. Qua tìm hiểu thì điều quan trọng là dạy làm sao để HS giải được càng nhiều bài tập càng tốt. Rõ ràng đây là một quan niệm sai lầm, thiếu tính sư phạm và hậu quả là HS chỉ làm được trên sách vở còn ra thực tế cuộc sống thì rất lúng túng. Thực tế có những HS khi làm bài toán tính thể tích khi biết hình dạng, kích thước của hình hộp chữ nhật nhưng khi yêu cầu tính thể tích để đổ bao nhiêu lít nước vào bể thì các em học sinh bị vướng mắc khi áp dụng. Nhiều ý kiến của GV cũng xác nhận rằng hiện nay nói chung HS phổ thông có những yếu kém về liên hệ, vận dụng Toán học vào thực tiễn, cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ, quan

niệm...các em thường ngần ngại và gặp khó khăn khi giải các bài toán có nội dung thực tiễn; nhiều em lúng túng khi vận dụng những kiến thức Toán học đơn thuần vào các tình huống thực tế như tính nhẩm, ước lượng, đo đạc...

Vấn đề liên hệ vận dụng Toán học vào thực tiễn chưa được coi trọng đúng mức có nhiều nguyên nhân. Theo quan điểm của chúng tôi thì có những nguyên nhân chính như sau:

Một là: Do áp lực về thi cử, lo sợ thiếu thời gian hoặc do ý thức của GV mà khi dạy học toán hầu như GV chỉ lo dạy kiến thức Toán học thuần tuý mà SGK nêu ra để phục vụ cho việc giải các bài tập toán mà ít quan tâm đến sự liên hệ giữa kiến thức Toán học với thực tiễn. Khi dẫn dắt để HS đi đến và nắm được kiến thức mới, có nhiều tình huống đơn giản để GV lồng ghép kiến thức thực tế với kiến thức Toán học giúp cho HS dễ hiểu, dễ nhớ nhưng nhiều GV lại không vận dụng.

Sau khi học xong mỗi tiết lý thuyết thường có tiết luyện tập. Trong tiết luyện tập, nhiều GV chỉ giảng dạy bằng cách chữa các bài tập thuần tuý, chưa làm nổi bật được mối quan hệ biện chứng giữa các bài tập này với các bài tập khác; giữa những kiến thức đang học với kiến thức cũ, giữa kiến thức môn Toán với các môn học khác. Những bài tập có nội dung gắn với thực tiễn như nói về một địa danh, một nhân vật lịch sử,một sự kiện lịch sử,...đều có những ý nghĩa nhất định nhưng có khi GV lại bỏ qua những ý nghĩa đó. Chẳng hạn, khi học về tính chất có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng (trang 46 sách giáo khoa Hình 11) có hình vẽ 2.9 Cửu đỉnh ở Hoàng Thành Huế. Sau khi hoàn thành bài thì GV cần phải giới thiệu về Cửu đỉnh ở Hoàng Thành Huế chứ không được bỏ qua. Do GV trong quá trình giảng dạy ít quan tâm đến sự liên hệ kiến thức Toán học với thực tiễn nên HS ít được rèn luyện vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề liên quan trong thực tế. Nhiều HS khi gặp các bài toán có nội dung liên quan đến thực tế hoặc các tình huống thực tế cần vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết thường rất lúng túng, không biết cách giải quyết tình huống như thế nào cả.

Một lý do nữa mà GV ngại liên hệ kiến thức môn Toán với thực tiễn đó là phông kiến thức cơ bản về các môn học khác, các lĩnh vực khác của một số GV toán THPT chưa tốt.

Hai là: Do ảnh hưởng trực tiếp của SGK và tài liệu tham khảo. Trước đây cũng như hiện nay sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo chưa thực sự quan tâm đúng mức, thường xuyên tới việc làm rõ mối liên hệ với thực tiễn ngoài Toán học; nhằm bồi dưỡng cho HS ý thức và năng lực vận dụng những hiểu biết Toán học vào việc học tập các môn học khác, giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống lao động sản xuất. Bên cạnh đó, nói là giảm tải chương trình sách giáo khoa nhưng có nhiều bài có số lượng mang nội dung thuần tuý Toán học cũng như kiến thức dành cho mỗi tiết học là khá nhiều làm cho GV vất vả trong việc hoàn thành kế hoạch bài giảng. Dĩ nhiên, muốn ứng dụng được vào cuộc sống thì nhất thiết HS phải có những hiểu biết nhận định về kiến thức, kỹ năng Toán học. Nhưng với sự liên hệ quá ít như vậy sẽ không làm rõ được vai trò công cụ của Toán học đối với các lĩnh vực khác và gây cho HS hiểu nhầm rằng học toán là chỉ để giải bài tập toán, từ đó HS sẽ không có được ý thức vận dụng Toán học vào thực tiễn.

Ba là: Chương trình và cách thức đào tạo ở các trường sư phạm cũng chưa chú trọng đến việc liên hệ kiến thức môn Toán với thực tiễn. Khi đang ngồi trên giảng đường, các GV tương lai cũng chỉ học toán trong những bức tường và cũng luyện hết dạng này đến dạng khác để phục vụ thi cử cho tốt thì sau khi tốt nghiệp, họ lại giảng dạy cho HS của mình như những gì họ đã được học ở trường Sư phạm.

Tóm lại, sự yếu kém của HS về khả năng liên hệ, vận dụng Toán học vào thực tiễn có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chiến lược về Giáo dục - Đào tạo của Nhà nước và ý thức của người GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT ban cơ bản​ (Trang 32 - 35)